Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 20, Bài 19: Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2009-2010

Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 20, Bài 19: Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

- Hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.

* Kĩ Năng:

- Học sinh biết phân tích và cảm thụ vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam

* Thái độ:

- Học sinh trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy – học:

1.1. Đối với giáo viên:

- Bộ tranh dân gian Việt Nam.

1.2. Đối với học sinh:

- Sgk

2. Phương pháp:

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2818Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 20, Bài 19: Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 04/01/2010 
 Ngày giảng: 05/01/2010
Tiết 20 Bài 19: Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.
- Hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.
* Kĩ Năng:
- Học sinh biết phân tích và cảm thụ vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam
* Thái độ:
- Học sinh trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy – học:
1.1. Đối với giáo viên:
- Bộ tranh dân gian Việt Nam.
1.2. Đối với học sinh:
- Sgk
2. Phương pháp:
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Vài nét về tranh dân gian
- Tranh dân gian lưu hành rộng rãi trong nhân gian, do các nghệ nhân vẽ và in để bán vào dịp tết nguyên đán hàng năm, được đông đảo quần chúng nhân dân ưu thích.
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
1. Tranh Đông Hồ
- Được sản xuất tai làng hồ thuận thành bắc ninh
- Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ lấy từ thiên nhiên
2. Tranh Hàng Trống
Tranh HT: Màu tô bằng tay. Chỉ cần có một bản in nét đen
III. Giá trị nghệ thuật
- Là món ăn tinh thần của quần chúng lao động, đồng thời cũng là giá trị nghệ thuật của nghệ thuật dân gian
- Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cách trang trí hình vuông cơ bản?
* Nhận xét đánh giá cho điểm
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Ở lớp 4 các em đã được giới thiệu về tranh dân gian, vậy em biết gì về tranh dân gian?
Bài hôm nay, sẽ giới thiệu sâu hơn về tranh dân gian.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
- Gv phát phiếu câu hỏi thảo luận, mỗi nhóm có phần câu hỏi riêng:
Nhóm 1:
Em hiểu thế nào là tranh dân gian?
- Vì sao tranh dân gian có tên gọi là tranh tết và tranh thờ?
Hãy kể tên một số địa phương nổi tiếng về tranh dân gian?
Em đã biết gì về tranh dân gian?
- Đại diện nhóm trả lời.
Sau mỗi phần trả lời của hs, gv gọi các nhóm bạn nhận xét.
Gv bổ sung và kết luận.
Nhóm 2:
- Nêu xuất xứ của tên gọi tranh Đông Hồ và những kiến thức về tranh Đông Hồ?
- Em hãy cho biết kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian VN?
- Em hãy phân tích vẻ đẹp của tranh Gà mái?
- Đại diện nhóm trả lời.
Sau mỗi phần trả lời của hs, gv gọi các nhóm bạn nhận xét.
Gv bổ sung và kết luận.
Nhóm 3:
- Vì sao gọi là tranh Hàng Trống?
Tranh Hàng trống khác tranh Đông Hồ ở điểm nào?
- Tranh dân gian phản ánh đề tài nào?
- Phân tích và cảm nhận về bức tranh Ngũ Hổ?
- Đại diện nhóm trả lời.
Sau mỗi phần trả lời của hs, gv gọi các nhóm bạn nhận xét.
Gv bổ sung và kết luận:
- Để có được một bức tranh ra đời, các nghệ nhân phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau, từ khắc hình trên ván gỗ, in và tô màu từng bước một, theo một quy trình rất công phu
Nhóm 4:
- Các bức tranh được giới thiệu trong SGK vẽ những nội dung gì?
- Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?
- Em hãy kể tên một số tranh dân gian mà em biết?
- Đại diện nhóm trả lời.
Sau mỗi phần trả lời của hs, gv gọi các nhóm bạn nhận xét.
Gv bổ sung và kết luận.
- Dù phản ánh ở đề tài nào, tranh DG cũng hết sức hồn nhiên, trực cảm, tạo ra được cái đẹp hài hòa, giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. Do đó, màu sắc tơi tắn mà không lòe loẹt, nét viền đều, thô mà không bị cứng.
- Hình tượng trong tranh có sức khái quát cao, hình trong tranh vừa hư vừa thực, khiến cho người xem nhìn thuận mắt, nghĩ thuận tình, ngắm mãi mà không thấy chán.
- Bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt, vì thế nhiều bố cục phong phú hấp dẫn, chữ và thơ trên tranh giúp cho bố cục thêm ổn định minh họa thêm cho chủ đề bức tranh.
- Các nghệ nhân Dg đã biết khai thác nguyên liệu họa phẩm, dễ tìm kiếm, trong thiên nhiên.
* Hoạt động 3: Đánh giá nhận xét
- Gv đặt một số câu hỏi về kiếm thức trọng tâm của bài để củng cố kiến thức cho hs.
- Đánh giá: Gv cho điểm ms hs hăng hái phát biểu.nhận xét tinh thần học tập.
- Dặn dò: Sưu tầm thêm tranh dân gian
 Đọc trước bài 20.chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Chuẩn bị mỗi tổ một mẫu gồm có: Khối hình hộp, ca đựng nước(lọ thủy tinh).
- Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy
3’
2’
35’
5’
- Lớp báo cáo
- 1 Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét
- Hs ghi đầu bài
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Trả lời:
- Tranh dân gian lưu hành rộng rãi trong nhân gian, do các nghệ nhân vẽ và in để bán vào dịp tết nguyên đán hàng năm, được đông đảo quần chúng nhân dân ưu thích.
- Tranh dân gian có tranh tết và tranh thờ.Tranh được làm ra ở nhiều nơi, mang phong cách của từng vùng như: Đông hồ, hàng trống
- Tranh dân gian được in bằng ván gỗ, hoặc kết hợp giữa nét khắc gỗ với tô màu bằng tay, màu sắc trong tranh tươi ấm, nét vẽ đôn hậu, hồn nhiên được quần chúng ưu thích.
- Được sản xuất tai làng hồ thuận thành bắc ninh
- Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ lấy từ thiên nhiên
- Bức tranh Gà mái : Tất cả màu đều được in bằng các bản gỗ khác nhau, sau đó nét viền đen được in sau cùng. Các màu của tranh gà mái rất rõ ràng, nét viền đen, to đậm, nên màu tươi mà không bị rợ. Nét viền của tranh thô, tròn lẳn và rất rõ ràng.
- Tranh Hàng trống khác tranh Đông Hồ ở chỗ:
Tranh HT: Màu tô bằng tay.
Tranh Đh: Được in bằng các bản gỗ khác nhau,mỗi màu là một bản khắc, sau đó in nét viền hình bằng màu đen.
- Tranh khắc gỗ dân gian phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân nên đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, và rất gần với đời sống của con người lao động.
- Tranh Ngũ Hổ chỉ có một bản khắc nét màu đen, còn các màu đều được tô bằng bút không, nên có nhiều chỗ được chồng lên nhau tạo cho tranh mềm mại hơn, tươi mà không chói. Nét viền đen của tranh mảnh, trau chuốt và nhiều chỗ lẩn cùng với màu.
- Tranh dân gian đã được đa số nhân dân yêu thích là một bộ phận của văn hóa dân tộc và nhân loại.
- Tranh DG đã chứng tỏ sự thống nhất hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của một dân tộc là những sáng tạo tập thể của quần chúng nhân dân lao động vì thế mang đậm dà bản sắc dân tộc.
- Nhắc lại kiến thức bài theo ý hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 20 bài 19.doc