Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226-1400) - Dương Đình Thự

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226-1400) - Dương Đình Thự

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về mỹ thuật thời Trần.

- Kĩ năng: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

- Thái độ: Học sinh biết yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy - học:

Giáo viên: - Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về mỹ thuật thời Trần.

Học sinh: - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở sách báo có liên quan đến mỹ thuật thời Trần.

2. Phương pháp dạy - học:

- Phương pháp vấn đáp, thảo luận, trực quan.

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226-1400) - Dương Đình Thự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 /10 / 2011
Ngày giảng : 07 /10 / 2011
Giáo sinh thực hiện : Dương Đình Thự
Lớp : Sư phạm mỹ thuật K4-B
TIẾT 1 - BÀI 1 : THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN
(1226 - 1400 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về mỹ thuật thời Trần.
- Kĩ năng: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
- Thái độ: Học sinh biết yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy - học: 
Giáo viên: - Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về mỹ thuật thời Trần.
Học sinh: - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở sách báo có liên quan đến mỹ thuật thời Trần.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp vấn đáp, thảo luận, trực quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1p. Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới: 35p.
Giới thiệu bài: 
	Trong chương trình mỹ thuật 6 các em đã được biết đết một số nét về mỹ thuật thời nhà Lý, nghệ thuật tranh dân gian, nền văn minh Hi Lạp, La Mã cổ đại. Hôm nay thầy và các em cùng nhau đi tìm hiểu tiếp một giai đoạn mỹ thuật nữa, đó là mỹ thuật thời nhà Trần.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HỆ THỐNG CÂU HỎI
NỘI DUNG
5p
15p
15p
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần.
- Gọi HS nhắc lại thành tựu của mỹ thuật thời Lý.?
- Sau khi nhà Trần lên trị vì thì đất nước đã có những biến động gì ?.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài nét khái quát về MT thời Trần.
? Quan sát tranh ở SGK, chúng ta có thể kể tên những loại hình NT nào trong thời nhà Trần.
- Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. GV chuyển bị câu hỏi cho từng nhóm.
Nhóm 1: Kiến trúc: 
- KT thời Trần gồm có mấy loại ? Kể tên.
- Thành tựu tiêu biểu của NT kiến trúc thời Trần ?
- HS tìm hiểu trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nhóm 2: Điêu khắc và trang trí:
- Kể tên một số thành tựu của nghệ thuật ĐK và TT thời Trần, ?
- Hình tượng rồng thời Trần khác gì với hình tượng rồng thời Lý ?
Nhóm 3: Đồ gốm.
- Điểm khác nhau giữa gốm thời Trần và gốm thời Lý ?
- Đề tài trang trí của gốm thời Trần ?. 
- Đại diện từng nhóm lên trả lời . các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
Hoạt động 3: một số đặc điểm chung của MT thời trần:
- Giáo viên kết luận ghi tóm tắt trên bảng:
I.Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần.
- KL: MT thời nhà Trần là sự tiếp nối của MT thời nhà Lý nhưng lại có những nét riêng những nét riêng đó phần lớn do bối cảnh xã hội tạo nên.
- KL: * Vào đầu thế kỷ XIII VN có những biến động quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.
* Nhà Trần tiếp tục và phát huy những thành quả của nhà Lý. Cơ cấu xã hội được khôi phục và củng cố thêm kỷ cương và thể chế được chỉnh đốn tăng cường.
* Với ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên tinh thần tự lập tự cường, tinh thần thượng võ được dâng cao trở thành hào khí dân tộc. tạo nên một sức bật cho VHNT trong đó có MT phát triển.
II. Tìm hiểu một vài nét khái quát về MT thời Trần.
- MT thời nhà Trần là sự tiếp nối của MT thời nhà Lý.
- MT thời nhà Trần phát triển trên điều kiện thuận lợi, vì mối quan hệ với quần chúng đã cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận.
KL: MT thời nhà Trần giàu chất hiện thực hơn MT thời nhà Lý; yếu tố tạo hình khoẻ khoắn vì thế lên gần gũi với nhân dân lao động hơn.
-KL: MT thời nhà Trần gồm 3 loại hình chính: KT, ĐK và trang trí, đồ gốm.
Tháp Phổ Minh (Nam Định)
Khu cung điện Thiên Trường (Nam Định).
Tháp Bình Sơn ( Vĩnh Phúc).
Chùa Dâu ( Bắc Ninh )
Rồng thời nhà Trần.
 Gốm men nâu.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỸ THUẬT THỜI TRẦN:
* Về kiến trúc: 
- Kiến trúc phật giáo được thể hiện ở những nơi chùa tháp, được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế. VD ( tháp Phổ Minh ở Nam Định, tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc.)
- Kiến trúc chùa làng: Do xã hội vào cuối thời Trần có nhiều biến động nhất là sau cuộc chiến tranh với chiêm thành, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi nên trong dân chúng nảy sinh nhiều tâm lý dựa vào thần quyền. vì vầy chùa làng được xây dựng ở nhiều nơi những chùa này thường kết hợp thờ phật với thờ thần.
* Về điêu khắc và trang trí: 
- Chạm khắc chủ yếu để trang trí làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn.
- Những bức chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, người chim và rồng ở chùa Thái Lạc( Hưng Yên).
- Chạm khắc trang trí bề thế đó là đá hoa sen rất phổ biến ở thời nhà Trần.( Bệ đá có hình khối hộp hoa sen thường được tạo dáng theo 3 phần: toà sen, thân và chân bệ với những hình chạm rồng và hoa lá, chạm nổi hoặc khắc chìm.)
* Về NT đồ gốm: 
- Tiếp tục phát triển trên cơ sở truyền thống của thời Lý được thể hiện trên đồ gốm trang trí kiến trúc, đồ gốm sinh hoạt hàng ngày.
- Dựa theo chất liệu và kiến trúc thể hiện hình dáng trang trí, sắc độ, nước mem ta có thể chia làm ba loại đó là: Gốm men ngọc, Gốm hoa nâu, Gốm hoa lam.
- Mỹ thuật thời nhà Lý với những thành tựu như: NT, KT và điêu khắc, trang trí, đồ gốm phát triển mạnh.
- Sau khi nhà dành được ngôi từ nhà Lý một cách yên bình. Nhà trần bắt đầu công việc trị vì đất nước. Đất nước từ đó có một số thay đổi, chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỷ cương và thể chế được duy trì và phát huy.
- Gồm 3 loại hình NT ( Kiến trúc, điêu khắc và trang trí, đồ gốm )
1. Nghệ thuật kiến trúc:
* KT thời Trần gồm có 3 loại: - Kiến trúc cung đình ( Kinh thành Thăng Long, cung điện Thiên trường.).
- Kiến trúc phật giáo: ( tháp phật, kiến trúc chùa, kiến trúc lăng mộ.).
*Thành tựu: - Tiếp thu toàn bộ di sản KT cung đình của triều Lý, đó là kinh thành Thăng long.
- Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc khác như: (Khu cung điện Thiên Trường, khu lăng mộ An Sinh, thành Tây Đô.)
- Kiến trúc phật giáo: Những ngôi mộ chùa tháp được xây dựng uy nghi, bề thế.( Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn.).
2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
* Thành tựu: - Điêu khắc tượng tròn được tạc nhiều bằng chất liệu đá và gỗ: Tượng Quan Hầu, tượng các con thú.
- Những bệ rồng ở một số di tích thời Trần như: Chùa Dâu (Bắc Ninh), Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh). Vì vậy hình tượng con rồng ở thời Trần có thân hình khoẻ khoắn hơn.
- Chạm khắc trang trí: chạm khắc chủ yếu để trang trí đề tài tứ linh đó là: rồng , phượng , lân, cá hoá rồng.
* Hình tượng rồng thời Trần khác rồng thời Lý đó là: Rồng thời Trần ít bay lượn hơn, râu bờm có mào lừa ngắn, chân có bốn ngón, đầu có rừng, bố cục phong phú và nhiều biến thể.
3. Nghệ thuật đồ gốm:
- xương gốm dày thô và nặng hơn.
- Chế tác được gốm men nâu và gốm men ngọc, thạp gôm.
- Hoạ tiêt trang trí chủ yếu là hoa sen và hoa cúc.
Gác Chuông (Bối Khê).
Chùa Nghi Tàm - Hà Nội.
Chùa Yên Tử (Quảng Ninh).
Hình Rồng và hoa trên viên gạch (Gốm tráng men - Chùa Hoa Yên, Quảng Ninh).
Hình rồng chạm gỗ Chùa Dâu - Bắc Ninh.
Chậu hoa và thạp gốm hoa nâu.
4. Củng cố: 8p
	Trên cơ sở bài học hôm nay các em đã học về mỹ thuật thời Trần thầy sẽ tổ chức một trò chơi ô chữ để kiểm tra kiến thức bài học của các em. Ô chữ của thầy gồm có 8 hàng ngang và 1 hàng dọc, trong đó ô hàng dọc là ô chìa khoá.
 	Chủ đề của ô chìa khoá là:
“Tinh thần dân tộc trong mỹ thuật thời Trần”
( Thượng võ ).
CÂU HỎI Ô CHỮ
Hàng ngang số 1: 	
Hàng ngang số 2: 	
Hàng ngang số 3: 	
Hàng ngang số 4: 	
Hàng ngang số 5: 	
Hàng ngang số 6: 	
Hàng ngang số 7: 	
Hàng ngang số 8: 	
ĐÁP ÁN Ô CHỮ
1
T
R
Ầ
N
T
H
Á
I
T
Ô
N
G
2
T
H
I
Ê
N
T
R
Ư
Ờ
N
G
3
T
Ư
Ợ
N
G
S
Ư
T
Ử
4
T
Ư
Ợ
N
G
H
Ổ
5
N
G
U
Y
Ê
N
M
Ô
N
G
6
G
Ố
M
M
E
N
N
G
Ọ
C
7
V
Ĩ
N
H
P
H
Ú
C
8
R
Ồ
N
G
V
Õ
5. Dặn dò: 1p
	Bài học đến đây là kết thúc về nhà các em xem lại bài và tìm hiểu thêm về nền MT thời Trần nói riêng và nền MT nước nhà nói chung cũng như nền MT trên thế giới để các em hiểu sâu hơn về nền MT của nhân loại.
	Các em xem trước cho thầy bài 2 đó là bài: Vẽ theo mẫu Cái cốc và quả.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai giang MT 7.doc