-Giáo viên giới thiệu về trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng :
-Giáo viên cho học sinh xem hình 1, sách GK, trang 89, và hỏi :
´ Các bài trang trí trên có gì giống nhau ? (bố cục hài hoà, thuận mắt, có hình ảnh, hình vẽ và màu sắc).
´ Điểm gì khác nhau giữa các bài ? (Trang trí hình vuông là trang trí cơ bản vì sắp xếp chặt chẽ, nhiều hình, nhiều màu. Các bài còn lại đều thuộc loại trang trí ứng dụng vì cách bố cục, hình vẽ, màu sắc tuỳ thuộc vào mục đích trang trí).
Ngày Soạn : 12/9/2009 Ngày Dạy : 17/9/2009 Tiết 6 Bài CÁCH SẮP XẾP (BỐ CỤC) TRONG TRANG TRÍ A Mục Tiêu B Chuẩn Bị Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Biết cách làm bài vẽ trang trí. I - Tài Liệu Trịnh Thiệp, Ung Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB GD. Nguyễn Quốc Toản, Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB GD, 2001. II - Đồ Dùng Vật thật : Ấm, chén, khăn vuông có trang trí. Hình ảnh về trang trí nội thất, ngoại thất và đồ vật thông dụng. Phóng to một số hình ở sách GK. Bài của học sinh cũ. Học sinh : Thước, giấy, chì, màu vẽ. III - Phương Pháp Trực quan ; Luyện tập. I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. II - Bài cũ : (2’) Thế nào là tranh đề tài ? Nêu các bước vẽ tranh đề tài ? III - Bài mới : Giới thiệu bài. (1’) -Giáo viên đưa một vài hình ảnh về sắp xếp nội thất, ngoại thất, hội trường; ấm, chén, tủ, sách vở, cho học sinh thấy sự đa dạng trong bố cục trang trí. -Giáo viên nhấn mạnh : Yêu cầu của trang trí là tạo cho mọi vật hay tổng thể mọi vật có vẻ đẹp chung. Muốn vậy phải biết cách bố cục (sắp xếp ) các hình mảng, đường nét, hoạ tiết, đậm nhạt, màu sắc cho thuận mắt, hợp lí. Bài này giúp em biết cách bố cục trong trang trí. Hoạt Động Của Thầy TG Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét -Giáo viên hỏi : Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí ? Trong bài trang trí, việc bố cục là cần thiết và quan trọng. Vậy cần bố cục như thế nào ? -Giáo viên nêu : Sắp xếp các mảng hình lớn, nhỏ phù hợp với các trống của nền ; Sắp xếp hài hoà các hoạ tiết (có nét thẳng, nét cong ; có độ đậm, độ nhạt) để bài không bị nặng nề, dàn trải hay rối mắt. -Giáo viên giới thiệu về trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng : -Giáo viên cho học sinh xem hình 1, sách GK, trang 89, và hỏi : Các bài trang trí trên có gì giống nhau ? (bố cục hài hoà, thuận mắt, có hình ảnh, hình vẽ và màu sắc). Điểm gì khác nhau giữa các bài ? (Trang trí hình vuông là trang trí cơ bản vì sắp xếp chặt chẽ, nhiều hình, nhiều màu. Các bài còn lại đều thuộc loại trang trí ứng dụng vì cách bố cục, hình vẽ, màu sắc tuỳ thuộc vào mục đích trang trí). -Giáo viên giới thiệu một số cách sắp xếp (luật sắp xếp) : Sắp xếp nhắc lại ; Sắp xếp xen kẽ ; Sắp xếp đối xứng ; Sắp xếp mảng hình không đều. Chú ý : Tránh sắp xếp các mảng dày đặc hay thưa, dàn trải Các hoạ tiết giống nhau nên vẽ bằng nhau, cùng màu và cùng độ đậm nhạt. Cố dùng ít màu (3 - 4 màu) lựa chọn cho chúng hài hoà với nhau. 7’ -Học sinh trả lời. -Học sinh nghe giới thiệu về bố cục trong trang trí. -Học sinh xem hình 1, sách GK, trang 89, rồi nhận xét (theo gợi ý của giáo viên) về trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. -Học sinh nghe giới thiệu một số cách sắp xếp (luật sắp xếp). Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh cách trang trí cơ bản -Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng rồi chỉ cách làm : Bước 1 : Tìm bố cục. Kẻ ra các trục (dọc, chéo, ngang) để vẽ mảng cho đều. Tìm các mảng hình (dạng kỉ hà, chú ý tỉ lệ giữa mảng hoạ tiết với khoảng trống nền. Có nhiều cách tìm mảng). Bước 2 : Vẽ hoạ tiết. Tìm, chọn, vẽ các hoạ tiết phù hợp với các mảng. Bước 3 : Tìm, chọn màu theo ý thích để bài vẽ hài hoà, rõ trọng tâm. 6’ -Học sinh xem một số bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng rồi nghe giáo viên giới thiệu các bước làm bài trang trí. Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh làm bài -Giáo viên gợi ý vẽ các mảng hình khác nhau ở hai hình vuông : kẻ trục, vẽ mảng to, mảng nhỏ. 25’ -Học sinh làm 2 phác thảo trang trí hình vuông, tự nhận xét chọn một bài để vẽ hoạ tiết và vẽ màu. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập -Giáo viên hỏi củng cố bài : Nêu các cách sắp xếp trong trang trí ? Cách tiến hành một bài trang trí cơ bản như thế nào ? 4’ -Học sinh trả lời. Về nhà : Làm bài tập ở sách GK ; mang hình hộp, quả (hình cầu), giấy, chì, tẩy Chuẩn bị bài 7 - Vẽ theo mẫu : Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. ± ± Ngày soạn : 19/9/2009 Ngày dạy : 24/9/2009 Bài Tiết 7 MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU (Vẽ Hình) A Mục Tiêu B Chuẩn Bị Học sinh biết được cấu trúc của hình hộp, hình cầu và sự thay đổi hình dáng kích thước của chúng khi nhìn ở vị trí khác nhau. Học sinh biết cách vẽ hình hộp, hình cầu và vận dụng vào vẽ đồ vật có dạng tương đương. Vẽ được hình hộp và hình cầu gần đúng mẫu. I - Tài Liệu Nguyễn Quốc Toản, Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB GD, tái bản 2001. II - Đồ Dùng Hình minh hoạ ở đồ dùng dạy - học mĩ thuật 6. Mẫu vẽ : Hình lập phương, cạnh 15cm (màu trắng) ; Hình hộp (cỡ 20cm x 14cm x 5cm màu trắng) ; Một quả bóng đường kính 10 cm (màu đậm). Một quả (trái cây) hình cầu (đường kính 6cm, màu đậm). Một miếng bìa vuông có trục quay. Một hình lập phương, màu nhạt, ở 4 mặt có dán 4 hình tròn nội tiếp (màu đậm) khi quay sẽ nhìn thấy : Hình vuông hình thang ; Hình tròn hình e-líp. Học sinh : Mang theo hình hộp ; quả (hình cầu). III - Phương Pháp Vấn đáp. Trực quan. I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. II - Bài cũ : (1’) Trong bài trang trí, cần bố cục hoạ hoạ tiết như thế nào cho đẹp ? III - Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt Động Của Thầy TG Hoạt Động CủaTrò Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét -Giáo viên bày mẫu ở vài vị trí để học sinh quan sát, nhận xét tìm ra bố cục hợp lí : Hình hộp sau hình cầu, nhìn chính diện (H. 3a) ; Hình hộp xa hình cầu và thẳng hàng ngang (H. 3b). Ở góc độ H. a,b bài sẽ không đẹp. Hình hộp nhìn thấy 3 mặt, hình cầu ở trước (H. 3c) ; Hình hộp chếch, hình cầu trên hình hộp (H. 3d) Góc độ H. 3 c,d bố cục rõ và đẹp hơn. -Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vẽ, về : Tỉ lệ khung hình ; Độ đậm, nhạt của mẫu. 7’ -Học sinh quan sát góp ý về cách bày mẫu. -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về bố cục của mẫu. -Học sinh quan sát, nhận xét mẫu vẽ. Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Giáo viên hướng dẫn học sinh các vẽ : Cách tiến hành như bài 4, cụ thể : Vẽ phác khung hình (chung) vào giấy cho cân đối. Bài này chú ý : Chiều cao : từ góc cao phía trong mặt hộp đến điểm đặt hình cầu (H. 3c) hoặc từ đỉnh hình cầu đến góc đáy thấp hình hộp. Chiều ngang : từ cạnh xa hình hộp đến thành hình cầu (H. 3c) hoặc là khoảng cách của 2 cạnh xa hình hộp (H. 3d). Vẽ phác khung hình riêng. Đối chiếu theo chiều ngang, chiều dọc để có tỉ lệ đúng. Tìm tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ nét chính. Chú ý : Độ chếch của hai mặt bên cạnh hộp về xa (sâu) ; Đỉnh cao của mặt hộp ở xa thấp hơn một chút. Vẽ nét chi tiết. Chú ý : Quan sát mẫu, điều chỉnh tỉ lệ. Nét vẽ có đậm nhạt. 8’ -Học sinh chú ý quan sát mẫu và nghe giáo viên giới thiệu cách vẽ. Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh làm bài -Giáo viên theo dõi, giúp học sinh, về : Ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình ; Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và phác các nét chính ; Vẽ nét chi tiết, hoàn thành hình vẽ. 25’ -Học sinh làm bài. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập -Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá một số bài về bố cục, nét vẽ, hình vẽ. Sau đó tóm tắt, chốt lại, cho điểm. 4’ -Học sinh nhận xét, đánh giá, xếp loại một số bài. Về nhà : Làm bài tập ở sách GK. Chuẩn bị bài 8 - Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. T T . Ngày Soạn : 27/9/2009 Ngày Dạy : 1/10/2009 Tiết 8 Bài SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010 – 1225) A Mục Tiêu B Chuẩn Bị Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý. Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc ; trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. I - Tài Liệu Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy mĩ thuật, NXB MT, TB 2001. Chu Quang Trứ, Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB GD, TB 2002. II - Đồ Dùng Hình ảnh một số tác phẩm, công trình mĩ thuật thời Lý (ĐDDH MT 6). Học sinh : Sưu tầm thêm một số tranh ảnh thuộc mĩ thuật thời Lý. III - Phương Pháp Thuyết trình ; Minh hoạ ; Vấn đáp. I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. II - Bài cũ : (1’) -Giáo viên kiểm tra phần bài tập làm ở nhà. III - Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt Động Của Thầy TG Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1 Tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý -Giáo viên hỏi : Qua các bài học môn sử, em hãy trình bày đôi nét về triều đại Lý ? -Giáo viên treo tranh, ảnh để giới thiệu : Vua Lý Thái Tổ, với hoài bão xây dựng đất nước độc lập, tự chủ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước ta là Đại Việt. Sự cường thịnh của nhà nước Đại Việt : Thắng giặc Tống xâm lược, đánh Chiêm thành; Có nhiều chủ trương, chính sách tiến bộ hợp lòng dân nên kinh tế xã hội phát triển mạnh và ổn định nên văn hoá, ngoại