Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 1, Bài 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2010-2011

Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 1, Bài 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu :

* Kiến thức: Hs nhận thấy sự phong phú và đa dạng của các họa tiết trang trí dân tộc.

 - Biết được tính ứng dụng của các họa tiết đó trong cuộc sống

 - Biết cách ghi chép lại họa tiết trang trí dân tộc theo đúng trình tự khoa học.

* Kĩ năng: Hs ghi chép lại được một số họa tiết trang trí dân tộc gần đúng với mẫu và tô màu theo ý thích.

* Thái độ: Hs trân trọng giá trị nghệ thuật của dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc mình.

II.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Đối với giáo viên:

 - Hình phóng to một số họa tiết trang trí dân tộc.

 - Hình minh họa hướng dẫn cách ghi chép họa tiết trang trí dân tộc.

 - Sưu tầm các họa tiết trang trí dân tộc ở trang phục, nội thất trang trí

1.2. Đối với học sinh:

 - Sưu tầm các họa tiết trang trí dân tộc trên sách báo.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy

2. Phương pháp:

 - Trực quan

 - Vấn đáp

 - Luyện tập.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1866Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 1, Bài 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/10
Ngày giảng: 20/08/10
Tiết:1 Bài1: Vẽ trang trí
chÐp ho¹ tiÕt trang trÝ d©n téc
I.Mục tiêu :
* Kiến thức: Hs nhận thấy sự phong phú và đa dạng của các họa tiết trang trí dân tộc.
	- Biết được tính ứng dụng của các họa tiết đó trong cuộc sống
	- Biết cách ghi chép lại họa tiết trang trí dân tộc theo đúng trình tự khoa học.
* Kĩ năng: Hs ghi chép lại được một số họa tiết trang trí dân tộc gần đúng với mẫu và tô màu theo ý thích.
* Thái độ: Hs trân trọng giá trị nghệ thuật của dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc mình.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
	- Hình phóng to một số họa tiết trang trí dân tộc.
	- Hình minh họa hướng dẫn cách ghi chép họa tiết trang trí dân tộc.
 - Sưu tầm các họa tiết trang trí dân tộc ở trang phục, nội thất trang trí
1.2. Đối với học sinh:
	- Sưu tầm các họa tiết trang trí dân tộc trên sách báo.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy
2. Phương pháp:
	- Trực quan
	- Vấn đáp
	- Luyện tập.
III. Tiến trình dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của Gv
Tg
Hoạt động của Hs
Bµi1: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I/Quan sát - nhận xét:
-Nội dung của các họa tiết:chim,hoa,lá,trên trang phục,đồ gốm,mái đình
-Đường nét:uyển chuyển,giản dị,khỏe khoắn
-Bố cục: hài hòa, cân đối
-Màu sắc:rực rỡ,hoặc tương phản
II/C¸ch chÐp ho¹ tiÕt trang trÝ:
trình tự 4 bước cách vẽ:
+Quan sát, tìm ra đặc điểm của mẫu
+Phác hình khung hình chung và đường trục chính
+Phác hình bằng các nét thẳng
+Hoàn thiện hình và tô màu.
III/Thùc hµnh
- Hs thực hành theo yêu cầu của gv.
IV/§¸nh gi¸ - NhËn xÐt
* Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giíi thiệu bài
- Gv đưa ra một số họa tiết trang trí đã sưu tầm được.
- Đây là họa tiết gì?
- Gv nhấn mạnh:Họa tiết trang trí dân tộc(HT-TT-DT) rất phong phú và đa dạng,được áp dụng trong trang trí rất nhiều.Vậy hôm nay thÇy sẽ hướng dẫn các em cách ghi chép lại một số họa tiết dân tộc để thấy được vẻ đẹp tinh hoa của dân tộc mình.
1. Hoạt động 1:
Quan sát - nhận xét
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình HT-TT-DT trong SGK.Quan sát hình và trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên họa tiết? Họa tiết đó được trang trí ở đâu? Hình dáng chung của họa tiết đó nằm trong dạng hình gì?
+ Em có nhận xét gì về đường nét của các họa tiết đó?
+Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?(Đối xứng, nhắc lại, xen kẽ?)
+Màu sắc được các nghệ nhân xưa sử dụng là màu gì?
- Ngoài những hình trong SGK em còn biết họa tiết nào khác nữa và được trang trí ở đâu?
- Gv tóm tắt: Họa tiết trang trí dân tộc hết sức phong phú và đa dạng,được ứng dụng rộng rãi trong các vật dụng xa xưa và ngày nay chúng ta cũng vẫn áp dụng. Vậy để thấy được hết vẻ đẹp của chúng, sau đây thầy sẽ hướng dẫn các em cách chép lại 1 số họa tiết.
2.Hoạt động 2:
Cách vẽ họa tiết
- Gv đưa ra hình minh họa đã chuẩn bị trước.
- Quan sát hình minh họa em hãy phát biểu thành lời trình tự các bước vẽ?
- Gv gọi thêm 2-3 hs nhận xét.
- Gv nhấn mạnh lại 4 bước vẽ.
- Gv vẽ hinh họa nhanh trên bảng thêm 1-2 hình họa tiết khác.
3. Hoạt động 3:
Thực hành
- Yêu cầu hs: Tự chọn 1 họa tiết ở SGK hoặc tự sưu tầm được để vẽ
- Vẽ họa tiết cân đối trong khổ giấy A4.Vẽ hình phải giống với mẫu,đảm bảo kích thước chung của cả mẫu vẽ.
- Vẽ theo đúng trình tự các bước như đã hướng dẫn.
- Bài vẽ tô màu theo ý thích.
4. Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
- Gv cho hs trưng bày bài vẽ của mình.
- Gv gọi Hs tự nhận xét bài vẽ của bạn mình.
- Gv nhấn mạn 1 số điểm tốt và chưa tốt trong bài vẽ. Gv đánh giá điểm 
*Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ.
Sưu tầm họa tiết trang trí quạt giấy,chuẩn bị cho bài học sau.
5’
5’
5’
25’
5’
- Hs báo cáo
- Hs quan sát.
- Họa tiết trang trí dân tộc.
- Hs ghi đầu bài.
- Hs quan sát và suy nghĩ.
- Họa tiết hình hoa, lá, chim muông, được khắc trên gỗ, đá, thêu dệt trên vải, mây tre, vẽ trên gốm sứ
- Hình dáng chung nằm trong hình:vuông,tam giác,tròn
- Đường nét của các họa tiết của dân tộc Kinh: uyển chuyển, phong phú. Cßn của người miền núi thường giản dị nã thể hiện bằng các nét chắc khỏe
- Các họa tiết được sắp xếp cân đối, hài hòa.
- Màu sắc rực rỡ, hay dùng màu tương phản mạnh mẽ.
- Hs kể tên một số họa tiết đã sưu tầm được.
- Hs ghi nhớ
- Hs quan sát
- Hs nêu trình tự 4 bước cách vẽ:
+Quan sát, tìm ra đặc điểm của mẫu
+Phác hình khung hình chung và đường trục chính
+Phác hình bằng các nét thẳng
+Hoàn thiện hình và tô màu.
- Hs quan sát 
- Hs thực hành theo yêu cầu của gv.
- Hs trưng bày bài vẽ
- Hs nhận xét bài vẽ của bạn mình
-Hs ghi nhớ và rút kinh nghiệm
- Hs ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 1.doc