Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng

- Nắm được khái niệm độ dài đoạn thẳng.

- Biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng.

- Biết so sánh hai đoạn thẳng

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

- HS: Thước kẻ có cm, soạn trước bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 05..11. 2008
Tiết 8 Ngày dạy: 14. 11. 2008
Bài 7.: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
Nắm được khái niệm độ dài đoạn thẳng.
Biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng.
Biết so sánh hai đoạn thẳng
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước kẻ có cm, soạn trước bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Oån định:
2. KTBC:
GV nêu câu hỏi kiểm tra: 
? Đoạn thẳng AB là gì? 
? Lấy 2 điểm A, B. Vẽ đoạn thẳng AB? Đo xem đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm? Nêu cách đo em vừa thực hiện?
GV nhận xét và cho diểm
HS: Trả lời như SGK
HS thực hiện đo và nêu cách đo
Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Đo đoạn thẳng:
? Dùng dụng cụ gì để đo đoạn thẳng?
GV giới thiệu một số loại thước.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo đoạn thẳng, GV chỉnh lại cho chuẩn để HS ghi vở.
? Thử tìm xem có đoạn thẳng nào mà không có độ dài?
? Độ dài của mỗi đoạn thẳng như thế nào đối với số 0?
- Khi độ dài đoạn AB = 17cm ta còn nói: khoảng cách giữa hai điểm A, B là 17cm hay A cách B một khoảng là17cm.
? Vậy nếu A cách B một khoảng là 0cm thì em có nhận xét gì về hai điểm A và B?
GV yêu cầu HS đo chiều dài, chiều rộng cuón vở của HS, rồi đọc kết quả.
- Dụng cụ thường dùng là thước thẳng có chia khoảng
- Cách đo: SGK/117
- Kí hiệu: AB = (17cm)
 Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Nếu nói A cách B 1 khoảng bằng 0 thì A B
HS thực hiện
2. So sánh 2 đoạn thẳng:
- GV vẽ 3 đoạn thẳng lên bảng, yêu cầu HS lên đo độ dài 3 đoạn thẳng đó 
? So sánh độ dài 3 đoạn thẳng trên?
? Hai đoạn thẳng trùng nhau thì độ dài của chúng như thế nào với nhau? 
? Vậy hai đoạn thẳng bằng thì có trùng nhau không?
- Yêu cầu cá nhân HS đo ?1 ngay trong SGK và đọc kết quả đo để GV ghi bảng cho các HS khác kiểm tra kết quả
? Quan sát hình 42 SGK/117 và cho biết đâu là thước gấp, thước xích, thước dây?
- Yêu cầu HS tự đo và cho biết 1 inch bằng bao nhiêu mm?
- Hai đoạn thẳng trùng nhau thì bằng nhau. Nhưng hai đoạn thẳng bằng nhau thì chưa chắc đã trùng nhau.
 a) thước dây
b) thước gấp
c) thước xích
1 inch = 2,54cm = 25,4mm
 3. Củng cố:
- Yêu cầu cá nhân HS làm bài 43 SGK/119
GV có thể vẽ to hình này lên bảng theo đúng tỉ lệ các cạnh và yêu cầu 1 HS lên bảng đo sau đó sắp xếp độ lớn các cạnh tăng dần.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm làm bài tập 44 SGK/119
- Yêu cầu các nhóm so sánh kết quả, nếu có sai sót yêu cầu HS đo lại, GV đến tận chổ HS đo sai để hướng dẫn.
* Bài 43: (SGK/119)
* Bài 44: (SGK/119)
AB < BC < CD < DA
p = AB + BC + CD + DA
 =  +  + + = 8,4 cm
 5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và tự tập đo độ dài của các vật dụng trong nhà.
Làm các bài tập: 38, 39, 41, 42 SBT/101 (tương tự các bài tập trong SGK đã làm)
Và bài 45/119
Soạn trước bài “Khi nào thì AM + MB = AB”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 9.doc