Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 57 : Axit-Bazơ-muối (tiếp)

Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 57 : Axit-Bazơ-muối (tiếp)

1. HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối.

2. Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại, viết công thức hoá học khi biết tên của hợp chất.

3. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH

B/ Chuẩn bị:

- Bộ bìa có viết công thức của một số axit, bazơ, axit, muối để HS tập phân loại và ghép CTHH của các loại hợp chất.

- HS ôn tập công thức, tên gọi của oxit, bazơ, axit

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2022Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 57 : Axit-Bazơ-muối (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/2/2011
Tiết 57 : Axit-bazơ-muối (tiếp)
A/ Mục tiêu:
1. HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối.
2. Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại, viết công thức hoá học khi biết tên của hợp chất.
3. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH
B/ Chuẩn bị: 
Bộ bìa có viết công thức của một số axit, bazơ, axit, muối để HS tập phân loại và ghép CTHH của các loại hợp chất.
HS ôn tập công thức, tên gọi của oxit, bazơ, axit
C/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra :
Viết công thức chung của oxit, bazơ, axit?
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS viết lại công thức của một số muối mà em biết
HS: 
Ví dụ: Al2(SO4)3 ; NaCl; Fe(NO3)3
GV
? Em hãy nhận xét thành phần của muối (GV lưu ý HS so sánh với thành phần của bazơ và axit để HS thấy được phần giống và khác nhau của ba loại hợp chất trên.)
HS: Nhận xét
Trong thành phần của phân tử - Muối có nguyên tử kim loại và gốc axit
So sánh: 
Muối giống bazơ: Có nguyên tử kim loại
Muối giống axit: Có gốc axit 
GV:Yêu cầu HS rút ra định nghĩa.
HS: Nêu định nghĩa
Từ các nhận xét trên, các em hãy viết công thức chung của muối (GV lưu ý HS liên hệ với công thức chung của bazơ và axit ở góc bảng phải).
GV:gọi một HS giải thích công thức.
GV: Nêu nguyên tắc gọi tên
GV: Gọi một HS đọc tên các muối sau:
HS: Ví dụ: 
Al2(SO4)3 Nhôm sunfat
 NaCl Natri clorua
 Fe(NO3)3 Sắt (III) Nitrat
GV: Hướng dẫn cách gọi tên muối axit, yêu cầu HS đọc tên:
KHCO3: Kali hiđro cacbonat
NaH2PO4 Natri đihiđro photphat
GV: Thuyết trình phần phân loại
HS: Tự lấy ví dụ minh hoạ
IV. Củng cố:
HS: Làm bài vào vở
Ca(NO3)2 
MgCl2
Al(NO)3
BaSO4
Ca3(PO4)2
Fe2(SO4)3
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: (Chia 3 nhóm HS)
GV phát cho mỗi nhóm một bộ bìa có ghi CTHH của các h/c (Mỗi nhóm có số CTHH bằng 1/3 của bảng bên); bìa của mỗi nhóm có một màu riêng
Các nhóm thảo luận (2ph) để phân loại các hợp chất trên thành 4 loại
Trên bảng GV chia 4 cột: oxit, bazơ, axit, muối
GV: Gọi HS các nhóm lần lượt dán vào các cột đó
Sau 2-3 phút, GV đếm số bìa của mỗi nhóm dán đúng ở các cột để chem. điểm cho từng nhóm
(Thứ tự dán ko nhất thiết phải nhất định như bảng bên)
III/ Muối:
1/ Khái niệm:
- Ví dụ: Al2(SO4)3 ; NaCl; Fe(NO3)3
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2/ Công thức hoá học: 
 AxBy
Trong đó: A là nguên tử kim loại
 B là gốc axit
3/ Tên gọi:
Tên muối: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Tên gốc axit
Ví dụ: 
 Al2(SO4)3 Nhôm sunfat
 NaCl Natri clorua
 Fe(NO3)3 Sắt (III) Nitrat
4/ Phân loại: Dựa vào thành phần, chia 2 loại muối
Muối trung hoà: 
 Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
 Ví dụ: Na2CO3, K2SO4
Muối axit:
 Muối axit là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
 Ví dụ: NaHCO3, KHSO4
Bài tập 1: Lập công thức các muối sau: 
Canxi nitrat
Magie clorua
Nhôm nitrat
Bari sunfat
Canxi photphat
Sắt (III) sunfat
V. Bài tập: 6/130 SGK
 Giáo viên: 
 Lê Tiến Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57.doc