I. mục tiêu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được về truyền thống tốt đẹp của trường và những thành tích tốt đẹp của lớp.
- Phấn khởi tự hào và chân trọng truyền thống của trường lớp.
- Có thói quen chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của trường, ra sức học tập rèn luyện, bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp đó.
II. nội dung
Hoạt động 1:
Ngày soạn: Ngày giảng: Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường I. mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh hiểu được về truyền thống tốt đẹp của trường và những thành tích tốt đẹp của lớp. - Phấn khởi tự hào và chân trọng truyền thống của trường lớp. - Có thói quen chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của trường, ra sức học tập rèn luyện, bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp đó. II. nội dung Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới - Có ý thức tôn trọng nội quy nhiệm vụ, tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy nhiệm vụ năm học mới. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội quy: - Nội quy nhà trường - Thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết b, Hình thức hoạt động - Nghe giới thiệu về nội quy- nhiệm vụ của năm học - Trao đổi thảo luận trong lớp - Văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Một bản nội quy của nhà trường - Một bản ghi nhiệm vụ chủ yếu của năm học - Một số bài hát, câu chuyện b,Về tổ chức -GV nêu yêu cầu kế hoạch học tập những nội quy quy định của nhà trường,nhiệm vụ năm học mới và các câu hỏi để học sinh thảo luận - Cung cấp cho học sinh nội quy của trường để học sinh hiểu - Chuẩn bị một số bài hát câu chuyện để kể tạo không khí phấn khởi 4. Tiến hành hoạt động a, Nghe giới thiệu nội quy nhiệm vụ của năm học mới GV giói thiệu nội quy - HS đi học ăn mặc đúng, đủ trang phục quần đen ,áp trắng, dép quai hậu, khăn đỏ, các. - Thực hiện tốt nề nếp: đi học đúng giờ,học bài làm bài đầu đủ trước khi đến lớp - Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoại khoá - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung - Không vi phạm các điều cấm: nói tục chửi bậy,đánh nhau, không hút thuốc, không mang dao nhọn ,vật gấy thương tích,không chèo lan can, sân thượng ,không mang bóng đá trong trường,không bẻ cành bứt lá,chơi bi-a, điện tử - Để xe đúng quy định, không đi xe đạp trong trường - Lao động nghiêm túc an toàn *Giới thiệu nhiệm vụ năm học mới - Phấn đấu năm 2008 đạu trường chuẩn quốc gia - 100% HS đủ điều kiện xét tốt nghiệp - Nâng cao chất lượng toàn diện.60% HS đạt hạnh kiểm khá tốt - Có kế hoạch vồi dưỡng hs khá -giỏi, phụ đạo hs yếu kém b, Thảo luận nhóm Chia lớp làm 3 nhóm,mỗi tổ là một nhóm - Các tổ trưởng là nhóm trưởng. Thư kí là bạn: Nhóm1: ?Cho biết người HS THCS khi đến trường phải thực hiện tốt những nội quy nào của trường đề ra Nhóm 2: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của năm học 2007-2008 Nhóm 3:cho biết nhà trường quyddinhj những điều cấm nào đối với hs - Đại diện các nhóm trương lên trình bày ý kiến của nóm mình - GV tổng kết lại c, Vui văn nghệ Hát tập thể : - Chào người bạn mói đến - Bài ca đi học Kể chuyện 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét: tuyên dương ý thức của các em, trật tự nghiêm túc thực hiện các hoạt động - Động viên hs cố gắng thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học. Ngày soạn Ngày giảng Hoạt động 2: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp 1. Yêu cầu giáo dục: -Giúp HS hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. -Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. -Rèn luyện kĩ năng, nhiệm vụ, kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - Thành lập các tổ chức nhóm trong lớp. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, bàn trưởng, các cán sự bộ môn. - Xác định được chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ lớp, về cách thức làm việc của từng cán bộ lớp. b, Hình thức hoạt động - Học sinh trong lớp bầu biểu quyết - Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể. 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp - Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp - Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp. b,Về tổ chức -Bảng sơ đồ: Lớp trưởng Lớp phó văn thể Lớp phó học tập Tổ trưởng Cán sự môn học Cán sự chức năng Tổ phó - Nhiệm vụ của cán bộ lớp: +Lớp trưởng: phụ trách chung nề nếp của lớp + Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập của các bạn, phụ trách các cán sự môn học, có kế hoạch cho cán sự môn học hoạt động. + Lớp phó văn thể: Phụ trách văn nghệ vui chơi , TDTT, hoạt động lao động của lớp. + Tổ trưởng: phụ trách chung về tình hình kỉ luật nề nếp của tổ + Tổ phó: theo dõi kết quả học tập ddeet báo cáo cho lớp phó học tập hàng tuần + Cán sự môn học: phụ trách môn của mình, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các bạn học yếu + Cán sự chức năng:ban báo chí, cán sự văn nghệ, cán sự thể thao,cán sự lao động giúp đỡ lớp phó văn thể thực hiện theo yêu cầu. - GVCN hướng dẫn hs suy nghĩ chuẩn bị ý kiến lựa chọn bầu đội ngũ cán bộ lớp. 4. Tiến hành hoạt động GVCN nêu mục đích yêu cầu tổ chức lớp để có cơ cấu chặt chẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia. - giới thiệu sơ đồ cấu tạo tổ chức lớp - nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp - HS bầu các bạn có đủ tiêu chuẩn, học khá, hạnh kiểm tốt, nhiệt tình nhanh nhẹn. - GVCN cho học sinh bầu sau đó biểu quyết - GVCN trao nhiệm vụ cho cán bộ lớp - Đại diện cán bộ lớp: lớp trưởng lên bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ - Hát tập thể 1 bài:"lớp chúng ta kết đoàn " 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét: Làm việc khẩn trương nghiêm túc, sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp đủ đức đủ tài mong các thành viên trong lớp ủng hộ các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Động viên cán bộ lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày soạn Ngày giảng Hoạt động 3: Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường. - Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường - Truyền thống nhà trường về học tập rèn luyện đạo đức các thành tích khác. b, Hình thức hoạt động - Trình bày bằng lời, bằng ảnh. - Trao đổi thảo luận 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Sơ đồ cơ cấu nhà trường, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. b, Về tổ chức - GV chuẩn bị giới thiệu về truyêng thống nhà trường - giao cho hs tìm hiểu - HS chuẩn bị bài hát - GV chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận 4. Tiến hành hoạt động - Lý do: để giúp các em hiểu được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của những truyền thống đó. Hôm nay cô giới thiệu cho cả lớp về cơ cấu tổ chức của nhà trường: Gồm 38 cán bộ giáo viên, có 17 lớp BGH: Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Thái Hiệu phó: Lê Thị Nga, Cầm Thị Thắng Chủ tịch công đoàn: Lê Thị Sen Bí thư chi đoàn: Nguyễn Quỳnh Anh Tổng phụ trách: Nguyễn Thị Hương Trường THCS Tô Hiệu được thành lập tách từ trường Nông Trường từ năm 1995. Trường có vinh dự được mang tên anh hùng Tô Hiệu. Có truyền thống dạy tốt, có7 GV giỏ cấp tỉnh, 9 GV giỏi cấp huyện, nhiều GV dạy giỏi cấp trường. Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn theo kế hoạch, theo phân phối chương trình. Bên cạnh đó các thầy cô giáo nhiệt tình tâm huyết với nghề có trách nhiệm với công việc được giao. Bên cạnh hoạt động chuyên môn là hoạt động ngoại khoá, công tác đoàn đội là công tác được liên đội quan tâm thực hiện tốt. Liên đội nhiều năm đạt liên đội vững mạnh, tham gia nhiệt tình có hiệu quả các hoạt động đội do hội đồng đội Mai Sơn tổ chức. Kết quả học tập của học sinh từng bước được nâng cao: năm học 05 - 06 có 99% HS đỗ tốt nghiệp THCS, có 9 hs đạt hs giỏi cấp tỉnh, 95% hs có hạnh kiểm khá tốt trở lên Bên cạnh công tác dạy và học nhà trường thường xuyên tổ chức thực hiện Các hoạt động thể hiện các truyền thống tốt đẹp với đạo lí "uống nước nhớ nguồn,ăn quả nhớ kẻ trồng cây"..... -HS trình bày kết quả sưu tầm về truyền thống nhà trường - Câu hỏi thảo luận: ? Qua những truyền thống của nhà trường em học tập được những gì ?Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy được truyền thống của trường. ? Em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hoạt động của mình trong năm học mới GV tóm tắt ý kiến của hs sau khi đã trình bày. Yêu cầu hs trong lớp thi đua xây dựng lớp tốt - Chương trình văn nghệ. Hát tập thể:- trường em mang tên anh hùng Tô Hiệu - Em yêu trường em 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét: Đa số các em nhận thức được truyền thống cơ bản của trường về phong trào thi đua dạy tốt học tốt -Tuyên dương một số tổ thảo luận có chất lượng, nhắc nhở phê bình một số hs chưa chú ý nghe giảng và chưa nhiệt tình tham gia thảo luận. Ngày soạn Ngày giảng Hoạt động 4: Tập các bài hát quy định 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi HS THCS. - Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định. - Hăng hái phấn khởi có trách nhiệm học các bài hát quy định 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi HS THCS phải thuộc để có thể sử dụng trong các hoạt động chung của lớp, trường. b, Hình thức hoạt động - Học Hath - Giới thiệu bài hát, cách hát 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Các bài hát quy định b, Về tổ chức - GV lập danh sách các bài hát quy định, phổ biến của HS - Yêu cầu HS nghe GV hát trước một lần. - Giao cho cán sự văn nghệ giúp lớp tập hát, dạy lớp hát 4. Tiến hành hoạt động a, Lý do: - Học bài hát là một trong những yêu cầu do nhà trường quy định. Phải học để có thể sử dụng trong các hoạt động chung của lớp, trường. - cho một vài hs phát biểu suy nghĩ của mình b, Tập hát - Giáo viên giới thiệu những bài hát quy định + Em yêu trường em + Bốn phương trời + Bài ca đi học + Chào người bạn mới đến + Cánh chim tuổi thơ - GV hát mẫu trước 1 lần - Cán sự cho các bạn hát thử - Bài nào thuộc thì ôn lại, bài nào chưa thuộc thì dạy từng câu cho đến khi thuộc. - Có thể cho các dãy, các bàn thi hát xem bên nào hát thuộc hơn, hay hơn. - Nếu hết thời gian, về nhà học sinh tự ôn, tự hát để hát được trong những buổi hoạt động tiếp theo. 5. Kết thúc hoạt động - GV chủ nhiệm nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại các bài hát trên. - Nhận xét buổi hoạt động: Đa số các em có ý thức nghiêm túc, học thuộc nhanh, đúng các bài hát. Còn một số em chưa thuộc yêu cầu về nhà tiếp tục học. VI. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm tháng 9 a, Học sinh tự đánh giá - Em thu hoạch được gì qua các hoạt động cụ thể b, Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân ở mức độ nào ? Tốt: TB: Khá: Yếu: 2. Tổ HS đá ... t phấn đấu của lớp về học tập rèn luyện đạo đức trong học kì II. Các biện pháp kế hoạch cụ thể. b, Hình thức hoạt động Thảo luận thống nhất biện pháp, kế hoạch 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Các bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của các tổ, của lớp - Câu hỏi thảo luận b, Về tổ chức - GVCN cùng cán bộ lớp, các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp hành động của lớp - Phân công người điều khiển, chuẩn bị câu hỏi thảo luận, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ 4. Tiến hành hoạt động a, Khởi động - Hát tập thể Nêu lí do, yêu cầu : Để trong học kì II đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện chúng ta phải có kế hoạch cụ thể, phải được sự đồng tình nhất trí của các bạn trong lớp. Để thực hiện kế hoạch đó hôm nay ..... Yêu cầu tất cả các bạn phải có ý kiến của mình để thảo luận b, Thảo luận biện pháp kế hoạch - Lớp trưởng nêu chỉ tiêu phấn đấu của lớp về đạo đức, học tập, các hoạt động khác - Biện pháp kế hoạch thực hiện + Cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở + Cán sự bộ môn kiểm tra việc chuẩn bị bài của lớp + Kiểm tra việc thực hiện nề nếp ra vào lớp Động viên khen thưởng những bạn thực hiện tốt. Có hình thức kỉ luật vói bạn chưa thực hiện tốt - Lớp thảo luận : Tổ 1 : Đạo đức thường xuyên nói lời hay làm việc tốt, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt một số bạn ý thức chưa cao cần liên hệ phối hợp với gia đình, địa phương Tổ 2 : Học tập : để nâng cao chất lượng học tập trong học kì II, mỗi cá nhân phải tự giác, xác định động cơ mục đích học tập, có thái độ học tập đúng đắn, học bài và làm bài đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, chỗ nào không hiểu hỏi thầy cô, bạn bè. Tổ 3 : ý thức chưa tốt Tăng cường giúp đỡ động viên, nhắc nhở tìm hiểu tâm tư nguyện vọng Các tổ lên thể hiện quyết tâm của tổ c, Vui văn nghệ - Hát tập thể, hát cá nhân 5. Kết thúc hoạt động - Lớp trưởng tổng kết - Thư kí thông qua biên bản IV. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm: 1, Học sinh tự đánh giá ? Qua các hoạt động của chủ điểm : mừng Đảng mừng xuân em đã hiểu thêm được những gì về Đảng, công ơn của Đảng đối với quê hương? ? Em biết gì về truyền thống văn hoá tốt đẹp ngày xuân, ngày tết ? * Tự đánh giá xếp loại bản thân Tốt: TB: Khá: Yếu: 2. Tổ hs đánh giá: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: 3. GVCN đánh giá Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Ngày soạn: Ngày giảng: Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn I. mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung ngày thành lập Đoàn 26/3. Những nét lớn truyền thống vẻ vang của Đoàn - Tự hào tôn trọng tổ chức Đoàn - Rèn luyện phong cách đội viên, thiếu niên tích cực trong học tập, sinh hoạt tập thể II. nội dung Hoạt động 1: chúng em ca hát mừng mẹ, mừng cô 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 là ngày hội của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ nói riêng là ngày của các bà, các mẹ, của cô giáo, các bạn nữ. - Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng đối với bà, mẹ, cô giáo, là sự bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - ý nghĩa ngày 8/3 - Chúc mừng tặng hoa cô giáo và bạn nữ - Các bài hát, bài thơ kể chuyện về mẹ, cô b, Hình thức hoạt động - Tặng hoa chúc mừng ngày 8/3 - Biểu diễn văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày 8/3 - Hoa tặng cô, đại biểu nữ - Tặng phẩm cho các bạn nữ - Các tiết mục văn nghệ b, Về tổ chức - GVCN nêu nội dung, kế hoạch hoạt động - Mỗi tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ - Phân công bạn dẫn chương trình - Các hs chuẩn bị hoa tặng phẩm - Các bạn hs nam thay mặt lớp tặng hoa cô giáo, tặng phẩm cho các bạn nữ. - Phân công trang trí 4. Tiến hành hoạt động a, Khởi động - Hát tập thể - Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu Cuối thế kỉ 20 chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Mĩ, kĩ thuật phát triển thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, đời sống của họ khốn khổ, chịu đựng. Trước sự bóc lột đó ngày 8/3/1931 nữ công nhân đứng lên đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm. Còn ở Việt Nam có nhiều tấm gương phụ nữ đảm đang, trung hậu, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Để giúp các bạn hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 .... b, Chúc mừng - Bạn dẫn chương trình : nói lời chúc mừng cô giáo và đại biểu nữ - Các bạn tặng hoa, tặng phẩm cho cô giáo và các bạn nữ - Đại biểu nữ phát biểu, cảm ơn các bạn trong lớp c, Vui văn nghệ Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét: Cảm ơn cả lớp đặc biệt các bạn nam chuẩn bị chu đáo, cẩn thận tạo không khí vui vẻ cho các bạn nữ trong lớp - Nhắc nhở hoạt động sau : nghe nói chuyện về ngày thành lập Đoàn Ngày soạn: Ngày giảng: Hoạt động 2: nghe nói chuyện về ngày thành lập đoàn 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3 về những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn - Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - Lịch sử ngày thành lập Đoàn - Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương Đoàn viên tiêu biểu b, Hình thức hoạt động Nghe nói chuyện, hỏi đáp, văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Các tư liệu của báo cáo viên - Trang trí lớp - Các tiết mục văn nghệ b, Về tổ chức - GVCN nêu mục đích yêu cầu của buổi nghe nói chuyện và đề nghị mỗi hs sau đó viết kế hoạch - Cử người điều khiển chương trình - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ - Mời báo cáo viên 4. Tiến hành hoạt động a, Nghe nói chuyện và hỏi đáp Người điều khiển chương trình mời báo cáo viên nói chuyện Báo cáo viên nói chuyện : Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc xây dựng tổ quốc. Đoàn thanh niên đã có những cống hiến sâu sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng môi trường lịch sử vẻ vang. Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ đó đến nay phù hợp yêu cầu nhiệm vụ từng thời kì cách mạng đổi tên nhiều lần. Các thế hệ thanh niên kế tục nhau chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của tổ quốc - Với phong trào thanh niên xung phong ba sẵn sàng , năm xung kích, thanh niên quyết thắng. Thế hệ thứ ba này đã có mặt đầy đủ trong cuộc tấn công thần kì mùa xuân năm 1975 giải phóng miền nam thống nhất đất nước. - Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hàng trục triệu Đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào ba xung kích làm chủ nhân tập thể. Thanh niên lao động sáng tạo, đẩy mạnh thi đua sản xuất, thể hiện ý trí tiến công của tuổi trẻ vững bước tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Hiện nay chương trình hành động của tuổi trẻ là thực hiện hai phong trào lớn : thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, chú trọng công tác hậu phương quân đội, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, triển khai các chương trình dự án kinh tế, xã hội của thanh niên. Với truyền thống vẻ vang đó Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã được nhà nước tặng huân chương Hồ Chí Minh và huân chương vẻ vang ở huyện Mai Sơn phong trào thanh niên tình nguyện mùa hè xanh cũng được ban thường vụ huyện Đoàn chỉ đạo thực hiện, một số đoàn viên vùng sâu, vùng xa xoá mù chữ, dạy dân cách trồng rừng .... b, Vui văn nghệ 5. Kết thúc hoạt động - Cả lớp về nhà viết bản thu hoạch - Nhận xét: Đa số các bạn có ý thức chăm chú nghe hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn. Đặc biệt những phong trào lớn thanh niên, đoàn viên, hiện nay đang thực hiện. Các em cố gắng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, cánh tay phải đắc lực của Đảng. Nhắc nhở hoạt động sau : Tìm hiểu gương sáng Đoàn viên. Ngày soạn: Ngày giảng: Hoạt động 3: gương sáng đoàn viên 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được những nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đoàn. - Tự hào tin yêu Đoàn, yêu mến các anh chị Đoàn viên. - Học tập và rèn luyện theo gương của Đoàn viên. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: - Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc. - Các gương sáng Đoàn viên trong học tập, lao động biết vượt khó vươn lên. - Các gương sáng Đoàn viên trong trường, địa phương, qua các bài thơ, bài hát b, Hình thức hoạt động - Thi kể chuyện gương sáng Đoàn viên bằng bốc thăm giữa các tổ bằng các hình thức đa dạng, phong phú : như đọc thơ, hát, kể chuyện trong sách, báo. Những chuyện có thật trong thực tiễn mà em biết. 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động Các câu chuyện, tranh ảnh, thơ ca hs sưu tầm và tìm hiểu về gương sáng Đoàn viên. Câu hỏi - đáp án ? Đọc bài thơ viết về Đoàn viên ? Hát bài hát chủ đề đoàn viên ? Cho biết một số tấm gương đoàn viên trong cuộc kháng chiến chống Pháp hoặc chống Mĩ ? Cho biết gương sáng Đoàn viên ở địa phương em ? Gương sáng Đoàn viên trong học tâp, lạo động biết vượt khó. ? Gương Đoàn viên qua bài thơ, bài hát ? Gương Đoàn viên trong trường em. Có tiết mục văn nghệ xen kẽ b, Về tổ chức - GVCN họp lớp, cho hs biết chủ đề hoạt động, nội dung hình thức tiến hành. Hướng dẫn hs sưu tầm tìm hiểu tư liệu cho hoạt động. - GVCN hội ý cán bộ lớp thống nhất yêu cầu về tổ chức hoạt động, phân công chuẩn bị cụ thể. - Cử người dẫn chương trình - Ban giám khảo : GVCN, lớp trưởng, lớp phó học tập - Phân người điều khiển văn nghệ, trang trí lớp, mua phần thưởng. 4. Tiến hành hoạt động a, Khởi động Hát tập thể Tuyên bố lí do : để giúp các bạn hiểu lịch sử truyền thống vẻ vang và những gương Đoàn viên ... hôm nay ..... Giới thiệu cô giáo chủ nhiệm, ban giám khảo. b, Cuộc thi - Người điều khiển mời các tổ lên bốc thăm - BGK ghi điểm, nếu hs trong tổ không trả lời đựơc, bạn khác có thể xung phong lên bổ xung trả lời. - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ 5. Kết thúc hoạt động Công bố điểm cá nhân và tổ - GVCN lên phát phần thưởng cho tổ, cá nhân. - Nhận xét: Đa số các bạn chuẩn bị nội dung chu đáo có chất lượng, các tổ tham gia nhiệt tình hiệu quả, có chất lượng, các tổ được phân công chuẩn bị chu đáo, hoàn thành tốt - Nhắc nhở hoạt động sau : Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 Ngày soạn: Ngày giảng: Hoạt động 4: chuẩn bị tham gia hội trại 26 - 3 1. Yêu cầu giáo dục: - Giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa hội trại do nhà trường tổ chức - ủng hộ hoạt động hội trại, có ý thức và tinh thần trách nhiệm sẵn sàng tham gia 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung: b, Hình thức hoạt động 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động b, Về tổ chức 4. Tiến hành hoạt động a, Nghe giới thiệu nội quy nhiệm vụ của năm học mới b, Thảo luận nhóm c, Vui văn nghệ 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét:
Tài liệu đính kèm: