Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình.
- Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình.
- Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ THÁNG 4 THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Hoạt động 1 HOÀ BÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN HỌC SINH (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình. - Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình. - Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Nội dụng: - Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, là sự thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người, chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người. - Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc. - Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mất chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, duy trì hoà bình. 2. Hình thức: - Thảo luận, tranh luận. - Văn nghệ xen kẽ. - Thi kiến thức và hát. - Trò chơi âm nhạc. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nêu mục đích, yêu cầu haọt động cho cả lớp nhằm giúp HS định hướng đúng và sẵn sàng tham gia. - Cung cấp cho HS những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hoà bình cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu nhập thêm thông tin ở các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đồng thời yêu cầu liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến sự hợp tác, thân thiện hoặc xung đột, mâu thuẫn và cách giải quyết... - Hướng dẫn học sinh tìm đọc cách điều 12, 13, 15 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để tham gia thảo luận. - Gợi ý một số câu hỏi, vấn đề thảo luận. - Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động và bổ sung thêm các câu hỏi thảo luận. - Liên hệ GV bộ môn GDCD phối hợp cùng chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động của học sinh. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị, phân công tổ chức hoạt động. - Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận. - Phân công người điều khiển chương trình thảo luận, trò chơi. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phân công trang trí, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung Phương tiện Thời gian Dẫn chương trình Dẫn chương trình Lần lượt các tổ chức ý kiến thảo luận GV cố vấn tổng kết, tóm tắt vấn đề. Dẫn chương trình lớp chia làm 2 đội BGK tổng kết điểm từng đội Dẫn chương trình 2 đội thi BGK, thư ký - Hát tập thể và trò chơi khởi động. - Tuyên bố lý do buổi hoạt động và mục đích yêu cầu. - Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, đại biểu, thành phần BGK, thư ký. - Thảo luận: Nêu lần lượt các câu hỏi và vấn đề. Các nhóm có 4 phút để thảo luận. Lần lượt mỗi nhóm trả lời và các nhóm khác tranh luận. xen kẽ 2, 3 câu hỏi là các tiết mục văn nghệ. + Như thế nào là hoà bình? Ý nghĩa của hoà bình? + Hậu quả của chiến tranh? + Vì sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình? + Cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? (trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội...). + Sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh? + Biểu hiện của lòng yêu hoà bình? - Trò chơi âm nhạc: Gồm 3 vòng thi. Chia lớp thành 2 đội. Vòng 1 gồm 6 ô chữ trong đó có 2 ô chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Khi lật phải ô tô mất quyền lựa chọn. Lật được từ gì sẽ trình bày một bài hát có từ đó. Vòng 2 gồm 5 ô chữ trong đó có 2 ô chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Vòng 3 có 6 ô chữ, 2 đội lật từng ô và đoán bài hát gốc. + Vòng 1: Quả bóng Xanh Bay Giữa Trời Xanh Bài hát gốc: Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục. + Vòng 2: Bồ câu Tung Cánh Giữa Trời Bài hát gốc: Em như chim Bồ câu trắng - Trần Ngọc. + Vòng 3: Cùng Muôn Trái tim Ngất Say Hoà bình Bài hát gốc: Tự nguyện - Trương Quốc Khánh. - Thi đua: Vẫn là 2 đội như trò chơi âm nhạc. Gồm 2 vòng thi. + Vòng 1: Mỗi đội lần lượt trả lời đúng hay sai cho 5 câu hỏi. Đúng được 10 điểm. Sai bị trừ 10 điểm. . Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được xem là bảo vệ hoà bình. . Trong vài thập kỉ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. . Xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc là để tiến tới hoà bình. . Giao lưu văn hoá giữa các nước là góp phần bảo vệ hoà bình. . Thân thiện, tôn trọng giữa người và người là bảo vệ hoà bình. . Chạy đua vũ trang, lật đổ chính quyền, khủng bố vẫn còn xảy ra. . Hoà bình, hợp tác, phát triển là xu thế hiện nay. . Tham gia các hoạt động tích cực do lớp, trường, địa phương tổ chức là bảo vệ hoà bình. . Phát triển các lò hạt nhân, nguyên tử, phát triển vũ khí là để bảo vệ hoà bình. . Đấu tranh chống chiến tranh là nhiệm vụ của nhà nước và quân đội. + Vòng 2: Mỗi đội thể hiện một bài hát về hoà bình. - Tổng kết điểm 2 đội qua 2 trò chơi và phát thưởng. Poster câu hỏi Ô chữ Phần thưởng 5' 30' 25' 20' V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết. - Nhắc nhỡ công việc cho các hoạt động tới. - Bài hát tập thể kết thúc. Hoạt động 2 TIỂU PHẨM VỀ TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Sau hoạt động này, học sinh cần - Có sự hiểu biết về những vấn đề các dân tộc cùng quan tâm, những nét riêng của mỗi dân tộc, cũng như con người, cuộc sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, sự phát triển chung... Từ đó có nhận thức đúng đắn về tình hữu nghị, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. - Biết thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, có văn hoá với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt đối với người nước ngoài đang cộng tác, học tập tại Việt Nam. - Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Những vấn đề toàn nhân loại quan tâm - Sự bình đẳng giữa các dân tộc và quyền con người: Quyền con người phải được tôn trọng, cần xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc và các mối đe doạ khác đối với con người. - Duy trì nền hoà bình: Hoà bình là xu hướng tích cực, không thể chấp nhận việc lấy bạo lực làm giải pháp cho các cuộc xung đột. Việc duy trì hoà bình có tầm quan trọng lớn lao trong các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước cũng như pháp luật quốc tế. - Sự phát triển: phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của con người của mỗi dân tộc là xu thế tất yếu để khắc phục sự đói nghèo và bất công xã hội. - Vấn đề môi trường: sự mất cân bằng sinh thái là hậu quả của việc phá hoại môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống con người. Do đó nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển lâu dài của mỗi quốc gia là vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm. - Di sản văn hoá nhân loại: ý nghĩa của di sản văn hoá rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự hợp tác và hoà bình thế giới. - Tổ chức liên hợp quốc: liên hiệp quốc có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. 2. Sự hiểu biết của các dân tộc về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá đời sống, phong tục tập quán của mỗi nước. Từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, hợp tác và phát triển. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nêu mục đích yêu cầu và kế hoạch hoạt động cho cả lớp. - Cung cấp cho học sinh những nội dung cần thiết có thể lựa chọn để xây dựng tiểu phẩm. Hướng dẫn học sinh đọc thêm các tài liệu, tư liệu, sách báo để chuẩn bị cho hoạt động thêm phong phú. - Giao cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn tổ chức hoạt động, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thích hợp. Cả lớp có thể xây dựng một tiểu phẩm theo chủ đề và hoạt động. mỗi tiểu phẩm có thời lượng tối thiểu là 10 phút và tối đa không quá 1 tiết. 2. Học sinh - Xây dựng tiểu phẩm có 2 phương án: + Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 1 tiểu phẩm, các tổ tự chọn nội dung và tình huống để thiết kế kịch bản của mình (kịch bản không quá 10 phút). + Cả lớp xây dựng 1 kịch bản (không quá 1 tiết). - Cử người dẫn chương trình. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Dự kiến mời đại biểu. - Phân công trang trí, kê bàn ghế hình chữ U. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Phương tiện Thời gian Dẫn chương trình Dẫn chương trình Chuyển tiếp bằng tiết mục văn nghệ. Dẫn chương trình Dẫn chương trình Nêu 1 số vấn đề có thể các bạn chưa nêu. Kết thúc - GVCN - Dặn dò - Hát tập thể và trò chơi khởi động. - Giới thiệu đại biểu và giáo viên chủ nhiệm. - Giới thiệu các tiểu phẩm các tổ đã chuẩn bị. + Kịch bản: Một nhóm những người nước ngoài đến du lịch ở địa phương. Họ gặp khó khăn nên rất cần sự giúp đỡ... + Trong lớp có 1 bạn là người thuộc dân tộc thiểu số. Nam là bạn cầm đầu 1 nhóm người phân biệt đối xử với bạn ấy. Sau đó Nam và các bạn của mình gặp khó khăn được sự giúp đỡ của An. Nam và các bạn nhận ra lỗi của mình. * Đưa ra tình huống và xử lý. Em nhận xét gì về sự mất cân bằng sinh thái hiện nay. Em có những hành động gì cụ thể? Ngoài ra bạn còn quan tâm đến vấn đề gì hiện nay? - Sự bình đẳng giữa các dân tộc. - Di sản văn hoá nhân loại. - Vấn đề môi trường. - Hát tập thể. - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét hoạt động, rút ra kết luận (nhận xét đánh giá). - Chuẩn bị hoạt động tiếp theo. - Mỗi tổ cử đại diện đã được chọn. - Mỗi tổ diễn 1 tiểu phẩm 10' - Một bạn đã được chọn. - Đóng vai 1 vài nước với nét riêng độc đáo - Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường nước. - Có thể rút ra từ tiểu phẩm. 5' 20' 15' V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 3 TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Sau hoạt động này, học sinh cần - Hiểu những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc đối với hoà bình, phát triển của nhân loại đối với quyền con người nói chung và đặc biệt là quyền của trẻ em nói riêng. - Rèn luyện năng lực tiếp cận vấn đề bằng tư duy phê phán và thái độ cởi mở, có năng lực hiểu được những giá trị của hệ thống Liên hợp quốc với những tác động tích cực của nó tới các quốc gia trên thế giới. - Có thái độ đồng tình với Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề của thể giới. Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện Công ước LHQ về quyền trẻ em ở Việt Nam. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Thảo luận chuyên đề 1. Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc - Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan sau: * Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên (tính đến tháng 4/2007 Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên). * Đại hội đồng: có 7 Uỷ ban để thực hiện các vấn đề cụ thể là: + Uỷ ban 1: phụ trách các vấn đề: chính trị và an ninh. + Uỷ ban 2: phụ trách các vấn đề: kính tế và tài chính. + Uỷ ban 3: phụ trách các vấn đề: xã hội, nhân đạo và văn hoá. + Uỷ ban 4: phụ trách các vấn đề: quản lý các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của LHQ. + Uỷ ban 5: phụ trách các vấn đề: hành chính và ngân sách. + Uỷ ban 6: phụ trách các vấn đề: pháp luật + Uỷ ban 7: phụ trách các vấn đề: chính trị đặc biệt. - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an gồm 15 nước, trong đó có 5 nước là uỷ viên Thường trực. - Hội đồng kinh tế và xã hội: Có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế... nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các dân tộc. - Hội đồng quản thác: Có nhiệm vụ kiểm soát chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ uỷ quyền cho một nước thực hiện. - Toà án quốc tế: Là cơ quan tài phán của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế. - Ban thư ký: Là cơ quan hành chính, tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng thư ký, đặc biệt có trách nhiệm trong việc dự thảo và hoàn thành những Nghị quyết mà LHQ đã thông qua. 2. Vai trò của Liên hợp quốc - LHQ là một cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của các dân tộc. - Trụ sở của LHQ đặt tại New Yook - Mỹ. - Trong đời sống chính trị thế giới, LHQ đã và đang giữ một vị trí vai trò quan trọng hàng đầu. - LHQ đã trở thành một diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều kiện chung sống hoà bình giữa các quốc gia khác nhau. 3. Một vài số liệu - LHQ thành lập chính thức ngày 24/10/1945. - Đã có 192 thành viên. - 18 giờ 20 phút ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên LHQ. - Ngày 20/11/1989, Công ước LHQ về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. - Ngày 02/9/1990, Công ước LHQ về Quyền trẻ em có hiệu lực. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, về LHQ, hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu, sách báo về tổ chức LHQ, về bốn nhóm quyền trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu kỹ nội dung Điều 12, 13 về quyền có ý kiến, thu thập thông tin của trẻ em. - Gợi ý một số câu hỏi và đáp án cho hoạt động thi tìm hiểu của học sinh. - Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức hoạt động. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức hoạt động, chuẩn bị: + Cử các đội dự thi. + Cử 1 Ban giám khảo. + Cử người dẫn chương trình. + Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ chủ đề hoà bình thế giới, bảo vệ Quyền trẻ em: Đoàn kết, nối vòng tay lớn... + Phân công trang trí, kê bàn ghế cho các nhóm thảo luận. + Mời giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDCD làm cố vấn. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Người phụ trách Nội dung hoạt động PP và PT Thời gian Người điều khiển Diễn kịch ngắn Đại diện nhóm Đại diện nhóm Đại diện nhóm I. Hoạt động mở đầu: - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. - Giới thiệu thành phần tham dự. II. Thảo luận: 1. Tiểu phẩm dẫn ý. 2. Chia 3 ® 5 nhóm. - Chuẩn bị phương tiện. - Các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. Nội dung: - Nhóm 1: LHQ thành lập ngày, tháng, năm nào? + Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên và hiện nay là ai? + Cơ cấu tổ chức LHQ như thế nào? mục tiêu? Nguyên tắc?. - Nhóm 2: Nêu tóm tắt vai trò của LHQ? + Những người lính của LHQ có trách nhiệm duy trì hoà bình trên thế giới gọi là gì? + Việt Nam gia nhập LHQ năm nào? + Trụ sở LHQ đặt ở đâu? - Nhóm 3: + WHO là tổ chức nào của LHQ? + UNI CEF là tổ chức nào của LHQ? + LINESCO là tổ chức nào của LHQ? + Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Quyền trẻ em vào thời gian nào? + Việt Nam phê chuẩn Công ước trên vào thời gian nào? + Công ước LHQ về Quyền trẻ em có ý nghĩa gì đối với học sinh chúng ta? 3. Thảo luận nhóm ® cả lớp bổ sung. 4. Xen các tiết mục văn nghệ. Kịch bản Giấy, viết Tài liệu Ngày 24/10/1945 Ông Trivơ Hac đan li (Na Uy) từ 1946 - 1953 GV đã cung cấp thông tin trước cho học sinh. - Giáo viên đã cho học sinh chuẩn bị trước. Nhạc, micro Có phấn thưởng: tập hay viết. 10' 5' 5' V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, có ý kiến tổng kết. - Dặn dò: chuẩn bị cho nội dung hoạt động tiết sau.
Tài liệu đính kèm: