Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ (Tiếp)

Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ (Tiếp)

Kiến thức:

 Học sinh thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng toạ độ

2. Kĩ năng:

 Biết vẽ hệ trục toạ độ, biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.

3. Thái độ:

 Thấy được mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán

II/ Đồ dùng dạy học:

GV: SGK-thước thẳng-com pa-phẫn mầu-bảng phụ

HS: SGK-thước thẳng có chia khoảng-giấy kẻ ô vuông.

III/ Phương pháp dạy học:

- Phương pháp thảo luận nhóm, phân tích.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy:
tiết 31: Mặt phẳng toạ độ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Học sinh thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng toạ độ
2. Kĩ năng:
 Biết vẽ hệ trục toạ độ, biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
3. Thái độ:
 Thấy được mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK-thước thẳng-com pa-phẫn mầu-bảng phụ
HS: SGK-thước thẳng có chia khoảng-giấy kẻ ô vuông.
III/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp thảo luận nhóm, phân tích.
Phương pháp so sánh.
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2. Khởi động mở bài:
Kiểm tra (6 phút)
	HS1: Cho hàm số 
	Điền số thích hợp vào ô trống:
x
-5
-3
-1
1
3
5
15
y
	? x và y là 2 đại lượng như thế nào.
- GV đánh giá, nhận xét và cho điểm. 
3. Các hoạt động:
3.1 Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
 - Mục tiêu: HS nhận biết được cặp số được biểu diễn trong tự nhiên
	- Đồ dùng: Bảng phụ bài toán 1 SGK - 54; MTBT
 - Thời gian: 7 phút.
	- Tiến hành:
-GV đưa bản đồ địa lý VN lên bảng và giới thiệu VD1
-Gọi học sinh đọc toạ độ của một số địa điểm khác
-Cho học sinh đọc VD2 (SGK)
? Số ghế H1 cho ta biết điều gì 
-GV yêu cầu HS lấy thêm VD trong thực tế
GV (ĐVĐ) -> chuyển mục
Học sinh lên bảng quan sát và đọc toạ độ địa lý của một vài địa điểm
Học sinh đọc VD2 (SGK)
Học sinh trả lời câu hỏi
->Giúp chúng ta xác định vị trí chỗ ngồi của người có tấm vé này
1. Đặt vấn đề:
3 2. Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ 
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là mặt phẳng toạ độ? .
- Đồ dùng: Bảng phụ trình bày hệ trục toạ độ; giấy kẻ ô vuông.
- Thời gian: 10 phút.
- Tiến hành:
-GV giới thiệu về mặt phẳng toạ độ
(GV hướng dẫn học sinh vẽ hệ trục toạ độ)
 GV kết luận.
Học sinh nghe giảng, vẽ hệ trục toạ độ Oxy theo hướng dẫn của giáo viên
Học sinh đọc phần chú ý (SGK)
2. Mặt phẳng toạ độ:
+ Ox, Oy: các trục toạ độ
+ Ox: trục hoành
+ Oy: trục tung
+ O: gốc toạ độ
*Chú ý: SGK
3.3. Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mạt phẳng toạ độ.
- Mục tiêu: HS ch biểu diễn cặp số (x ; y ) trên mặt phẳng toạ độ
- Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ? 1; giấy kẻ ô vuông.
- Thời gian: 12 phút
- Tiến hành:
-GV yêu cầu học sinh vẽ một hệ trục toạ độ
-GV lấy điểm P ở vị trí tương tự h.17 (SGK)
-GV thực hiện các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P và cách ký hiệu, cách đọc
-Cho học sinh làm BT32 (SGK
? Có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N, P và Q.
-GV yêu cầu học sinh làm ?1 (SGK)
? Viết toạ độ của gốc O.
-GV cho học sinh xem h.18 và nhận xét (SGK)
? H.18 cho ta biết điều gì. Nhắc ta điều gì ?
 - GV kết luận
Học sinh vẽ trục toạ độ vào vở
-Một học sinh lên bảng vẽ
Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên và nghe giảng
-Học sinh quan sát h.19 
(SGK) 
+ Đọc toạ độ các điểm M, N, P, Q rồi rút ra nhận xét
Học sinh thực hiện ?1 vào vở
HS: O(0; 0)
Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
3. Toạ độ của 1 điểm....
Điểm P có toạ độ (1,5; 3)
Ký hiệu: P(1,5; 3)
trong đó: 1,5: hoành độ của P
 3 : tung độ của P
Bài 32 (SGK)
a) M(-3; 2); N(2; -3)
b) P(0; -2); Q(-2; 0)
?1: 
3.4. Hoạt động 4: Luyện tập - củng cố
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải bài tập 1
- Đồ dùng: Bảng phụ bài toán 33 SGK.
- Thời gian: 8 phút
- Tiến hành:
-GV cho học sinh làm BT33 (SGK)
-Vẽ hệ trục Oxy, biểu diễn các điểm A(3; -1/2) và B(-4; 3/4) trên mặt phẳng toạ độ
-Vậy muốn xác định được vị trí của 1 điểm trên mp ta cần biết điều gì ?
 GV kết luận
Học sinh đọc đề bài và làm BT 33 (SGK)
Một HS lên bảng biểu diễn điểm A và B trên mặt phẳng toạ độ
HS: ta cần biết được hoành độ và tung độ của điểm đó trên mặt phẳng toạ độ
Bài 33 (SGK)
4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Học bài và nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của 1 điểm
BTVN: 34, 35 (SGK) và 44, 45, 46 (SBT)
Hướng dẫn bài tập 34:
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ có toạ độ(0 ; y)
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ có (x ; 0)
Ngày dạy: Ngày giảng:
Tiết 32 : luyện tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Học sinh tiếp tục thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng toạ độ
2. Kĩ năng: 
 Học sinh có kỹ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. Biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK-thước thẳng-com pa-phẫn mầu-bảng phụ
HS: SGK-thước thẳng có chia khoảng-giấy kẻ ô vuông.
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp thảo luận nhóm, phân tích.
- Phương pháp quan sát.
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức: 
 Kiểm diện HS.
 2. Khởi động mở bài: Kiểm tra (8 phút)
	HS1: Chữa BT 35 (SGK)
	HS2: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu vị trí các điểm 
A(2; -1,5), B(-3; 3/2), C(0; 1) và D(3; 0)
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm
3. Các hoạt động.
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thúc vào giải các bài liên quan đến mặt phẳng toạ độ.
- Đồ dùng: Bảng phụ bài tập 34.
- Thời gian: 35 phút
- Tiến hành:
-Qua bài tập phần kiểm tra, hãy cho biết:
? Một điểm bất kỳ trên trục hoành thì có tung độ bằng bao nhiêu.
?Một điểm bất kì trên trục tung thì có hoành độ là.
-GV yêu cầu học sinh đọc và làm BT 37 (SGK)
?Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên.
? Các điểm có toạ độ là các cặp số trên nằm ở góc phần tư nào của mặt phẳng toạ độ.
? Hãy nối 5 điểm A, B, C, D, O Có nhận xét gì về 5 điểm này.
- Gọi HS trình bày; GV đánh giá và bổ sung
- Cho HS làm bài tập 50
-Vẽ hệ trục toạ độ và đường phân giác của góc phần tư thứ I và thứ III ?
-Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2 ?
? Điểm A có tung độ là.
- Gọi HS trình bày; GV đánh giá và bổ sung
- Cho HS làm bài tập 38
? Muốn biết chiều cao của từng bạn ta làm như thế nào .
? Muốn biết số tuổi của từng bạn ta làm như thế nào.
-GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của BT 38
 GV kết luận.
Học sinh đọc đề bài BT 34 rồi trả lời các câu hỏi của BT
- Học sinh đọc đề bài , quan sát bảng giá trị rồi viết ra các cặp giá trị tương ứng (x; y)
HS: Các điểm đó nằm ở góc phần tư thứ I. Vì có tung độ và hoành độ đều dương
-Một HS lên bảng biểu diễn các điểm A, B, C, D trên hệ trục toạ độ
-Học sinh vẽ hình theo yêu cầu của giáo viên
- HS làm bài tập 50
HS xác định điểm A và nhận xét được điểm A có tung độ bằng 2
+ Hoành độ bằng 2
- HS cùng giải và nhận xét.
- HS làm bài tập 38
+ Quan sát hệ trục toạ độ và tìm điểm.
Học sinh nêu cách xác định chiều cao và số tuổi của các bạn
Dạng 1: Đọc và biểu diễn toạ độ điểm trên mặt phẳng toạ độ:
Bài 34 (SGK)
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0
Bài 37 (SGK)
a)(0; 0), (1; 2), (2; 4), (3; 6),
 (4; 8)
b)
Dạng 2: Bài tìm toạ độ điểm.
Bài 50 (SBT)
Bài 38 (SGK)
a)Đào là người cao nhất, cao 15 dm
b) Hồng là người ít tuổi nhất (11 tuổi)
c) Hồng cao hơn Liên (1 dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi)
4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Xem lại các dạng bài tập đã chữa
BTVN: 47, 48, 49, 50 (SBT)
Đọc trước bài: “Đồ thị hàm số y = ax”
Hướng dẫn bài tập 47 làm tương tự bài tập 37

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31 + 32.doc