Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Tổ chức bầu cán bộ lớp

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Tổ chức bầu cán bộ lớp

Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Hiểu được nội quy của trường và nhiệm vụ năm học mới.

 -Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

II/ CÁC KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

-Kỹ năng nhận thức về nội qui và nhiệm vụ năm học mới.

-Kỹ năng xác định, trình bày suy nghĩ về người cán bộ lớp.

-Kỹ năng tự tin trong học tập, trình bày suy nghĩ trong học tập.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG:

 -Sử dụng bản đồ tư duy.

 -Làm việc nhóm nhỏ.

 

doc 13 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Tổ chức bầu cán bộ lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Ngày thiết kế: 5/ 9/ 2011
-Ngày thực hiện: 10/ 9/ 2011
Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI. 
 TỔ CHỨC BẦU CÁN BỘ LỚP.
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
	- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới. 
- Hiểu được nội quy của trường và nhiệm vụ năm học mới.
	 -Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
II/ CÁC KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
-Kỹ năng nhận thức về nội qui và nhiệm vụ năm học mới.
-Kỹ năng xác định, trình bày suy nghĩ về người cán bộ lớp.
-Kỹ năng tự tin trong học tập, trình bày suy nghĩ trong học tập.
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG:
	-Sử dụng bản đồ tư duy.
	-Làm việc nhóm nhỏ.
	-Hỏi và trả lời.
-Trình bày tích cực.
	-Suy nghĩ, thảo luận.
IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Môït bản nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
- Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.
- Một số bài hát, câu chuyện
- Bảng nhóm.
- Một vài tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức:
- GV phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể:
+ Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
+ Phân công các phương tiện đã nêu ở mục trên (Tổ một).
+ Phân công người dẫn chương trình (Bạn ) và thư ký (.)
+ Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
+ Phân công trang trí, kê bàn ghế, kẽ tiêu đề và mời đại biểu.(Tổ Hai, tổ Ba và tổ Tư)
V/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
DCT 
DCT
DCT
Tổ
Tổ
DCT
TT lớp
DCT
Cá nhân
DCT
Tập thể
Thư ký
DCT
Thư kí
DCT
Các tổ
DCT
GV
1. Khám phá:
- Người dẫn chương trình (DCT): Bắt một bài hát tập thể cho lớp “Mái trường mến yêu”.
 a.Tuyên bố lý do.
 Để cho các bạn nắm được những nội quy, quy định và nhiệm vụ năm học mới của nhà trường, nhằm để đạt được kết quả tốt trong năm học này. Hôm nay lớp ta tiến hành tìm hiểu nội quy và nhiệm vụ chủ yếu của năm học – đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
b.Người DCT nêu yêu cầu hoạt động:
-Nghe nội qui nhà trường và nhiệm vụ năm học mới, các tổ thảo luận nội dung:
Câu 1: Làm thế nào để thực hiện tốt nội qui nhà trường.
Câu 2: Bạn tâm đắc nhất những nội dung nào trong nội qui nhà trường.
Câu 3: Bạn hiểu như thế nào về chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng dạy học”
Câu 4: Bạn phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ năm học này?
2.Kết nối:
Hoạt động 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU
-Mời các tổ thảo luận.
- HS trao đổi, thảo luận theo tổ và ghi kết quả thảo luận lên bảng nhóm theo hình thức sơ đồ tư duy.
- Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
- Người DCT tổng kết thảo luận.
- Lớp góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí, nhiệm vụ của năm học.
- Người DCT tổng kết laị các biện pháp cơ bản để mỗi HS, tổ, lớp vận dụng.
Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
- Người DCT, giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được phân công và chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn. (Mỗi tổ 1 bài)
3.Thực hành/luyện tập:
Người điều khiển nêu nội dung thảo luận:
-Làm thế nào để bạn và mọi người cùng thực hiện tốt nội qui nhà trường?
Để tập thể lớp chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học. Vậy cần phải có một đội ngũ cán bộ lớp đủ năng lực để lãnh đạo hoạt động.
