Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1 - Hoạt động 1, 2: Hoạt động 1 thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1 - Hoạt động 1, 2: Hoạt động 1 thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới

. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội qui của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

II. Nội dung và hình thức:

1/ Nội dung:

- Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

2/ Hình thức:

- Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.

 

doc 44 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1 - Hoạt động 1, 2: Hoạt động 1 thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/9/2011
 Ngày dạy:08/9/2011 
Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG	
\Tiết 1- Hoạt động 1,2
Hoạt động 1
THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội qui của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
- Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
2/ Hình thức: 
- Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường.
Câu hỏi:
 Câu 1: Vì sao người học sinh phải biết và hiểu rõ nội quy nhà trường ?
Câu 2: Hãy nêu các mhiệm vụ chủ yếu của năm học mới ?
Câu 3: Nội quy nhà trường quy định những nhiệm vụ học tập của người học sinh như thế nào ?
Câu 4: Nội quy nhà trường quy định học sinh phải tự rèn luyện mình như thế nào ?
Câu 5: Hãy nêu những quy định mà nhà trường yêu cầu người học sinh phải thực hiện ?
2/ Học sinh:
- Tìm đọc trước các nội quy, quy định của nhà trường.
- Một số bài hát, bài thơ để trình bày trong hoạt động.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người
Thực hiện
Nội dung
Thời gian
Dẫn CT
Tổ trưởng và các thành viên
Các tổ tham gia
Dẫn chương trình và các tổ trưởng
Đại diện một số bạn
Dẫn CT
GVCN
* Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể bài “Lớp chúng ta kết đoàn”
- Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: (tìm hiểu nội quy nhiệm vụ năm học mới)
- Lớp trưởng đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học mới
- Các thành viên trong nhóm có thể hỏi thêm những chỗ chưa rõ, chưa hiểu.
- Nhóm trưởng ghi lại, giải thích hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi thảo luận 
- Người điều khiển phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu mỗi nhóm cử một thư ký ghi ý kiến thảo luận của nhóm.
- Nhóm trưởng nêu câu hỏi, các thành viên thảo luận, tìm ra đáp án của nhóm và ghi vào giấy khổ to.
* Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm dán giấy khổ to ghi kết quả thảo luận của nhóm lên vị trí quy định.
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, mời các thành viên trong lớp có ý kiến bổ sung.
- Người điều khiển đọc đáp án và đánh dấu vào những chỗ
trả lời đúng của các nhóm.
* Hoạt động 4: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ.
* Hoạt động cuối cùng:
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm dặn dò thêm, động viên học sinh thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường. 
3’
7’
10’
15’
8’
2’
Hoạt động 1
TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
I. Yêu cầu giáo dục:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1/ Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
2/ Hình thức:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Chủ nhiệm và cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp, người điều khiển và thư ký.
- Phân công người chuẩn bị phiếu.
- Phân công chuẩn bị văn nghệ, trang trí lớp.
- Một bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người
thực hiện
Nội dung
Thời
gian
Dẫn CT
GVCN
GVCN và các thành viên của lớp
GVCN và đội ngũ cán bộ lớp mới
Gíao viên CN
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- GVCN giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp: vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động.
- Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp.
- Cho học sinh phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu một cán bộ lớp.
* Hoạt động 2: Lựa chọn
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cả 3 phương án để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp.
- Cho học sinh tự xung phong: Học sinh nào thấy mình có đủ tiêu chuẩn làm cán bộ lớp, tổ hoặc cán sự chức năng thì xung phong.
- Cho học sinh lần lượt tự giới thiệu các bạn trong lớp vào các chức vụ. GVCN ghi tên các học sinh được giới thiệu lên bảng.
- GVCN đưa ra ý kiến lựa chọn trong số những học sinh tự giác nhận nhiệm vụ và những học sinh được giới thiệu trên, có thể chỉ định nếu thấy cần thiết đưa ra một đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh của lớp.
- Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng.