thương cùng phát triển. -Giáo viên kết luận : Đất nước ổn định, cường thịnh ; ngoại thương phát triển cộng với ý thức dân tộc trưởng thành đã tạo điều kiện để xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện. 6’ -Học sinh trả lời. -Học sinh xem tranh, ảnh và nghe giáo viên g ... êu một số nét về nghệ thuật kiến trúc thời Lý ? Nghệ thuật điêu khắc, trang trí thời Lý như thế nào ? III - Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt Động Của Thầy TG Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1 Tìm hiểu ảnh và tranh *Đây là bài vẽ đầu tiên của lớp 6, cần giúp học sinh biết cách thể hiện nội dung tranh. -Giáo viên cho học sinh xem 3 bức tranh (ảnh) về các hoạt động học tập của học sinh và hỏi : Ảnh và tranh có gì khác nhau ? Tranh của hoạ sĩ khác với tranh của học sinh như thế nào ? (Ảnh chụp phản ánh con người, cảnh vật với các chi tiết về hình và màu sắc giống ngoài đời. Tranh cũng phản ánh cái thực ngoài đời nhưng thông qua sự suy nghĩ, chắt lọc và cảm nhận của người vẽ mà cái thực không như nguyên mẫu nữa. Tranh của hoạ sĩ thường chuẩn mực về bố cục, hình vẽ, màu sắc và ý tưởng. Tranh của học sinh tuy chưa hoàn chỉnh nhưng thường ngộ nghĩnh, tươi sáng). 4’ -Học sinh xem một số tranh, ảnh chụp và trả lời câu hỏi về tranh và ảnh ; tranh của hoạ sĩ và tranh của học sinh. Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài *Đây là đề tài rất phong phú, có thể vẽ nhiều chủ đề khác nhau (H1, 2, sách GK). -Giáo viên hỏi : Em chọn nội dung gì, thể hiện như thế nào ? -Giáo viên gợi ý để học sinh kể ra những ấn tượng nhiều mặt về đề tài nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ và cảm hứng sáng tạo. 5’ -Học sinh trả lời. -Học sinh kể một số nội dung chủ đề và kể lại những ấn tượng về chủ đề. Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh *Các bước như bài 5, các bài sau cần áp dụng. Cần tạo cho học sinh thói quen vẽ tranh theo từng bước. -Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài. -Giáo viên giới thiệu về cách vẽ. Bước 1 : Tìm bố cục. Xếp đặt mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhật hình vuông, hình tròn hay tam giác, ô van, và chú ý đến tương quan các mảng hình chính, phụ, to, nhỏ khác nhau sao cho cân đối, nhịp nhàng. Bước 2 : Vẽ hình. Dựa vào nội dung và các mảng hình để vẽ người, cảnh vật mà vẫn giữ được bố cục như dự kiến, nói được nội dung tranh. Hình ảnh phác đơn sơ nhưng đồng bộ (phác nhanh các hình) rồi từng bước hoàn thiện. Bước 3 : Vẽ màu. Màu vẽ cần hài hoà, nên tập trung màu sắc mạnh mẽ, tươi sáng vào mảng chính (mảng thể hiện nội dung chủ đề). Màu cần thể hiện rõ tình cảm của người vẽ đối với nội dung. Không nhất thiết lệ thuộc hoàn toàn vào màu sắc tự nhiên nhưng phải dựa vào nó để khơi gợi cảm xúc và sáng tạo. Cố gắng vẽ kín mặt tranh và điều chỉnh sắc độ cho đẹp mắt. 5’ -Học sinh nêu lại các bước tiến hành vẽ tranh đề tài. -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu các bước vẽ tranh thuộc đề tài học tập. Hoạt động 4 Hướng dẫn học sinh làm bài -Giáo viên quan sát, theo dõi từng bước tiến hành và gợi ý giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động khi làm bài. -Giáo viên gợi ý tìm cách thể hiện ý tưởng của mình và động viên học sinh suy nghĩ, tìm tòi. 25’ -Học sinh làm bài dựa vào các bước đã học. Hoạt động 5 Đánh giá kết quả học tập *Ở bài này, đánh giá kết quả theo từng yêu cầu : tìm bố cục, phác hình và vẽ màu. -Giáo viên chọn một số bài và gợi ý học sinh tự nêu nhận xét của mình về bài vẽ. 4’ -Học sinh trình bày bài và nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng. Về nhà : Hoàn chỉnh bài vẽ. Chuẩn bị bài 10 - Màu sắc [ ® Ngày Soạn : 10/10/2009 Ngày Dạy : 15/10/2009 Tiết 10 Bài MÀU SẮC A Mục Tiêu B Chuẩn Bị Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống con người. Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào trang trí và vẽ tranh. I - Tài Liệu Trịnh Thiệp, Ung Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB GD, TB 2001. Nguyễn Thế Hùng, Trang trí, NXB GD, TB 2001. II - Đồ Dùng Ảnh màu : cỏ cây, hoa lá, chim thú, Bảng màu cơ bản, màu bổ túc (ĐDDH MT6). Một số bài vẽ, tranh, khẩu hiệu có màu đẹp. III - Phương Pháp Trực quan ; Vấn đáp. I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. II - Bài cũ : (1’) -Giáo viên kiểm tra, đánh giá một số bài vẽ của bài 9. III - Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt Động Của Thầy TG Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét -Giáo viên giới thiệu một số ảnh màu, gợi ý để học sinh nhận ra : Sự phong phú của màu sắc (Hỏi và yêu cầu học sinh gọi tên các màu ở tranh, ảnh). Màu sắc trong thiên nhiên ở cỏ cây, hoa trái. Màu sắc do con người tạo ra ở tranh vẽ. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, làm cho cuộc sống vui tươi, phong phú, cuộc sống không thể không có màu sắc. -Giáo viên cho học sinh xem H1 (sách GK - phong cảnh, cầu vồng), và gợi ý học sinh nhận ra : Màu sắc của thiên nhiên ; Màu sắc của cầu vồng, và gọi tên các màu : đỏ, cam, vàng, tím. Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú (lá, hoa, quả, mây, trời, đất, nước, ) Màu sắc do ánh sáng mà có và luôn luôn thay đổi theo sự chiếu sáng. Không có ánh sáng, mọi vật sẽ không có màu sắc. Ánh sáng thiên nhiên có 7 màu (như cầu vồng). 5’ -Học sinh xem tranh, ảnh màu và gọi tên các màu trên tranh, ảnh theo gợi ý của giáo viên. -Học sinh xem hình 1 (sách GK) và trả lời. Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh cách pha màu -Giáo viên giới thiệu hình trong sách GK để học sinh nhận ra : Màu để vẽ do con người làm ra. Các màu cơ bản : Đỏ, Vàng, Lam (màu chính, màu gốc). Pha trộn các màu cơ bản ta sẽ có nhiều màu khác. Màu nhị hợp. -Giáo viên giới thiệu hình tròn màu (ở hình 4, sách GK) : Phần giao nhau giữa Đỏ và Vàng à Da Cam Phần giao nhau giữa Đỏ và Lam à Tím Ở H 5, sách GK (hình ngôi sao màu) : Cánh nằm giữa hai cánh Đỏ và Vàng là cánh màu Da Cam ; Cánh nằm giữa hai cánh Đỏ và Lam là cánh màu Tím -Giáo viên kết luận : + Đây là hình gợi ý cách pha màu. Cứ pha hai màu theo cách trên ta sẽ có một màu khác. Vì vậy, có thể pha ra nhiều màu để vẽ, để tả cảnh đẹp nhiều hình, nhiều vẻ của thiên nhiên. + Pha hai màu cơ bản để có màu thứ ba thì màu tạo thành gọi là màu nhị hợp. + Tuỳ liều lượng nhiều hay ít của mỗi màu (dùng để pha ra) mà màu tạo thành sẽ có độ đậm, nhạt khác nhau. Ví dụ : Đỏ + Vàng à Da Cam. (Nếu Đỏ > Vàng à Da Cam Đậm), -Giáo viên cho học sinh quan sát hình 5 để biết thêm. -Giáo viên thực hành pha màu ở cốc nước : Chuẩn bị : 3 cốc thuỷ tinh đựng nước trong, màu bột, bảng pha màu, bút lông, nước, giẻ thấm khô. Tiến hành : (Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét) : + Hoà từng màu rồi nhỏ vào từng cốc nước : Đỏ à Đỏ Nhạt à Đỏ Nhạt Dần Dần Vàng à Vàng Nhạt à Vàng Nhạt Dần Dần, + Nhỏ hai giọt màu (liều lượng khác nhau) : Đỏ > Vàng à Da Cam Đậm Đỏ < Vàngà Da Cam Nhạt. -Giáo viên tóm tắt : Có hai cách pha màu : Cách 1 : Lấy hai hoặc ba màu pha trộn ở bảng pha màu rồi vẽ. Cách 2 : Lấy hai hoặc ba màu vẽ chồng lên nhau theo ý muốn. *Lưu ý : Cách 1 tiện lợi hơn vì tạo ra màu theo ý muốn rồi mới vẽ. Ở cách 2 cần chú ý không di bút nhiều lần dễ làm rách giấy và màu dễ bị xỉn). 20’ -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về màu sắc. -Học sinh quan sát hình 4, 5 sách GK và nhận ra các màu. -Học sinh nghe giáo viên nêu phần kết luận. -Học sinh quan sát, nhận xét cách thực hiện pha màu ở cốc nước và đưa ra kết luận. -Học sinh nghe giáo viên tóm tắt. Hoạt động 3 Giới thiệu tên một số màu và cách dùng màu Màu bổ túc : Đỏ - Lục, Lam - Cam, Vàng - Tím. Khi vẽ cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, làm cho nhau rực rỡ (thường dùng để trang trí, quảng cáo, bao bì) Màu tương phản : Đỏ - Vàng, Đỏ - Trắng, Vàng - Lục. Khi vẽ cạnh nhau sẽ làm cho nhau nổi bật, rõ ràng. (thường dùng để cắt, kẻ khẩu hiệu). Màu nóng : các màu tạo cảm giác ấm, nóng : Đỏ, Cam, Vàng, (ta thường dùng gam màu đậm, màu nóng cho trang phục mùa thu, mùa đông). Màu lạnh : các màu tạo cảm giác mát, dịu như : Lam, Lục, Tím, (thường dùng để quét vôi tường công sở, nhà máy, dùng cho trang phục mùa hè). 12’ -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên và đặc điểm một số màu. Hoạt động 4 Một số màu thông dụng 1. Màu bột : Màu bột là màu như thế nào ? Là màu ở dạng bột khô. Khi vẽ phải pha với nước và keo hồ để dính hoặc đã được pha keo chứa trong lọ. Cách vẽ : Pha ở bảng rồi vẽ. Không nên pha quá nhiều màu hoặc chồng màu nhiều lần màu sẽ không trong). Thường vẽ trên giấy, gỗ, vải. 2. Màu nước : Màu đã pha với keo, chứa trong tuýp. Khi vẽ cần pha với nước sạch. Chú ý : Có thể pha hai màu trên nền giấy, lụa (các lớp màu mỏng sẽ tan vào nhau, không có ranh giới rõ ràng). 3. Sáp màu : màu chế ở dạng thỏi, tươi sáng. 4. Bút dạ : màu ở dạng nước, chứa trong ống phớt, ngòi bằng dạ mềm. Màu tươi, đậm. 5. Chì màu : Có độ tươi, mềm. *Chú ý : Ở hoạt động 3, 4 chỉ thông báo qua cho học sinh tự học. 2’ -Học sinh nghe giới thiệu một số màu vẽ thông dụng. Hoạt động 5 Đánh giá kết quả học tập -Giáo viên đưa ra một số tranh, ảnh, bài trang trí rồi yêu cầu học sinh tìm các màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh. -Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên một số màu ở tranh, ảnh. 5’ -Học sinh xem tranh, ảnh và tìm ra các màu. -Gọi tên một số màu. Về nhà : Làm bài tập ở sách GK. Chuẩn bị bài 11 : Màu sắc trong trang trí. [ ®
Tài liệu đính kèm: