Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập

1. Kiến Thức:

- Học sinh củng cố các kiến thức về cộng 2 đoạn thẳng.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng giải bài tập tìm số đo đoạn thẳng lập luận theo mẫu:

 " Nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB"

 3. Thái độ:

- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng, cộng độ dài các đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến Thức:
- Học sinh củng cố các kiến thức về cộng 2 đoạn thẳng.
	2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài tập tìm số đo đoạn thẳng lập luận theo mẫu: 
 " Nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB" 
	3. Thái độ:
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng, cộng độ dài các đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán.
II. Kiến thức trọng tâm:
III. Chuẩn bị: 
	GV: SGK - thước thẳng - BT - Bảng phụ.
	HS: Làm bài tập.
IV. Tiến trình lên lớp: 
	1. Ổn định (1’):
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
	* HS1: Khi nào thì độ dài AM cộng MB bằng AB?
	Chữa BT 47 (121-SGK)
	3. Bài mới: 
	a) Đặt vấn đề (1’):
 Ta đã biết khi nào thi ta có đẳng thức AM + MB = AB và ngược lại, để hiểu rõ thêm ta đi vào bài hôm nay.
	b) Triển khai bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
. Bài tập 48 (121-SGK)
 - Ta cần tính được 1/5 độ dài đoạn dây là bao nhiêu mét?
Giải
 Gọi A, B là 2 điểm mút của bề rộng lớp học. Gọi M, N, P, Q là các điểm trên cạnh mép bề rộng lớp học lần lượt trùng với đầu sợi dây khi liên tiếp căng sợi dây để đo bề rộng lớp học.
Theo đề bài, ta có:
AM + MN + NP + PQ + QB = AB
Vì AM = MN = NP = PQ = 1,25m.
 QB = 
Do đó AB = 4.1,25 + 0,25 = 5,25m
‚. Bài tập 51. (112-SGK)
- Cho ta biết độ dài cảu ba đoạn thẳng
 - Yêu cầu tìm điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Giải
Xét các trường hợp:
- Nếu V nằm giữa A và T thì:
 VA + VT = AT
Ta có VA = 2cm; VT = 3cm; AT = 1 cm.
nên 2 + 3 1
Do đó VA + VT AT
=> V không nằm giữa A và T. (1)
- Nếu T nằm giữa V và A thì:
 VT + AT = VA
mà VA=2cm; VT=3cm; AT=1 cm.
 3 + 1 2
=> VT + AT VA
Do đó T không nằm giữa V và A (2)
- Vì V, A, T thẳng hàng (vì cùng thuộc 1 đường thẳng)
nên từ (1) và (2) suy ra A nằm giữa T và V.
Thoả mãn TA + AV = TV
 Vì 1 + 2 = 3 cm
ƒ. BT 48 (102-SBT)
Giải
a) Ta có: AM + MB = 3,7 cm+ 2,3 cm = 6 cm
=> AM + MB AB
Vậy M không nằm giữa A và B.
- Lí luận tương tự, ta có:
 AB + BM AM, vậy B không nằm giữa A và M.
 MA + AB MB, vậy A không nằm giữa M và B.
Vậy trong 3 điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
b) Trong 3 điểm A, M, B không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
Vậy 3 điểm A, M, B không thẳng hàng
Hoạt động 1: (10’)
Đọc đề BT 48.
- Lên bảng làm BT.
- Để tìm được chiều rộng cảu lớp học thì ta cầm tính được đoạn nào?
Hoạt động 2: (15’)
Bài 51(SGK)
- Bài toán này cho ta biết những yếu tố gi?
- Yêu cầu điều gì?
Hoạt động 3: (10’)
Bài tập 48:
M không nằm giữa A và B
ó AM + MB AB 
Muốn chứng tỏ 3 điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
Suy nghĩ trả lời: Không xảy ra các đẳng thức: AM + MB=AB; 
3 điểm A, M, B có thẳng hàng không? Vì sao?
4. Củng cố (0’): 
 - Trong bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’) 
	- Xem lại các bài tập đã làm.
	- BTVN: 45; 46; 49; 51 (102-103 SBT)
	- Đọc trước bài: §9.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10 moi.doc