Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Nguyễn Thị Phương

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Nguyễn Thị Phương

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS nắm được tính đa dạng, phức tạp của khí hậu châu Á và giải thích được vì sao châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu.

- Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á.

2. Kĩ năng

Phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trên bản đồ sự phân bố các đới và các kiểu khí hậu.

II. Chuẩn bị

- GV: Lược đồ các đới khí hậu châu Á.

- HS: Chuẩn bị bài.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

- Địa hình châu Á có đặc điểm gì nổi bật?

3. Bài mới

Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung

* Hoạt động 1: Sự đa dạng của khí hậu châu Á.

QS hình 2.1 cho biết:

? Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ vùng cực đến xích đạo có những đới khí hậu nào?

? Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu?

? Tại sao khí hậu châu Á phân thành nhiều đới khí hậu khác nhau?

? Theo H. 2.1, có đới khí hậu nào không phân hoá thành các kiểu khí hậu? Giải thích tại sao?

* Hoạt động 2: Hình thành hai kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.

- Dùng bản đồ “Tự nhiên châu Á” kết hợp H. 2.1 xác định rõ khu vực phân bố 2 kiểu khí hậu chính: Gió mùa và lục địa.

? Liên hệ thực tế Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu lục địa? Nơi phân bố lớn?

- Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo

- Đới khí hậu cực và cận cực nằm ở khoảng VCB - cực.

- Ôn đới 40oB – VCB.

- Cận nhiệt CTB – 40oB.

- Nhiệt đới: CTB – 5oN.

HS tự suy nghĩ trả lời.

- Đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cực – thống trị quanh năm.

HS dựa vào H.2.1 và những hiểu biết thực tế để trả lời.

- Khí hậu nhiệt đới.

- Kiểu khí hậu gió mùa.

HS dựa vào SGK để trả lời. Đặc điểm, phân bố.

 1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng

- Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực đến xích đạo nên châu Âu có nhiều đới khí hậu.

- Mỗi đới khí hậu phân hoá khác nhau tuỳ theo vị gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa:

- Đặc điểm khí hậu một năm có hai mùa.

+ Mùa đông: Khô, lạnh ít mưa.

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều.

- Phân bố:

+ Gío mùa nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á.

b) Các kiểu khí hậu lục địa:

- Đặc điểm:

+ Mùa đông khô, rất lạnh.

+ Mùa hè khô, rất nóng.

Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển.

- Phân bố: Nội địa, Tây Nam Á.

 

doc 127 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tiết 01
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS cần nắm: Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kĩ năng
Đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Cho biết vị trí và kích thước của Châu Á.
? Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
? Nơi rộng nhất của châu Á theo chiều Bắc – Nam, Đông Tây dài bao nhiêu km?
* Hoạt động 2: Các đặc điểm địa hình và khoáng sản.
Dựa vào H. 1.2 SGK.
? Tìm đọc tên các dãy núi chính? Phân bố?
? Tìm đọc tên các sơn nguyên chính? Phân bố?
? Tìm đọc tên các đồng bằng lớn? Phân bố?
? Xác định hướng chính của núi? 
? Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ?
Dựa vào H. 1.2 cho biết:
? Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
? Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào?
77o44’B
1o16’B
Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, châu Âu, Phi, Địa Trung Hải.
- Bắc – Nam 8.500 km.
- Đông – Tây 9.200 km.
HS dựa vào H.1.2 ( 5 )
để trả lời.
Đề-can, Trung-xi-bi-a, Tây Tạng
- Lưỡng Hà, Tây-xi-bi-a, Hoa Bắc, Hoa Trung
- Đ – T; B – N .
- Bị chia cắt phức tạp.
Dầu mỏ, khí đốt, sắt, than
- Tây Nam Á, Đông Nam Á.
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo) nằm trải dài (phần đất liền) từ vĩ độ 77o44’B tới 1o16’B.
- Bắc giáp Bắc Băng Dương.
- Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Tây giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải.
- Đông giáp Thái Bình Dương.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a) Đặc điểm địa hình:
- Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới. Tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hai hướng chính Đ-T; B-N.
- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẻ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. 
b) Khoáng sản:
Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và kim loại màu.
4. Củng cố – Hướng dẫn
Xác định giới hạn nơi lãnh thổ rộng nhất bờ Đông – bờ Tây? Châu Á kéo dài trên khoảng bao nhiêu kinh độ?
Châu Á tiếp giáp tiếp giáp với các đại dương nào?
Châu Á giáp các châu lục nào?
Tìm hiểu vị trí, địa hình châu Á.
Học sinh về nhà học bài, đọc xem trước bài 2.
Kí duyệt Tổ – Tuần 01
Tuần 02
Tiết 02
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS nắm được tính đa dạng, phức tạp của khí hậu châu Á và giải thích được vì sao châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu.
- Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á.
2. Kĩ năng
Phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trên bản đồ sự phân bố các đới và các kiểu khí hậu.
II. Chuẩn bị
- GV: Lược đồ các đới khí hậu châu Á.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
- Địa hình châu Á có đặc điểm gì nổi bật?
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Sự đa dạng của khí hậu châu Á.
QS hình 2.1 cho biết:
? Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ vùng cực đến xích đạo có những đới khí hậu nào?
? Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu?
? Tại sao khí hậu châu Á phân thành nhiều đới khí hậu khác nhau?
? Theo H. 2.1, có đới khí hậu nào không phân hoá thành các kiểu khí hậu? Giải thích tại sao?
* Hoạt động 2: Hình thành hai kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.
- Dùng bản đồ “Tự nhiên châu Á” kết hợp H. 2.1 xác định rõ khu vực phân bố 2 kiểu khí hậu chính: Gió mùa và lục địa.
? Liên hệ thực tế Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu lục địa? Nơi phân bố lớn?
- Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo
- Đới khí hậu cực và cận cực nằm ở khoảng VCB - cực.
- Ôn đới 40oB – VCB.
- Cận nhiệt CTB – 40oB.
- Nhiệt đới: CTB – 5oN.
HS tự suy nghĩ trả lời.
- Đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cực – thống trị quanh năm.
HS dựa vào H.2.1 và những hiểu biết thực tế để trả lời.
- Khí hậu nhiệt đới.
- Kiểu khí hậu gió mùa.
HS dựa vào SGK để trả lời. Đặc điểm, phân bố.
1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng
- Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực đến xích đạo nên châu Âu có nhiều đới khí hậu.
- Mỗi đới khí hậu phân hoá khác nhau tuỳ theo vị gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a) Các kiểu khí hậu gió mùa:
- Đặc điểm khí hậu một năm có hai mùa.
+ Mùa đông: Khô, lạnh ít mưa.
+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều.
- Phân bố:
+ Gío mùa nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á.
b) Các kiểu khí hậu lục địa:
- Đặc điểm:
+ Mùa đông khô, rất lạnh.
+ Mùa hè khô, rất nóng.
Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Nội địa, Tây Nam Á.
4. Củng cố – Hướng dẫn
- Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng châu Á.
- Cho biết kiểu khí hậu gió mùa, lục địa: phân bố, mùa đông, mùa hè.
- HS về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài, đọc xem trước bài 3.
Kí duyệt Tổ – Tuần 02
Tuần 3
Tiết 3
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đặc điểm một số hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân.
- Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hoá đó.
- Thuận lợi, khó khăn tự nhiên châu Á.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan châu Á.
- Xác định bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, cảnh quan tự nhiên châu Á.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Châu Á có những đới khí nào? Giải thích sự phân hoá từ bắc xuống nam từ đông sang tây của khí hậu châu Á.
- Trình bày sự phân hoá phức tạp của đới khí hậu cận nhiệt, giải thích nguyên nhân?
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hình thành hệ thống sông ngòi châu Á.
? Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học cho biết:
- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở khu vực Bắc Á, Đông Á, Tây Nam Á?
- Sự phân bố mạng lưới sông ngòi ở mỗi khu vực trên?
- Chế độ nước mạng lưới sông ở các khu vực trên?
- Giải thích nguyên nhân?
GV chuẩn xác kiến thức.
* Hoạt động 2: Hình thành các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á.
Dựa vào H.3.1:
? Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
? Kinh tuyến 800Đ tính từ bắc xuống có các đới cảnh quan nào?
? Theo vĩ tuyến 400B tính từ tây sang có những đới cảnh quan nào?
* Hoạt động 3: Thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.
? Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên châu Á cho biết những thuận lợi khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống?
Học sinh thảo luận nhóm (4 nhóm). Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung nhận xét.
- Có 3 hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều.
- Chế độ nước khá phức tạp.
- Do địa hình bị chia cắt khá phức tạp 
- 10 đới cảnh quan.
- 7 đới cảnh quan.
- Thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, hoang mạc và bán hoang mạc.
 Thuận lợi:
- Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn
- Thiên nhiên đa dạng.
 Khó khăn:
- Địa hình núi cao hiểm trở.
- Khí hậu khắc nghiệt.
1. Đặc điểm sông ngòi
- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển nhưng phân bố không đều, chế độ nước khá phức tạp.
- Có 3 hệ thống sông lớn:
+ Bắc Á mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan.
+ Tây Nam Á và Trung Á: rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu.
+ Đông Á, Đông Nam Á có nhiều sông, sông nhiều nước.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Do địa hình và khí hậu đa dang nên các cảnh quan châu Á rất đa dạng. 
- Cảnh quan khu vực gió mùa và vùng lục địa khô chiếm diện tích lớn.
- Rừng cận nhiệt nhiệt đới ẩm có nhiều ở Đông Trung Quốc, Đông Nam Á và Nam Á.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
a) Thuận lợi:
- Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (dầu khí, than, sắt)
- Thiên nhiên đa dạng.
b) Khó khăn:
- Địa hình núi cao hiểm trở.
- Khí hậu khắc nghiệt.
4. Củng cố
- Điền vào chỗ trống trong bảng sau đây. Tên các sông lớn đổ vào các đại dương:
Lưu vực đại dương
Tên các sông lớn
Bắc Băng Dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
5. Hướng dẫn
- Học sinh về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài, ôn lại kiến thức lớp 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa.
Kí duyệt Tổ – Tuần 03
Kí duyệt của BGH
Tuần 4
Tiết 4
Bài 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU
GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
- Tìm hiểu nội dung loại bản đồ mới: Bản đồ phân bố khí áp và hướng gió.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ.
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ khí hậu châu Á.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn đị ... g sinh vật di cư tới.
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Tên hệ sinh thái
Sự phân bố
Đặc điểm nổi bật
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rộng 300 000 ha dọc bờ biển, ven hải đảo.
Sống trong bùn lỏng cây sú, vẹt, đước, hải sản
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ từ biên giới Việt Trung, Lào vào Tây Nguyên.
- Rừng thường xanh.
- Rừng thưa rụng lá.
- Rừng tre nứa.
- Rừng ôn đới vùng núi.
Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
11 vườn quốc gia.
Miền Bắc: 5
Miền Trung: 3
Miền Nam: 3
- Nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên.
- Là cơ sở nhân giống, lai tạo giống mới.
- Phòng thí nghiệm tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du miền núi.
- Duy trì cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Trồng cây công nghiệp.
4. Củng cố
- Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?
- Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
5. Hướng dẫn
HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 38.
Tuần 31
Tiết 44
 Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
- Nắm được thực trạng (số lượng, chất lượng) nguồn tài nguyên.
2. Kĩ năng
Đối chiếu, so sánh các bản đồ, nhận xét độ che phủ. 
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giá trị của tài nguyên sinh vật.
? Em hãy cho biết những đồ dùng, vật dụng hàng ngày của em và gia đình làm từ những vật liệu gì?
? Tìm hiểu bảng 38.1 cho biết một số giá trị của tài nguyên thực vật Việt Nam.
? Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?
* Hoạt động 2: Bảo vệ tài nguyên rừng.
? Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng từ 1943 – 2001.
? Hiện nay, chất lượng rừng Việt Nam như thế nào? Tỉ lệ che phủ rừng?
? Cho biết nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?
? Rừng là loại tài nguyên tái tạo được. Cho biết nhà nước đã có biện pháp chính sách bảo vệ rừng như thế nào?
* Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên động vật.
? Mất rừng, ảnh hưởng tời tài nguyên động vật như thế nào?
? Kể tên một số loài đứng trước nguy cơ tiệt chủng?
? Nguyên nhân động vật bị tiệt chủng?
? Biện pháp bảo vệ động vật?
- Gỗ, chất dẻo, mủ, tre, sắt
Kinh tế.
- Hổ, báo, hươu, voi
- Tôm hùm, cua, ốc
- 1943 – 1993 giảm rất nhanh.
- Tỉ lệ che phủ thấp 33 – 35%.
- Chiến tranh, cháy rừng, chặt phá, khai thác quá mức.
- Trồng rừng, tu bổ, tái tạo.
Mất nơi cư trú, huỷ hoại hệ sinh thái, giảm sút
- Tê giác, trâu rừng, bò tót
Phá rừng.
Xây dựng khu bảo tồn, khôn phá rừng.
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật
- Cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng
- Thực phẩm, lương thực.
- Thuốc chữa bệnh.
- Bồi dưỡng sức khoẻ.
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng tự nhiên của nước ta bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng.
- Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp 33 – 35% diện tích đất tự nhiên.
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trồng đồi trọc, tu bổ, tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Không phá rừngbắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt môi trường.
- Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
4. Củng cố
- Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có gía trị to lớn nhiều mặt.
- Cho biết nguyên nhân suy giảm rừng ở nước ta.
5. Hướng dẫn
HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 39.
Kí duyệt Tổ – Tuần 31
Tuần 32
Tiết 45
 Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững những đặc điểm chung của Việt Nam.
- Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam làm cơ sở cho việc học địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam.
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có gía trị to lớn nhiều mặt.
- Cho biết nguyên nhân suy giảm rừng ở nước ta.
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
? Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm?
? Thiên nhiên đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như thế nào?
? Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào?
* Hoạt động 2: Việt Nam là một đất nước ven biển.
? Aûnh hưởng của biển tới toàn bộ thiên nhiên Việt Nam như thế nào?
? Tính 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển.
? Là đất nước ven biển Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế.
* Hoạt động 3: Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
? Đặc điểm nổi bật của tự nhiên nước ta là gì?
? Cho biết tác động của đồi núi tới tự nhiên nước ta như thế nào?
? Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
* Hoạt động 4: Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp.
? Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ đông sang tây như thế nào?
? Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ thấp lên cao như thế nào?
? Sự phân hoá đa dạng tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.
Vị trí địa lí.
Khí hậu, địa hình, đất, thuỷ văn, thực động vật.
Cây trồng phát triển quanh năm, hạn hán, bão lũ
Địa hình kéo dài, hẹp ngang ảnh hưởng sâu sắc đất liền
Thuận lợi: an dưỡng, du lịch.
Khó khăn: khí hậu
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
Đồng bằng bồi tụ, cung cấp tài nguyên khoáng sản, lịch sử phát triển địa chất.
HS dựa vào thông tin trong SGK trình bày.
Hành lang đông – tây lãnh thổ hẹp ngang.
Đa dạng nhiều cảnh quan khác nhau.
Thiên nhiên đa dạng, đẹp
Hạn hán, bão, lũmôi trường sinh thái.
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
- Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
2. Việt Nam là một đất nước ven biển
Aûnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì tăng cường tính chất nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
- Nước ta có nhiều đồi núi.
- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá mạnh của các điều kiện tự nhiên.
- Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, du lịch, thuỷ văn
4. Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp
Thiên nhiên phân hoá từ đông – tây, từ thấp – cao, từ bắc – nam. Tạo nhiều thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
4. Củng cố
- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên như thế nào?
5. Hướng dẫn
- HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc xem trước bài thực hành.
Tuần 32
Tiết 46
 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ 
TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật
- Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên; đồi núi, cao nguyên, đồng bằng theo tuyến cắt cụ thể dọc Hoàng Liên Sơn từ Thanh Hóa.
2. Kĩ năng
Kĩ năng đọc, tính toán, phân tích, tổng hợp, bản đồ, biểu đồ, lát cắt, bảng số liệu
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Phương pháp làm bài tập.
? Lát cắt chạy từ đâu? Đến đâu?
- Xác định hướng cắt A,B?
- Tính độ dài AB?
? Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào?
? Lát cắt đi qua các loại đá nào? Phân bố ở đâu?
? Lát cắt đi qua các loại đất nào?
? Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng?
* Hoạt động 2: Tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo khu vực.
Mỗi nhóm tổng hợp một điều kiện tự nhiên theo khu vực địa lí.
Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hoá.
TB – ĐN
360 km
Núi, cao nguyên, đồng bằng.
Đá bốn loại.
Đất ba kiểu.
Thực vật ba kiểu rừng.
1. Yêu cầu và phương pháp làm bài
2. Tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo khu vực
	 Khu 
ĐKTN
Núi cao Hoàng Liên Sơn
Cao nguyên
Mộc Châu
Đồng bằng
Thanh Hoá
Độ cao 
địa hình
Núi TB cao > 2000 – 3000m
Địa hình núi thấp <1000m
Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.
Các loại đá
Mắc ma xâm nhập và phun trào.
Trầm tích hữu cơ – đá vôi
Trầm tích phù sa.
Các loại đất
Đất miền núi cao.
Feralit trên đá vôi
Đất phù sa trẻ.
Khí hậu
Lạnh quanh năm mưa nhiều.
Cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
Khí hậu nhiệt đới.
Thảm thực vật
Rừng ôn đới trên núi.
Rừng và đồng bằng cận nhiệt.
Hệ sinh thái nông nghiệp.
4. Củng cố
- HS về nhà xem lại bài thực hành.
- Cho nhận xét về các mối quan hệ giữa các loại đá và đất.
- Quan hệ giữa độ cao địa hình và khí hậu?
5. Hướng dẫn
- HS về nhà xem lại bài thực hành.
- Đọc xem trước bài 41.
Kí duyệt Tổ – Tuần 32

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA 8 NEW.doc