Hãy giới thiệu ban cán sự lớp gồm các chức danh sau: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, lớp phó lao động(trực nhật), tổ trưởng, tổ phó.
-Lần lượt giới thiệu các chức danh:
-Tổ chức biểu quyết lần lượt các chức danh ứng với các bạn đã nêu.
-Thư ký tổng hợp và ghi lên bảng.
4.Vận dụng:
-Các bạn trao đổi và chia sẻ với các bạn học sinh trong trường về nhiệm vụ của người HS, nội qui nhà trường để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học này.
-Cả lớp thảo luận tình huống: Nam là một học sinh cá biệt, thường xuyên nghỉ học chơi games, hút thuốc, đánh lộn Vậy theo bạn cần phải làm gì để giúp bạn rèn luyện tốt.
-Các tổ thảo luận và trình bày ý kiến.
-Mời GV nhận xét và phân tích về tình huống trên.
-Mời GV lên trao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp.
5’
15’
15’
7’
VI/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 3 phút)
- Người dẫn chương trình.
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Mời Giáo viên phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên .
+Kết thúc chương trình mời các bạn hát bài hát tập thể: “Lớp chúng ta kết đoàn”
*Chuẩn bị hoạt động 2:
-Chuẩn bị các ý kiến để xây dựng phát huy truyền thống trường, lớp và các bài hát để sinh hoạt văn nghệ.
-Mỗi tổ cử 1 đội gồm 3 đội viên để tham gia thi văn nghệ cho hoạt động sau.
-Tổ 1,2 trang trí và kê bàn ghế.
-Tổ 3,4 chuẩn bị trò chơi nhỏ.
----------*----------
TUẦN 3
Ngày thiết kế: 20/ 9/ 2010
Ngày thực hiện: 25/ 9/ 2010
TÊN HOẠT ĐỘNG 4 
1/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
a. Nhận thức:
- Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường, lớp, thầy, cô, bạn bè...
b. Thái độ, tình cảm:
- Quý trọng thầy, cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
- Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến gắn bó với trường, với lớp.
c. Kỹ năng, hành vi:
- Biết hát các bài hát có nội dung ca ngợi truyền thống về trương, về lớp.
2/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
a. Nội dung:
- Hát các bài hát truyền thống do trường quy định
b. Hình thức:
- Thi giữa các tổ.
+ Thi các tiết mục văn nghệ giữa các tổ
+ Thi các tiết mục tự chọn giữa các tổ (Cá nhân hoặc nhóm).
3/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Những bài hát truyền thống.
- Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn.
b. Về tổ chức:
- GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS chuẩn bị ôn luyện các bài hát truyền thống.
- Từng tổ chuẩn bị dự thi.
- Họp cán bộ lớp để thống nhất chương trình hoạt động và phân công:
+ Người DCT (Nguyễn Thị Hồng Diễm), thư ký (Đoàn Ngọc Hoài).
+ Ban giám khảo:
Tổ Một, Trần Duy Khoa.
Tổ Hai, Huỳnh Văn Thông.
Tổ Ba, Nguyễn Thị Ngọc Hà.
Tổ Tư, Nguyễn Bá Phát.
+ Xây dựng biểu điểm. Biểu điểm:
+ Đảm bảo đúng nội dung của chủ đề, 4 điểm.
+ Cả tổ hát và hát đúng, hay, 4 điểm.
+ Tác phong đúng mực, khẩn trương, 2 điểm.
+ Trang trí (Tổ Tư), kê bàn ghế (Tổ Hai), kẻ tiêu đề (Tổ Ba), mời đại biểu (Tổ Một).
4/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
DCT 
Nguyễn Thị Hồng Diễm
a. Khởi động
- Người dẫn chương trình (DCT):
+ Bắt một bài hát tập cho lớp (Tuổi thơ của Lê Thương) 
+ Tuyên bố lý do.
 Hạnh phúc nhất của đời người, trong cuộc sống là có đầy đủ về vật chất và thanh thảng về tinh thần. Ca hát là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống. Vậy tiết học hôm nay, lớp chúng ta sẽ tổ chức thi ca hát về các bài hát truyền thống, có nội dung ca ngợi trường lớp, ca ngợi về thầy cô giáo. Đây là lý do chính của tiết học hôm nay, lớp chúng ta.
b. Thi hát đồng đội giữa các tổ 
- Từng tổ trình bày bài hát truyền thống.
- Ban giám khảo chấm điểm. Biểu điểm:
+ Đảm bảo đúng nội dung của chủ đề, 4 điểm.
+ Cả tổ hát và hát đúng, hay, 4 điểm.
+ Tác phong đúng mực, khẩn trương, 2 điểm.
- Người DCT mời đại diện các tổ lên bốc thăm, rồi theo thứ tự đã chọn lên biểu diễn. Người lên biểu diễn phải giới thiệu tên bài hát của mình và trình bày bài hát đó.
- Mỗi tổ biểu diễn hai tiết mục, sau mỗi tiết mục ban giám khảo (BGK) cho điểm công khai, thư ký ghi điểm lên bảng. Điểm các tổ sẽ bằng tổng điểm của các lượt mà tổ đó đã trình bày.
- Sau số lượt quy định, tổ nào có điểm cao là tổ đó thắng.
c. Thi tiết mục tự chọn của tổ 
- Mỗi tổ biểu diễn một tiết mục tự chọn (cá nhân hoặc nhóm), yêu cầu hát đúng nhạc, biểu diễn hay.
- Các tổ lần lượt biểu diễn .
- BGK cho điểm, thư ký (TK) ghi điểm lên bảng.
5P
20 P
15 P
5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu.
.
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. NHẬN THỨC:
- Học sinh nhận thức được ý nghiã các lời dạy của Bác. 
2. THÁI ĐỘ TÌNH CẢM:
- Có động cơ học tập đúng đắn, trung thực trong học tập. 
3. KỸ NĂNG, HÀNH VI:
- Biết vận dụng các phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động nhận thức. 
B. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG:
- Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.
- Hội vui học tập.
B.CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
TUẦN 1
Ngày thiết kế: 4/ 10/ 210 
Ngày thực hiện: 9/ 10/ 2010
TÊN HOẠT ĐỘNG 1 
 “ Học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy “
1/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
a. Nhận thức:
- Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua.
b. Thái độ, tình cảm:
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt
c. Kỹ năng, hành vi:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực
2/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
a. Nội dung:
- Những lời dạy của Bác về học tập, rèn luyện tốt
- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ, cá nhân học sinh
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua
b. Hình thức:
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua 
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện 
- Vui văn nghệ
3/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Thư Bác Hồ gửi học sinh năm 1945 và năm 1968
- Các bản đăng ký giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu biện pháp cụ thể
- Phương tiện trang trí
b. Về tổ chức:
- Giáo viên nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua”cho cả lớp.
-Phân công chuẩn bị nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu, người dẫn chương trình văn nghệ, trang trí, thư kí, mời đại biểu
4/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
DCT
bạn Nam
a/ Khởi động
- Người dẫn chương trình (DCT):
+ Bắt một bài hát tập cho lớp.
+ Tuyên bố lý do.
- Tuần trước, lớp chúng ta đã nghe nhiều báo cáo kinh nghiệm học tập tốt. Lớp đã thảo luận sôi nổi để biến những kinh nghiệm đó thành phương pháp học tập bổ ích cho mỗi cá nhân học sinh. Trong tiết học động hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đăng ký thi đua thảo luận về việc thực hiện những chỉ tiêu thi đua của mình để việc học tập của lớp nói chung và của mỗi người đạt được kết quả tốt nhất.
- Giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu chương trình hoạt động:
+ Giao ước thi đua.
+ Thảo luận kế hoạch hành động
+ Thông qua chương trình hành động.
+ Văn nghệ
+ GVCN phát biểu.
b/ Giao ước thi đua
- Nêu thể lệ giao ước thi đua: Mỗi cá nhân, mỗi tổ, lớp đều có bản giao ước thi đua.
- Cá nhân đọc bản giao ước thi đua:
+ Học sinh học khá giỏi
+ Học sinh học yếu, kém.
- Từng tổ đọc bản giao ước thi đua của tổ mình.
- Các tổ và cá nhân nộp bản giao ước cho thư ký.
- Trình bày “Chương trình thi đua của lớp”
c/ Thảo luận kế hoạch hành động
- Lần lượt nêu các câu hỏi:
+ Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, các bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào chưa phù hợp? Tại sao?
+ Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục những điều trên?
+ Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân bạn có thể làm những việc gì để thực hiện những chỉ tiêu đề ra?
- Tham gia thảo luận.
- Tổng hợp các ý kiến.
d/ Vui văn nghệ
- Trình bày những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị.
5p
10p
15p
10p
5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu.
 TUẦN 3
Ngày thiết kế: 4/ 10/ 210 
Ngày thực hiện: 9/ 10/ 2010
1/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
a. Nhận thức:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
b. Thái độ, tình cảm:
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao.
c. Kỹ năng, hành vi:
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội trong cuộc sống.
2/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
a. Nội dung:
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của một số môn học.
- Những kiến thức được vận dụng để phục vụ đời sống.
- Những hiện tượng tự nhiên và xã hội cần được giải thích.	
b. Hình thức:
-Thi hỏi đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Tìm ẩn số của từ, ngữ; tìm tác giả của một bài thơ, bài hát, một tác phẩm văn học, một định lí, định luật...
3/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các câu hỏi, các bài tập hay các câu đố vui,v.v ... của một số môn học và đáp án của nó.
- Giấy, bút, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời (chuông, cờ, trống con...).
- Môt số tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu hoạt động.
- Lớp thảo luận và thống nhất về các môn học cần tổ chức hội vui (Văn, Sử, Địa, Toán...).
- GVCN liên hệ với các GV bộ môn và để họ giúp các cán sự môn học xây dựng câu hỏi và đáp án (câu hòi cho thí sinh và cho cổ động viên).
- Mỗi tổ phân công 3 người dự thi.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Cử ban giám khảo (các cán sự môn học) và thư kí.
- Cử nhóm trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động, kê bàn ghế...
- Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố
- Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm 
- Lá cờ nhỏ
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
DCT
bạn Nam
a/ Khởi động
- Người dẫn chương trình (DCT):
+ Bắt một bài hát tập cho lớp.
+ Tuyên bố lý do.
Trong lớp chúng ta có rất nhiều bạn học tập tốt làm gương cho các bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả. Trong học tập, có nhiều nội dung vừa khó nhưng lại vừa thú vị đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, phối hợp với nhau thì mới giải được với kết quả tốt nhất. Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức một cuộc thi để tạo điều kiện cho những con người thông minh đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần nhằm mang lại chiến thắng về cho tổ mình.
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí.
b/ Cuộc thi tài trí giữa các tổ
- Nêu thể lệ cuộc thi: Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm:
+ Tiếp sức giải toán.
+ Ghép từ.
+ Lĩnh vực hay môn học yêu thích.
- Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả.
- Các đội cử người lên tham gia.
 1- Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng?
* TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng
 Kim giây quay được 720 vòng.
2- Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”?
* TL: Nhà Toán học Ơ-clit.
3- Kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
* TL: + Phong trào Đông du, do Phan Bội Châu đứng đầu.
 + Phong trào Đông Kinh nghĩa thục, do Lương Văn Can lãnh đạo.
 + Cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung kì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo.
 + Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế do vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Thái Phiên lãnh đạo.
 + Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn lãnh đạo.
4- Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mắc-na-ma-ra tại cầu có tên là gì?
* TL:Cầu Công Lý.
5- Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì?
* TL:Tiên học lễ, hậu học văn.
6- Đọc hai bài thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
* TL: HS đọc. 
7- Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào?
* TL: + Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
 + Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
9- Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh.
10- Tại sao lá cây lại có màu xanh lục?
* TL:Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu xanh lục.
d/ Vui văn nghệ
- Trình bày những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị.
5p
25p
10p
5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút)
- Người dẫn chương trình (DCT).
+ Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung.
+ Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL 6(1).doc