Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì

Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2:  Siêng năng - Kiên trì

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

2/ Kỹ năng:

- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác. để trở thành người tốt.

3/Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra. Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 03/ 09/ 2012
Tiết 2 Ngày dạy : 06/ 09/ 2012
BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.
2/ Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.
3/Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra. Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II/CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng đặt mục tiêu
- Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của giá trị
- Kỹ năng tư duy phê phán
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
IV/ CHUẨN BỊ :
- GV:Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống.
 - HS: sách giáo khoa giáo dục công dân 6.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sỉ số.
2/Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?
- Hãy trình bày ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Hãy trình bày cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?
3/ Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
GV: Gọi Học sinh đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
HS: Đọc bài
GV: nhận xét và yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau:
 Câu 1: Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...
Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật
Câu 2: Bác đã tự học như thế nào?
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ ( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học
Câu 3: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?
- Bác không được học ở trường , lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
GV: Chốt lại:
Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
 Hoạt động 2: NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Thế nào là siêng năng?
GV: Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện siêng năng trong học tập và trong lao động?.
HS: Trả lời
Gv: Thế nào là kiên trì?
HS: Trả lời
GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau:
1. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập.
2.Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động.
3. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
HS thảo luận, cử nhóm trưởng trình bày.
GV:Hướng dẫn nhận xét, bổ sung
GV: Chốt lại.
GV: Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? 
HS: Trả lời
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
a) Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
b) Biểu hiện:
-Trong học tập: Đi học chuyên cần, bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà...
-Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm...
-Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác: Kiên trì tập TDTT, bảo vệ môi trường, kiên trì chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo
* Biểu hiện trái với SN:
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...
* Biểu hiện trái với KT:
- Ngại khó, ngại khổ, nản lòng, chóng chán 
Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: 
*Luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a
Đánh dấu x vào chỗ trống tương ứng thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
a- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
b- Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập
+
c- Gặp bài tập khó Bắc không làm
+
d- Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật 
+
e- Hùng tự giác nhặt rác trong lớp
+
g- Mai giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
* Bài tập tình huống:
Chuẩn bị cho giờ kiểm tra văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đánh điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì?
GV: Hướng dẫn cho HS nhận xét và sau chốt lại.
Bài tập a
++-+8++
 Đáp án: a, b, e, g
 3/ Củng cố: 
 Yêu cầu HS khái quát nội dung tòan bài.
 -Thế nào là siêng năng ?
 - Thế nào là kiên trì ?
 - Mối quan hệ giữa siêng năng , kiên trì ?
 - Nêu một số câu ca dao , tục ngữ về siêng năng, kiên trì ?
 4/ Dặn dò: 
 - Học bài
 - Làm các bài tập b,c,d SGK
 - Xem nội dung còn lại của bài.	
	 Tiết 3: Siêng năng , kiên trì ( tt)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
	..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 GDCD 6 tiet 2.doc