Giáo án môn Địa Lí Lớp 7 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Thụy Chính

Giáo án môn Địa Lí Lớp 7 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Thụy Chính

 Các chủng tộc trên thê giới

I. Mục tiêu của bài học

 Sau bài học, HS cần:

 - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. Đồng thời nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư, rèn luyện kĩ năng nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.

II. Phương tiện dạy học

 - Bản đồ phân bố dân cư thế giới

 - Bản đồ tự nhiên thế giới

 - Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới

III. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ

 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.

 ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết.

 3. Bài mới

 3.1 Mở bài:

 Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất với 3 chủng tộc chính. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Bài học hôm nay của chúng ta là: Tiết 2. bài 2: Sự phân bố dân cư. các chủng tộc trên thế giới

 3.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học

 GV gọi một HS đọc thuật ngữ " Mật độ dân số" trang 187

 GV yêu cầu HS nghiên cứu và làm bài tập 2, GV cùng HS khái quát công thức tính mật độ dân số ở một nơi.

 ? Quan sát hình 2.1, cho biết:

 - Những khu vực tập trung đông dân

 - Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất

 GV hướng dẫn HS cách khai thác trên lược đồ các thông tin cần thiết:

 + mỗi chấm đỏ = 500000 người

 + nơi có:chấm đỏ dày: đông dân

 chấm đỏ ít hoặc không: thưa người

 - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới, HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư trên thế giới.

 - Thảo luận lớp :? Sự phân bố dân cư trên thế giới có mối quan hệ với các đặc điểm tự nhiên không? Giải thích.

 HS thảo luận,sau đó GV cùng HS đi đến các nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới và nguyên nhân của sự phân bố đó.

 ? Em có nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào.

 GV chốt lại: Ngày nay với phương tiện giao thông và kỉ thuật hiện đại, con người có thể sinh sống ở bất kì nơi nào trên Trái Đất.

 GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ: "chủng tộc" trang 186

 ? Em hãy cho biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.

 ? Quan sát hình 2.2 và nghiên cứu SGK hãy cho biết sự khác nhau về hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc chính trên thế giới.

 GV hướng dẫn HS dựa vào cách nhận biết các chủng tộc trên thế giới để rút ra đặc điểm khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc.

 GV và HS cùng rút ra đặc điểm khác nhau giữa các chủng tộc.

 GV sử dụng bảng phụ: Đặc điểm hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc trên thế giới. 1. Sự phân bố dân cư

 - Thuật ngữ :

Mật độ dân số: Số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ(đơn vị người/ km2)

 - Công thức tính mật độ dân số

 Dân số(người)

 = MĐDS(người/km2)

 Diện tích(km2)

- Phân bố:

+ Những khu vực đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Tây Phi, Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa kì, Đông nam Braxin

+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất Đông Á và Nam Á

- Nguyên nhân:

+ Những khu vực đông dân là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển như:

 . Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn như Hoàng Hà, Sông Ấn - Hằng, sông Nin

 . Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục: Tây Âu va Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi

+ Những khu vực thưa dân do ĐKTN không thuận lợi cho sự sống và sự phát triển của con người: các hoang mạc, vùng cực và gần cực, vùng núi cao.

=> Sự phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều.

 2. Các chủng tộc

- Chủng tộc là tập hợp những người có những đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau, di truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác như: màu da, tóc, mắt mũi

- Cách nhận biết: màu da, tóc, mặt mũi

- Đặc điểm hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc chính trên thế giới.

 

doc 240 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa Lí Lớp 7 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Thụy Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường
Tiết 1 Bài 1: Dân số
I. Mục tiêu bài học
 Sau bài học học sinh cần:
 	- Có những hiểu biết căn bản về: dân số và tháp tuổi; dân số là nguồn lao động của một địa phương; tình hình nguyên nhân của sự gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
 	- Hiểu và nhận xét được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số. Mặt khác rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi
II. Các phương tiện dạy học
 	- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ công nguyên đến năm 2050 (phóng to từ SGK)
 	- Biểu đồ gia tăng dân số địa phương nếu có.
 	- Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài mới
 2.1 Mở bài
 Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX, trong khi đó diện tích của Trái Đất thì không ngừng bị thu hẹp. Vì thế đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội loài người. Vậy ngay bây giờ chúng ta phải làm gì? để hiểu rõ hơn về hiện trạng và thách thức của dân số đối với xã hội loài người chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 1, bài 1: Dân số
 2.2 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân tìm hiểu làm thế nào để biết được dân số của một địa phương và cách thể hiện số dân.
 ? Bằng cách nào để biết dân số của một địa phương
 ? Trong điều tra dân số người ta cho biết được điều gì
 ? Dân số thường được thể hiện ra sao
 ? Các em có trông thấy "tháp tuổi" như trong bài này bao giờ chưa?ở đâu vậy? Tháp tuổi này dùng để làm gì?
 Hoạt động 2 : HS đọc và phân tích tháp tuổi
 ? Quan sát 2 hình tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:
 + Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái?
 + Hình dạng của 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào? tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
 GV hướng dẫn học sinh cách đọc và nhận xét tháp tuổi.
 + Số bé trai(bên trái) và bé gái(bên phải) của tháp tuổi thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu.ở tháp tuổi thứ 2, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.
 + Nhận xét: Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thon dần, đỉnh tháp nhọn.Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình rộng ra => số người trong độ tuổi lao động(tô màu xanh biển) ở tháp tuổi thứ 2 nhiều hơn ở tháp tuổi thứ nhất.
 Kết luận: Tháp tuổi có hình dáng thân rộng đáy hẹp như tháp tuổi thứ 2 có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn tháp tuổi có hình dạng đáy rộng thân hẹp như tháp tuổi thứ nhất.
- Từ 2 tháp tuổi, GV dẫn dắt HS đến hiểu biết tháp tuổi cho biết những thông tin gì?
 * Liên hệ: ? Theo em các nước phát triển, các nước đang phát triển có tháp dân số tương ứng với tháp nào mà chúng ta đã tìm hiểu.
 Hoạt động 3: HS tìm hiểu các thuật ngữ.
 - GV yêu cầu HS nghiên cứu trang 4 và trang 188 SGK.
? Em hãy cho biết thế nào là:
 + Tỉ lệ sinh
 + Tỉ lệ tử
 + Gia tăng dân số tự nhiên
 + Gia tăng dân số cơ giới
 Hoạt động 4 : HS làm việc với biểu đồ H1.2 tìm hiểu tình hình tăng dân số thế giới. 
? Quan sát H1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XX.
? Vì sao dân số thế giới có sự tăng vọt như vậy.
 * Liên hệ với thực tiễn
- GV tổng kết tình hình gia tăng dân số thế giới và giải thích lí do dân số tăng chậm vào những năm đầu công nguyên và tăng nhanh trong 2 thế kỉ gần đây.
Hoạt động 5 : HS đọc và phân tích biểu đồ H1.3 và H1.4. 
? Quan sát H1.3 và H1.4, so sánh 2 biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây cho biết: Trong giai đoạn 1950->2000 nhóm nước nào có TLGT dân số cao hơn? tại sao?
 GV dẫn dắt HS quan sát bản đồ 1.3 và 1.4 để tự rút ra được nhận xét => kết quả cần đạt:
 Gia tăng dân số ở 2 nhóm nước
+ Các nước phát triển:
. Tỉ lệ sinh tăng đầu thế kỉ XIX sau giảm mạnh.
. Sự gia tăng dân số trải qua 2 giai đoạn:
. Giai đoạn 1(1970 -1950) tăng nhanh
. Giai đoạn 2(sau 1950 - 2000) giảm nhanh
+ Các nước đang phát triển
. Tỉ lệ sinh giữ ổn định ở mức cao trong trong 1 thời gian dài trong cả hai thế kỉ XIX và XX, đã sụt giảm nhanh chóng từ sau 1950 nhưng còn ở mức cao.Trong khi đó, tỉ lệ tử lại giảm rất nhanh đẩy các nước đang phát triển vào bùng nổ dân số khi đời sống và điều kiện y tế được cải thiện.
 => Sự gia tăng dân số không đồng đều trên thế giới: dân số đang sụt giảm ở các nước phát triển và bùng nổ ở các nước đang phát triển.
 GV giải thích thế nào là "bùng nổ dân số" và yêu cầu HS đọc trên biểu đồ xem tỉ lệ sinh năm 2000 ở các nước đang phát triển và phát triển là bao nhiêu.
- GV cho HS biết từ khoảng năm 1950 thế giới bước vào bùng nổ dân số .
 ? Vì sao trên thế giới lại có sự bùng nổ dân số?
 HS quan sát TLS trên các biểu đồ 1.3 và 1950 tìm ra nguyên nhân
 ? Đối với các nước có nền kinh tế còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào?
 HS trả lời,kết quả cần đạt:
=> Hậu quả:
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế
- Đời sống chậm cải thiện
- Tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.
* Liên hệ với thực tiễn đất nước Việt Nam
 ? Theo các em cần có những biện pháp nào để hạn chế và chấm dứt bùng nổ dân số
 HS trả lời, kết quả cần đạt:
 Biện pháp:
- Thực hiện chính sách dân số
- Phát triển kinh tế xã hội => nâng cao nhận thức của người dân.
 * Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
 GV chốt lại
1. Dân số, nguồn lao động
 - Điều tra dân số -> tổng số người
 - Dân số thường được thể hiện bằng tháp tuổi.
 - Qua tháp tuổi chúng ta có thể biết được:
. Là biểu hiện cụ thể về dân số của một địa phương
. Tháp tuổi cho biết các độ tuổi của dân số, số nam - nữ, số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động(màu xanh lá cây), trong độ tuổi lao động(màu xanh biển) và số người trên tuổi lao động(màu cam).
. Cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
. Hình dáng tháp tuổi cho ta biết cơ cấu dân số trẻ(tháp thứ nhất) hay cơ cấu dân số già(tháp thứ 2)
 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX
 - Giải thích thuật ngữ:
 + Tỉ lệ sinh
 + Tỉ lệ tử
 + Gia tăng dân số tự nhiên
 + Gia tăng cơ giới
- Tình hình tăng dân số thế giới
 + Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804
 + Tăng vọt vào năm 1960 do sự tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và y tế.
3. Sự bùng nổ dân số
- bùng nổ dân số: là tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên trên mức 210/00 => mức bùng nổ dân số.
- Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ ở nhiều nước châu á, châu phi, châu Mĩ Latinh.
- Các chính sách dân số và phát triển kinh tế-xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
 2.3 Củng cố
 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.
 ? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? nêu nguyên nhân hậu quả và phương hướng giải quyết.
IV. Dặn dò
 Về nhà HS: - Học bài cũ + làm bài tập 2
 - Nghiên cứu trước bài mới. Tiết 2, bài 2:
 Sự phân bố các dân cư