* Hoạt động 3: Trao nhiệm vụ
- Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, GVCN đọc tên từng học sinh, các em lên đứng thành hàng trước lớp.
- GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em
- Lớp trưởng thay mặt lớp phát biểu ý kiến.
* Hoạt động cuối cùng:
GVCN nhận xét kết quả hoạt động “Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò, nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ.
10’
15’
10’
10’
Ngày soạn:19/9/2011
 Ngày dạy:21/9/2011 
Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
\Tiết 2- Hoạt động 3,4
Hoạt động 3
NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.
- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
II. Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
- Ý nghĩa của tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của trường.
- Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
2/ Hình thức:
- Thi hỏi đáp và kể chuyện về truyền thống của trường.
- Thi đố vui và văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên :
- Một số tài liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường.
- Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường.
- Một số câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận gợi ý.
 + Bạn hãy nêu tóm tắt ý nghĩa tên trường ?
 + Trường ta được thành lập ngày tháng năm nào ?
 + Hiện nay trường ta có bao nhiêu lớp ? Bao nhiêu thầy cô giáo ?
 + Ban giám hiệu nhà trường hiện nay gồm những ai ?
 + Truyền thống nổi bật của nhà trường là gì ?
 + Bạn sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ?
2/ Học sinh:
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Tự sưu tầm, tìm hiểu trước về truyền thống nhà trường.
- Cử lớp trưởng điều khiển chương trình hoạt động và thảo luận.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người
thực hiện
Nội dung
Thời
gian
Lớp trưởng
GVCN và
các em học sinh
Dẫn CT và các bạn 
trong lớp
Tập thể lớp
Lớp trưởng
* Hoạt động mở đầu:
- Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động.
- Mời giáo viên chủ nhiệm nói chuyện về truyền thống nhà trường.
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- Học sinh nghe giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- Học sinh hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi.
- Học sinh vận dụng các kiến thức vừa được nghe giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời, hoặc nêu thêm ý kiến cùng cả lớp trao đổi ?
- Các học sinh khác bổ sung thêm.
- Lớp trưởng nêu đáp án.
* Hoạt động 3: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt mời các cá nhân hoặc nhóm học sinh đã được chuẩn bị lên trình diễn các tiết mục.
* Hoạt động cuối cùng:
- Lớp trưởng nhận xét kết quả hoạt động.
8’
7’
15’
10’
5’
Hoạt động 4
	 TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Thuộc và biết hát được nhiều bài hát quy định.
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp:
 Kỹ năng tự tìm hiểu về các bài hát về truyền thống nhà trường.
 Kỹ năng tự tin khi hát các bài hát về truyền thống nhà trường.
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 Động não
 Hát theo nhóm
 Thảo luận
IV.Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
Tập các bài hát phổ biến và bài hát quy định học sinh THCS phải thuộc, ví dụ:
- Quốc ca (Văn Cao)
- Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh (Phong Nhã)
- Cùng nhau ta đi lên (Phong Nhã)
- Tiến lên đoàn viên (Phạm Tuyên)
- Bác Hồ, người cho em tất cả (Hoàng Long – Hoàng Lân)
- Lớp chúng ta kết đoàn (Mộng Lân)
2/ Hình thức:
Giáo viên cho học sinh viết một số bài hát sau đó GV tập hát cho các em.
V. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tập các bài hát quy định.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài hát quen thuộc.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Cử nhóm hát mẫu để giới thiệu bài hát.
2/ Học sinh:
- Sưu tầm các bài hát quen thuộc phục vụ trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Các bài hát trong sách âm nhạc lớp 6.
VI. Tiến hành hoạt động:
Người
thực hiện
Nội dung
Thời
gian
Dẫn CT và tập thể lớp
Dẫn CT
Dẫn CT, giáo viên dạy hát và tập thể lớp
Dẫn CT và GVCN
* Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể bài hát quen thuộc.
- Người điều khiển nêu lý do và chương trình hoạt động
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát
- Người điều khiển nêu tên các bài hát quy định mà học sinh phải thuộc.
- Học sinh bổ sung thêm.
Giới thiệu nhóm hát mẫu hát thử một số bài hát.
* Hoạt động 2: Học hát
- Người điều khiển lấy ý kiến lớp lựa chọn vài bài hát quy định để tập hát ngay tại lớp.
- Giới thiệu người dạy hát cho lớp.
- Người dạy hát cho lớp tập mỗi bài hát hai, ba lần cho học sinh quen nhạc.
- Người điều khiển yêu cầu mỗi học sinh về tự ôn luyện để thuộc các bài hát quy định.
* Hoạt động cuối cùng: Nhận xét, đánh giá
- Người điều khiển nhận xét tinh thần thái độ tham gia học hát của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- H­íng dÉn vÒ nhµ : 
ChuÈn bÞ chñ ®iÓm th¸ng 10 “ Ch¨m ngoan – häc giái ”
8’
10’
20’
7’
Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm.
Tốt: ..........; Khá: .........; Trung bình:..........; Yếu: .................
Ngày soạn:10/10/2011
 Ngày dạy:13/10/2011 
Chủ điểm tháng 10: Ch¨m ngoan häc giái	
\Tiết 3- Hoạt động 1,2
Hoạt động 1
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC 
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gởi học ... h niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. 
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu ban giám khảo và mời ban giám khảo lên bàn làm việc.
2. Kết nối:
* Hoạt động 1: Nghe báo cáo kết quả sưu tầm về ngày thành lập Đoàn 26/03.
- Dẫn chương trình: Mời bất kì 1 báo cáo viên ở bất kì tổ nào lên trình bày ngáy thành lập Đoàn 26/03 mà tổ và cá nhân đã chuẩn bị.
- Các bạn cuối lớp chú ý lắng nghe, sau khi báo cáo viên kết thúc bài báo cáo, Ban giám khảo sẽ có 1 số câu hỏi, yêu cầu đại diên mỗi tổ lên bốc thăm và trả lới, nếu bạn đại diện tổ lên bốc thăm và trả lới đúng tổ sẽ được 10 điểm, tổ sẽ có 5 giây để cử người lên bổ sung, nếu tổ đó không trả lời được đại diện các tổ khác có quyền trả lời và hưởng trọn số điểm, nếu sai tổ đó bị trừ 5 điểm.
1.Đại hội Đoàn toàn quốc họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày nào làm ngày thành lập Đoàn? (26/3/1931)
2. Từ năm nào đến năm nào Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên Công Sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng Sản Đông Dương? ( 1931 – 1936 )
3. Từ 1937 – 1939, Đoàn có tên gọi là gì? ( Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương)
4. Từ tháng 11/1939 – 1941, Đoàn mang tên gì? ( Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương)
5. Từ 5/1941 – 1956, Đoàn mang tên gọi là gì? ( Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam)
6. Đoàn với tên gọi Đoàn thanh niên lao động Việt Nam vào thời gian nào? ( 25/10/1956 – 1970)
7. Từ 3/2/1970 – 1976, Đoàn có tên là gì? ( Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh)
8. Từ 1976 đến nay Đoàn mang tên gọi gì? ( Đoàn thanh niên công sản Hổ Chí Minh)
- Dẫn chương trình: mời Ban giám khảo làm việc.-công bố kết quả
* Hoạt động 2: Ai hát hơn ai.
- Dẫn chương trình nêu vấn đề: Lời ca tiếng hát vốn là 1 phần quan trọng không thể thiểu trong đời sống của người dân Nam Bộ nói riêng và của cả nước chúng ta nói chung. Nhưng ca hát cũng có nhiều chủ đề, nghiều hình thức. Trong tiết ngoài giờ hôn nay lớp chúng ta sẽ thưởng thức các tiết tục văn nghệ do các đội chơi trình diễn, trong hoạt động 2 này chúng ta cùng đến với trò chơi “ Ai hát hơn ai”
- Dẫn chương trình: Mỗi tổ sẽ cử 1 đại diện lên chọn 1 túi kẹo, gắn liển với túi kẹo là 1 lá thăm yêu cầu thí sinh phải hát 1 bài hát có liên quan đến tên 1 đoàn viên tiêu biểu hoặc đề tài về Đoàn được giấu trong tíu kẹo, nếu mai mắn hát được bạn sẽ được nhận túi kẹo, nếu không hát được trong thời gian 2 phút, tổ khác có quyền hát và nhận phần quà, riêng tổ không hát được phải thêm 1 phần quà cho tổ thắng cuộc.
* Bạn hãy hát một bài hát về các đoàn viên tiêu biểu gồm có: anh Lê Văn Tám, anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diễn, Trần Văn Ơn.
* Bạn hãy trình bày một bài hát về có nội dung về Đoàn.
3. Vận dụng:
- Qua hoạt động, em phải làm gì để góp phần xây dựng Đoàn thanh niên, xây dưng Đảng ta ngày càng vững mạnh, vẻ vang, để đất nước ngày càng phát triển đề có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời dặn của Bác Hồ kính yêu.
IV- Kết thúc hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
Ngày soạn:17/3/2012
 Ngày dạy:18/3/2012 
Chủ điểm tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
\Tiết 12- Hoạt động 3,4
 Hoạt động 3: Gương Sáng Đoàn Viên
1/ Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử truyền thống vẻ vang của Đoàn.
Học tập, rèn luyện theo gương sáng của các anh chị Đoàn viên.
2/ Hình thức và nội dung hoạt động:
- Gương sáng Đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Các gương sáng Đoàn viên trong học tập, lao động, biết vượt khó vươn lên. 
- Thể lệ thi: Đọc thơ, hát, kể chuyện đọc sách báo, trả lời một số câu hỏi về Đoàn.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Các tiết mục văn nghệ: Hát tập thể.
Phát phần thưởng cho các tổ đạt điểm cao.
Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
4/ Tiến hành hoạt động:
- Hát bài hát tập thể “Cùng nhau ta đi lên”, nhạc và lời: Phong Nhã.
- Tuyên bố lia do, giới thiệu đại biểu. Giới thiệu ban giám khảo.
- Nêu hình thức thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm của giám khảo:
	+ Thi văn nghệ.
	+ Thi ứng xử (trả lời câu hỏi bốc thăm)
Mời đại diện các tổ lần lượt lên bốc thăm.
BGK chấm điểm và ghi điểm lên bảng.
Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Công bố điểm của các tổ và cá nhân, phát phần thưởng cho tổ và cá nhân 
đạt điểm cao.
- Nhận xét, kết thúc hoạt động.
 Hoạt động 4: Cuộc thi “Thiếu nhi vui khoẻ tiến bước lªn Đoàn”
1/ Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu nội dung, ý nghĩa ngày 26 - 3 do nhà trường tổ chức
Có ý thức và tinh thần trách nhiệm sẵn sàng tham gia.
Thi mỳa hỏt tập thể và tập vừ tay khụng.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Các hoạt động văn nghệ, văn hoá, thể thao.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
- Bản thông báo của nhà trường về nội dung, công việc và kế hoạch tổ chức buổi lễ.
- Hội ý với cán bộ lớp dự thảo bản kế hoạch chuẩn bị tham gia cuộc thi.
4/ Tiến trình hoạt động:
- Chi đội trưởng nêu dự thảo kế hoạch thi tm hiểu , trả lời c©u hỏi.
- GVCN phân ra cho từng tổ, cá nhân chuẩn bị phần việc của mình.
5/ Kết thúc hoạt động:
GVCN nhận xét tinh thần, ý thức tham gia hoạt động của HS
 V/ Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm.
 Tốt: ...........; Khá: ...........; Trung bình:..........;Yếu: ............ 
Ngày soạn:06/4/2012
 Ngày dạy:07/4/2012 
Chủ điểm tháng 4: Hßa b×nh vµ h÷u nghÞ
\Tiết 13- Hoạt động 1,2
 Hoạt động 1: CUỘC SỐNG CỦA THIẾU NHI CÁC NƯỚC
1) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
 - Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định 
trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.
Tôn trọng và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Góp 
phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử.
 2) Nội dung và hình thức hoạt động:
- Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử. Làm thế nào để góp 
phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó. Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu.
 3) Chuẩn bị hoạt động:
 - Sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được. Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi.
 Một vài bài hát, truyện kể. Đáp án và biểu điểm các câu hỏi.
 4) Tiến hành hoạt động: 
- Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong ba phút. Khi trình bày nên nói 
theo thứ tự: tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó.
- Đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi. Từng đội chuẩn bị trả lời.Công bố điểm .
 5) Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của các bạn.
- @ GVCN phát biểu ý kiến: Khen ngợi, khích lệ các đội tham gia cuộc thi.
 Hoạt động 2 Tình đoàn kết và hữu nghị
 1) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
 - Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, 
 sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh. Tôn trọng tình đoàn kết 
 hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau
 2) Nội dung và hình thức hoạt động:
- Đoàn kết hữu nghị là gì ?Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà 
 bình như thế nào ?Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị ? Làm thế nào để xây dựng 
tình đoàn kết hữu nghị ?
 3) Chuẩn bị hoạt động: 
 - Soạn một số câu hỏi cho hoạt động. Sưu tầm tư liệu, câu chuyện liên quan đến nội 
 dung của hoạt động.
 4) Tiến hành hoạt động: 
- Nêu yêu cầu thảo luận và mời GVCN hoạt động cùng với ban giám khảo. 
- Em hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị ? Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức 
 đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng 
 đồng, cho dân tộc ? Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?.... 
 5) Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp. Từng cá nhân, từng tổ hãy tự xây
 dựng cho mình kế hoạch hành động để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong lớp. 
 @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở.
 V/ Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm.
 Tốt: ...........; Khá: ...........; Trung bình:..........;Yếu: ............ 
Ngày soạn:20/4/2012
 Ngày dạy:21/4/2012 
Chủ điểm tháng 4: Hßa b×nh vµ h÷u nghÞ
\Tiết 14- Hoạt động 3,4
 Hoạt động 3: HÁT MỪNG CHIẾN THẮNG 30/4
 1) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất 
đất nước ,òng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương
 máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
 2) Nội dung và hình thức hoạt động:
- Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của nước nhà.
- Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
- ý nghĩa quan trọng của ngày 30 - 4 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 3) Chuẩn bị hoạt động: 
 - Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ.
 - Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2 - 4 tiết mục và có kế hoạch luyện tập để có
 4) Tiến hành hoạt động: 
 Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày chiến thắng 30 – 4.
- Nêu lí do, giới thiệu đại biểu tham dự. Trình diễn các tiết mục văn nghệ. 
- Kết thúc chương trình hát tập thể bài: Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
 5) Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị của các bạn, về tinh thần tham gia trong hoạt động này.
- Rút ra những kinh nghiệm tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo.
 @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở.
 Hoạt động 4 : Hội vui học tập
 1) Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh:
- Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học, 
đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao kinh nghiệm học tập.
- Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của Hội vui học tập.
 2) Nội dung và hình thức hoạt động:
- Kiến thức các môn học. Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kì thi cuối năm.
- Thi trả lời nhanh. Văn nghệ.
 3) Chuẩn bị hoạt động: 
 Gặp các thầy, cô để chuẩn bị câu hỏi, đáp án. Lớp phó HT , cùng các cán sự bộ môn.
 4) Tiến hành hoạt động: 
 * Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời ban giám khảo lên làm việc.
 - Yêu cầu: Mỗi câu hỏi chỉ được trả lời trong 2 phút,trình bày phải nói to, rõ ràng.
 - Nội dung thi: Là những nội dung ôn tập đã được định hướng chuẩn bị.
 5) Kết thúc hoạt động:
*Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm.
 Tốt: ...........; Khá: ...........; Trung bình:..........;Yếu: ............ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL co ki nang song.doc