	 Các chủng tộc trên thể giới.
 Thứ 3 ngày 26 tháng 8 năm 2008
Tiết 2 - Bài 2: Sự phân bố dân cư
 Các chủng tộc trên thê giới
I. Mục tiêu của bài học
	 Sau bài học, HS cần:
 - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. Đồng thời nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư, rèn luyện kĩ năng nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ phân bố dân cư thế giới
 - Bản đồ tự nhiên thế giới
 - Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Bài cũ
 	? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.
 	? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết.
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài: 
 Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất với 3 chủng tộc chính. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Bài học hôm nay của chúng ta là: Tiết 2. bài 2: Sự phân bố dân cư. các chủng tộc trên thế giới
 	3.2 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 GV gọi một HS đọc thuật ngữ " Mật độ dân số" trang 187
 GV yêu cầu HS nghiên cứu và làm bài tập 2, GV cùng HS khái quát công thức tính mật độ dân số ở một nơi.
 ? Quan sát hình 2.1, cho biết:
 - Những khu vực tập trung đông dân
 - Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất
 GV hướng dẫn HS cách khai thác trên lược đồ các thông tin cần thiết:
 + mỗi chấm đỏ = 500000 người
 + nơi có:chấm đỏ dày: đông dân
 chấm đỏ ít hoặc không: thưa người
 - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới, HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư trên thế giới.
 - Thảo luận lớp :? Sự phân bố dân cư trên thế giới có mối quan hệ với các đặc điểm tự nhiên không? Giải thích.
 HS thảo luận,sau đó GV cùng HS đi đến các nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới và nguyên nhân của sự phân bố đó.
 ? Em có nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào.
 GV chốt lại: Ngày nay với phương tiện giao thông và kỉ thuật hiện đại, con người có thể sinh sống ở bất kì nơi nào trên Trái Đất.
 GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ: "chủng tộc" trang 186
 ? Em hãy cho biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.
 ? Quan sát hình 2.2 và nghiên cứu SGK hãy cho biết sự khác nhau về hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc chính trên thế giới.
 GV hướng dẫn HS dựa vào cách nhận biết các chủng tộc trên thế giới để rút ra đặc điểm khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc.
 GV và HS cùng rút ra đặc điểm khác nhau giữa các chủng tộc.
 GV sử dụng bảng phụ: Đặc điểm hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc trên thế giới.
1. Sự phân bố dân cư
 - Thuật ngữ :
Mật độ dân số: Số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ(đơn vị người/ km2)
 - Công thức tính mật độ dân số
 Dân số(người)
 = MĐDS(người/km2) 
 Diện tích(km2)
- Phân bố: 
+ Những khu vực đông dân: Đông á, Đông Nam á, Nam á, Trung Đông, Tây Phi, Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa kì, Đông nam Braxin
+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất Đông á và Nam á
- Nguyên nhân:
+ Những khu vực đông dân là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển như:
 . Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn như Hoàng Hà, Sông ấn - Hằng, sông Nin
 . N ... ộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu. 
 Ví dụ: Hoa kì, Nhật Bản, ASEAN 
 AKP (77 nước: Châu á, Ca-ri-bê và Châu Phi)
	3.3. Củng cố
	? Liên minh châu Âu hình thành và phát triển như thế nào? cho biết mục tiêu của tổ chức này.
IV. Dặn dò
	- Học bài cũ
- Chuẩn bị trước bài thực hành: Tiết 70 - Bài 60: Thực hành
 Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
	Ngày 14 tháng 5 năm 2009
Tiết 70 Bài 61: Thực hành
Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu
I. Mục tiêu dạy học 
	Sau bài học, HS cần: 
- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau. 
- Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ các nước châu Âu
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
Kết hợp trong bài thực hành. 
3. Bài mới
3.1. Mở bài
GV giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Quan sát hình 61.1, hãy: 
+ Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.
+ Xác định vị trí các quốc gia thuộc liên minh châu Âu. 
 HS lên bảng ghi các quốc gia thuộc các khu vực và EU. 
 Ÿ 1 HS xác định các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, Nam Âu.
 Ÿ 1 HS xác định các quốc gia thuộc khu vực Tây và Trung Âu, Đông Âu. 
 Ÿ 1 HS xác định các quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu. 
 HS khác nhận xét, bổ sung lên bảng chỉ trên bản đồ.
=> GV khắc lại kết hợp chỉ bản đồ
- GV tổ chức để HS tự nghiên cứu nội dung thực hành trong SGK trả lời câu hỏi 1 của mục 2.
+ Xác định vị trí các nước: Pháp và U-crai-na trên bản đồ. Hai nước này thuộc khu vực nào ở châu Âu?
 HS trả lời
- GV hướng dẫn cách vẽ biểu tròn hoặc biểu đồ ô vuông.
- GV lưu cho HS
+ Lựa chọn 1 trọng 2 cách
 + Mỗi cách đều gồm 2 biểu đồ (2 nước) đặt ngang hàng với nhau.
cầy HS vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U - Crai –- na
 ! HS nhận xét, bổ sung 
 => GV tiến hành tổng kết, đánh giá thành quả lao động của HS
1. Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ. 
- Các quốc gia ở Bắc Âu 
 Na Uy Phần Lan 
 Thụy Điển Ai-xơ-len
- Các quốc gia ở Tây và Trung Âu
Ai - len 
Ba Lan
Anh
Séc
Pháp 
áo
Hà Lan 
Xlô-ra-ki-a
Bỉ
Xlô-rê-ni-a
Luc xem bua 
Hun-ga-ri
Đức 
Ru-ma-ni
Thụy Sĩ 
Đan Mạch
Bun-ga-ri
- Các quốc gia ở Nam Âu
Bồ Đào Nha
Xex-bi
Tây Ban Nha
Môn-tê-nê-grô
Ita-li-a
Ma-xê-đô-ni-a
Crô-a-li-a
Hi Lạp
He-xe-gô-ri-na
Man-ta
An-ba-ni
Sip
- Các quốc gia ở Đông Âu
Lat-ri-a
Môn-đô ra
Lit-ra
Liên Bang Nga
E-xtô-nia
Bê ta rút
U-crai-na
- Các quốc gia của EU.
Ai-len
E-xtô-ni-a
Anh
Lat-vi-a
Pháp
Lit –va
Tây Ban Nha
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Séc
Na-Uy
áo
Thụy Điển
Xlô-va-ki-a
Phần Lan
Xlô-vê-ni-a
Đan Mạch
Hun ga ri
Hà Lan
Hi Lạp
Bỉ
Man-ta
Lac-xem-bua
Sip
I-ta-li-a
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
- Xác định vị trí các nước 
Pháp: Khu vực Tây và Trug Âu
Ucrai-na: Khu vực Đông Âu
ỹ Cách vẽ biểu 
* Biểu đồ hình tròn 
 Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể.	
 Các bước vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu 	
+ Tính phần trăm (%) nếu bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối.
+ Tính cung độ: 1% = 3,60
- Xác định bán kính hình tròn:
Công thức tính diện tích hình tròn S = PR2
- Vẽ hình tròn tâm O, bán kính R. Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ và trật tự của các thành phần trong đầu bài ( bảng số liệu ), khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ "tia 12giờ", vẽ theo chiều thuận kim đồng hồ.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tỷ lệ của các thành phần (%) lên biểu đồ có 2 cách : 	
- Cách 1 : Ghi trong biểu đồ
13,3
- Cách 2 : Ghi ngoài biểu 
71,6
đồ
+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải
Có 3 cách kí hiệu : 
Ÿ Bút màu 
Ÿ Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông...)
Ÿ Dùng các ước hiệu toán học ( dấu cộng, trừ, nhân,....)
ỵ Chú ý: 	
Ÿ Khi làm bài thi, thí sinh không được sử dụng bút màu vì sẽ bị coi là đánh dấu bài thi.
Ÿ Chọn kí hiệu vừa dễ đọc, vừa đẹp.
+ Ghi tên biểu đồ ( tên của đối tượng, thời gian ( năm ), đơn vị tính (%) )
* Biểu đồ ô vuông 
+ Xử lí số liệu 
 Tính phần trăm
+ Các bước vẽ biểu đồ 
 Vẽ 1 ô vuông lớn có các cạnh 5 cm
 Chia ô vuông lớn thành 100 ô vuông nhỏ 
 Chia tỉ lệ % theo thứ tự: 
 Từ trên xuống dưới 
 Từ trái qia phải
 Ghi tri số %
 Sử dụng kí hiệu 
 Lập bảng chú giải
 Đặt tên cho biểu đồ
ỹ Vẽ biểu đồ.
IV. Tổng kết 
	Đây là bài học cuối cùng của chương trình Địa lí 7	
Họ và tên: Trần Thị Hoài Thơm
Giáo án dự thi giáo viên giỏi huyện
Môn: Địa lý lớp: 7
Tiết: 29 
Bài dạy: Thiên nhiên Châu Phi
I/ Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Nắm được đặc điểm về vị trí địa lý, hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Phi.
- Kiến thức trọng tâm: ở mục I, vị trí địa lý. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc lược đồ, phân tích lược đồ đặc biệt là lược đồ tự nhiên để nắm nội dung, kiến thức. 
3. Tình cảm, thái độ: Đánh giá được vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản ở Châu Phi. 
II/ Phương tiện dạy - học: SGK, lược đồ tự nhiên Châu Phi, tranh ảnh bảng phụ, phiếu học tập. 
III/ Tiến trình lên lớp: 
A- Bài cũ: Hãy kể tên các Châu Lục, các Quốc gia trên thế giới được phân thành mấy nhóm nước? Dựa vào những tiêu chí nào? 
- Học sinh trả lời. 
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, bổ sung. 
B/ Bài mới: GV giới thiệu vào bài. 
Thế giới chúng ta vô cùng rộng lớn và đa dạng, mỗi Châu Lục đều có đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội riêng. Thiên nhiên Châu Phi có đặc điểm như thế nào? 
Hoạt động dạy - học
Nội dung chính
? Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức SGK hãy cho biết S của Châu Phi? 
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. 
GV S, dân số Châu Phi đều đứng thứ 3 thế giới, sau Châu á - Châu Mĩ. 
và chỉ tên các quốc gia có ở Châu Phi trên lược đồ?
- HS đọc -> H và GV nhận xét, bổ sung
? Vậy Châu Phi có bao nhiêu quốc gia độc lập? 
- GV hướng dẫn học sinh tìm các điểm cực của Châu Phi.
- GV các điểm cực, tức các điểm ở vĩ độ xa nhất về các phía: Bắc, Nam, Đông, Tây.
- GV hướng dẫn cách tìm các điểm cực
? Dựa vào lược đồ treo tường hãy xác định vĩ độ các điểm cực và các điểm cực đó thuộc các quốc gia nào? 
- HS trả lời -> H nhận xét 
- GV nhận xét, bổ sung
+ Điểm cực Bắc: Mũi Blăng ở 37o20'B thuộc Tuy Nidê
+ Điểm cực Tây: Annađi: 17o33'T thuộc Xênêgan
+ Điểm cực Nam: Kim 34o52'N thuộc Nam Phi.
+ Điểm cực Đông: Hê phun 51o23' Đ thuộc Xêmali.
- GV treo lược đồ địa lí tự nhiên. 
- Hướng dẫn HS quan sát lược đồ
? Dựa vào lược đồ 26.1 và lược đồ tự nhiên treo bảng hãy chỉ các vùng tiếp giáp của Châu Phi ? Nhận xét vị trí địa lý? 
+ HS chỉ lược đồ -> HS nhận xét 
+ GV nhận xét, bổ sung
? Dựa vào lược đồ hãy chỉ vị trí của kênh đào Xuyê? Nêu ý nghĩa của kênh đào này? 
- HS trả lời
- HS nhận xét
GV: Lẽ ra Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương và chủ yếu nằm trong đới nóng, lẽ ra Châu Phi phải mang khí hậu nóng ẩm nhưng thiên nhiên Châu Phi lại không có sư ưu đãi đó? Vì sao?
? Dựa vào lược đồ 26.1 hãy nhận xét đường bờ biển của Châu Phi?
- HS trả lời
- HS nhận xét
- GV nhận xét,bổ sung
?Dựa vào lược đồ treo bảng, hãy chỉ đảo, bán đảo lớn nhất ở Châu Phi và chỉ các vịnh biển? 
- HS chỉ
- HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
?Dựa vào lược đồ 26.1 và lược đồ treo tường hãy chỉ trên lược đồ các dòng biển nóng, lạnh?
?Đặc điểm đường bờ biển và các dòng biển nóng lạnh như thế nào đến khí hậu Châu Phi?
(Biển ít lấn sâu vào đất liền + Sự chi phối các dòng biển lạnh -> khí hậu nóng + khô -> khắc nghiệt -> đó là nguyên nhân chính hình thành hoang mạc ở Châu Phi). 
- Dựa vào lược đồ treo bảng hãy chỉ vị trí của đường xích đạo, đường chí tuyến Bắc, Nam? Vậy Châu Phi chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? 
- HS trả lời
- HS nhận xét
- GV nhận xét bổ sung.
- Vị trí của đường xích đạo và các chí tuyến đi qua phần nào của châu lục?
GV chốt vấn đề: Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương nhưng khí hậu lại nóng + khô vào bậc nhất .
- GV chuyển ý
? Dựa vào sự hiểu biết của mình hãy kể tên các dạng địa hình trên bề mặt TĐ?
- HS kể 
- HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
? Dựa vào lược đồ 26.1 kể tên các dạng địa hình chính có ở Châu Phi? 
- HS trả lời -> HS + GV nhận xét, bổ sung.
?Đồng bằng ở Châu Phi phân bố ở đâu? 
- HS trả lời
- HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
? Dựa vào thang màu độ cao nhận xét đặc điểm về độ cao của núi ở Châu Phi?
- HS trả lời 
- HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
? Dựa vào lược đồ treo bảng, hãy chỉ trên lược đồ các hoang mạc lớn, khối núi, bồn địa, sơn nguyên, sông, hồ lớn? 
- HS trả lời 
- HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
? Dựa vào lược đồ 26.1 và lược đồ treo bảng hãy cho biết địa hình giữa Đông Nam và Tây Bắc thì miền nào cao hơn?
Vậy hướng nghiêng chung của địa hình là hướng nào? (cao ở Đông Nam - thấp ở Tây Bắc)
- GV liên hệ đến hướng nghiêng của địa hình Việt Nam.
- GV chuyển ý 
- GV lập bảng
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Thời gian: 5 phút
? Dựa vào bảng 26.1 lập bảng theo mẫu: 
Các khoáng sản chính
Phân bố chủ yếu
?Nhận xét về tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi?
?Vai trò của tài nguyên khoáng sản -> sự phát triển kinh tế?
- Gọi HS lên đọc -> HS khác nhận xét 
- GV treo bảng có sẵn đáp án. 
- GV chốt bài học: Châu Phi là một Châu Lục có điều kiện tự nhiên vừa ưu đãi, vừa khó khăn. Nhưng về kinh tế- xã hội Châu Phi vẫn là nước có số nước đói nghèo đông nhất thế giới, bệnh tật, xung đột sắc tộc - vẫn còn là vấn đề lớn và yêu cầu các nước Châu Phi phải nổ lực để vươn lên tầm cao của thế giới.
- GV treo bảng phụ bài tập cho học sinh làm.
Bài 1: Con sông nào dài nhất thế giới?
A. Sông Nin B. Sông A-ma-dôn
C. Sông Hoàng Hà D. Sông Trường Giang
Bài 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khí hậu của Châu Phi?
A. Vị trí địa lý B. Độ cao địa hình 
C. Các dòng biển nóng, lạnh.
D. Tất cả các ý trên.
IV. Củng cố, hướng dẫn:
- GV chốt kiến thức.
- Dặn HS làm bài tập 1,2,
- Nghiên cứu trước bài mới 
1. Vị trí địa lí
- S: 30 triệu km2 (2001)
- Tiếp giáp
+ Phía Bắc giáp: Địa Trung Hải
+ Đông Bắc: giáp Biển Đô
+ Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Đông + Nam: ấn Độ Dương
=> Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, ít vịnh, đảo, bán đảo.
- Châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo, chủ yếu nằm trong đới nóng. 
2. Địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình
Chủ yếu là núi, cao nguyên, độ cao trung bình 750m, diện tích đồng bằng ít.
b) Khoáng sản.
- Khoáng sản phong phú đa dạng, đặc biệt có nhiều khoáng sản quý, hiếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia 7.doc