Giáo án Mĩ thuật 6 - Năm học 2010-2011 - Phạm Hồng Công

Giáo án Mĩ thuật 6 - Năm học 2010-2011 - Phạm Hồng Công

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - HS nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

- HS vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.

II - CHUẨN BỊ

 1. Đồ dùng dạy - học

 Giáo viên:

 - Hình minh hoạ trong (ĐDDH MT6)

 - Hình phóng to một số hoạ tiết mẫu trong sách giáo khoa.

 - Sưu tầm các hoạ tiết trên áo váy khăn túi, trên các công trình kiến trúc

 Học sinh:

 - Sưu tầm hoạ tiết trên các sách báo đồ vật sinh hoạt

- Giấy vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ, thước

 2. Phương pháp:

 - Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thảo luận nhóm - luyện tập

III - LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.

 2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập

 

doc 58 trang Người đăng vanady Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Năm học 2010-2011 - Phạm Hồng Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8
Ngày dạy: 11/8/ 2010
Bài 1:
Vẽ trang trí
Tiết 1:
Chép hoạ tiết 
trang trí dân tộc
I - mục tiêu bài học:
	- HS nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.
- HS vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
	- Hình minh hoạ trong (ĐDDH MT6)
	- Hình phóng to một số hoạ tiết mẫu trong sách giáo khoa.
	- Sưu tầm các hoạ tiết trên áo váy khăn túi, trên các công trình kiến trúc
	Học sinh:
	- Sưu tầm hoạ tiết trên các sách báo đồ vật sinh hoạt
- Giấy vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ, thước
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thảo luận nhóm - luyện tập
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Nội dung bài học
I - Quan sát, nhận xét các hoạ tiết dân tộc
1. Nội dung: 
- Hình vẽ là hoa lá chim thú mây, sóng nước cách điệu.
2. Đường nét: 
- Nét vẽ dân tộc kinh mềm mại, uyển chuyển hơn
- Nét vẽ dân tộc thiểu số miền núi giản dị, dứt khoát khoẻ khoắn bằng nét thẳng.
3. Bố cục: 
- Hoạ tiết thường được sắp xếp cân đối hoặc đối xứng hài hoà.
4. Màu sắc: 
- Hoạ tiết dân tộc kinh thường êm dịu hơn dân tộc miền núi rực rỡ hơn tương phản mạnh.
II - cách chép hoạ tiết dân tộc
1. Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết mẫu.
2. Phác khung hình và đường trục.
3. Phác hình bằng nét thẳng.
4. Hoàn chỉnh hình vẽ và tô màu.
III - Thực hành 
- Chọn một trong các hoạ tiến trong SGK vẽ bài cá nhân.
4. Đánh giá kết quả.
- Chọn bài gợi ý HS nhận xét.
- Cho điểm bài vẽ đẹp.
5. Dặn dò bài sau
sơ lược MT việt nam thời kì cổ đại
HĐGV
* Treo hoạ tiết mẫu
- Gợi ý QS, NX
? Nội dung, đường nét, bố cục, màu sắc của hoạ tiết miền xuôi và miền núi giống và khác nhau ntn.
* Gv vẽ minh hoạ hướng dẫn trên đồ dùng dạy học
* Bao quát và gời ý thêm cho HS
* Chọn bài dán bảng
* GV chuẩn bị giáo án
sưu tầm bài viết tranh ảnh về MT VN thời kì cổ đại
HĐHS
* Quan sát tranh mẫu, nhận xét
- Trả lời
- QS cách chép
* Thực hành bài vẽ
* Nhận xét, đánh giá bài vẽ
* Đọc bài trước quan sát hình minh hoạ SGK
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 2:
Thường thức mĩ thuật
Tiết 2:
Sơ lược mĩ thuật
Việt nam thời kì cổ đại
I - mục tiêu bài học:
	- HS được củng cố thêm về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại.
- HS hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm MT.
- HS trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
	- Hình minh hoạ trong (ĐDDH MT6)
	- Hình phóng to một số đồ vật trong sách giáo khoa.
	- Sưu tầm bài viết hình ảnh chụp các sản phẩm thời kì cổ đại.
	Học sinh:
	- Sưu tầm bài viết hình ảnh chụp các sản phẩm MT của thời cổ đại.
- Đọc, chuẩn bị bài ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thuyết trình thảo luận nhóm
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập	
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Nội dung bài học
I -Sơ lược về bối cảnh lịch sử:
- Việt Nam được xác định là một trong những cái nôi của loại người, có sự phát triển qua nhiều thế kỉ.
- Thời đại Hùng Vương đã phản ánh sự phát triển đó về kinh tế, quân sự và văn hoá - xã hội.
- Thời kì đồ đá chia thành đồ đá cũ và đồ đá mới. Di chỉ đồ đá cũ phát hiện ở Núi Đọ Thanh Hoá; hiện vật đồ đá mới phát hiện ở miền núi phía Bắc gọi là văn hoá Bắc Sơn.
- Thời kì đồ đồng chia thành 4 giai đoạn Phùng Nguyên - Đồng đậu - Gò Mun - Đông Sơn.
II - Sơ lược về MT việt nam thời kì cổ đại.
* Thời kì đồ đá.
- Hình mặt người và các con thú trong hang Đồng Nội Hoà Bình được coi là dấu ấn đầu tiên của nền MT nguyên thuỷ VN.
- Qua các hình vẽ khắc trên đá cho thấy người Việt cổ đã biết thể hiện tình cảm của mình bằng nghệ thuật.
- Nhóm hình khắc mặt người có thể phân biệt được nam, nữ thể hiện qua nét khắc và kích thước.
- Về nghệ thuật đường nét dứt khoát, rõ ràng.
* Thời kì đồ đồng.
- Sự xuất hiện của các kim loại đồng, sắt đã thay đổi cơ bản xã hội VN chuyển dịch từ hình thái XH Nguyên thuỷ sang XH văn minh. 
- Qua các sản vật Trống đồng cho thấy trình độ kĩ thuật đúc đồng của người Việt thời kì đồ đồng rất cao.
- Trống đồng Đông Sơn là sản vật đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam Hoa văn trang trí trên trống đồng là hình ảnh con người kết hợp nhiều loại hoa văn phổ biến là hoa văn sóng nước được thể hiện rất tinh tế.
* Kết luận
- MT VN thời kì cổ đại có sự phát triển nối tiếp, liên tục suốt hàng chục nghìn năm, đó là một nền MT hoàn toàn do người việt cổ tạo nên.
- MT VN thời kì cổ đại là MT mở, không ngừng giao lưu với nền MT khác cùng thời kì ở khu vực Hoa Nam, Đông Nam á, lục địa và hải đảo.
4. Đánh giá kết quả học tập
- Nêu sơ lược về MT Việt Nam thời kì cổ đại.
- Kể tên một số hiện vật của các thời kì trên.
5. Dặn dò bài sau.
Sơ lược luật xa gần
HĐGV
* Chia nhóm Hướng dẫn thảo luận.
? Em biết gì về thời kì đồ đá trong lịch sử VN 
- củng cố (là thời Nguyên thuỷ cách đây hàng vạn năm)
? Em biết gì về thời kì đồ đồng.
(tiêu biểu nền văn hoá Đông Sơn cách đây khoảng 4000 - 5000 năm)
- Củng cố
? Quan sát các hình khắc trên đá cuội và hàng đồng nội, em có nhận xét gì về 
tình cảm của người việt cổ.
- Củng cố
? Thời kì đồ đá có những sản vật gì.
- Gv củng cố
rìu đá, mũi giáo đá
? Thời kì đồ đồng phát triển ntn ? có những sản vật gì kể tên.
- Gv củng cố dao găm mũi giáo tên đồng, nồi đồng trống đồng thạp đồng
* GV kết luận chung
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Kết luận
* Chuẩn bị bài 
hình minh hoạ
HĐHS
* Thảo luận
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
Thảo luận nhóm
- Trả lời
* ghi tón tắt ND chính
* Trả lời
* Đọc bài trước quan sát hình minh hoạ SGK
**************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy: /8 / 2010
Bài 3:
Vẽ theo mẫu
Tiết 3:
Sơ lược luật xa gần
I - mục tiêu bài học:
	- HS hiểu được những điều cơ bản của luật xa gần.
- HS biết vận dụng Luật xa gần để quan sát nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu và vẽ tranh
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
- Tranh ảnh có lớp gần, lớp xa.
- Hình vẽ giới thiệu luật xa gần (Bộ ĐDMT6)
	Học sinh:
	- Đọc bài chuẩn bị ở nhà
- SGK, Vở ghi lý thuyết. 	
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thuyết trình thảo luận nhóm
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
Nội dung bài học
I - Quan sát, nhận xét:
- Khái niệm luật xa gần.
+ Gần to, cao, rõ.
+ Xa thấp, bé và mờ.
+ Vật trước che khuất vật sau. 
II - Đường tầm mắt và điểm tụ
1. Đường tầm mắt (Chân trời)
- Là đường thẳng tưởng tượng nằm ngang mặt tranh, chia tranh thành hai phần Đát và Trời.
2. Điểm tụ.
- Là điểm gặp nhau của các đường thẳng song song khi đi vào chiều sâu.
4. Đánh giá kết quả
- HS nhắc lại nội dung bài 
5. Dặn dò bài sau
Cách vẽ theo mẫu
HĐGV
* Chia nhóm Hướng dẫn thảo luận.
? Em nhận xét gì các vật 
? Em xác định đường chân trời trên tranh minh hoạ SGK
? điểm tụ thể hiện như thế nào trong hình vẽ minh hoạ SGK
* Gọi HS nhắc lại ND và học
* Chuẩn bị bài 
HĐHS
* Thảo luận
- Trả lời
Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
* Trả lời
* Đọc chuẩn bị bài trước 4
**************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 4:
Vẽ theo mẫu
Tiết 4:
Cách vẽ theo mẫu
I - mục tiêu bài học:
	- HS hiểu cách vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ.
- HS biết vận dụng những hiểu biết chung áp dụng vào bài vẽ.
- Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
- Tranh ảnh có lớp gần, lớp xa một số đồ vật quan sát.
- Hình vẽ hướng dẫn cách vẽ (Bộ ĐDMT6)
	Học sinh:
	- Đọc bài chuẩn bị ở nhà
- SGK, Vở ghi lý thuyết. 	
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thuyết trình thảo luận nhóm
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
? Nêu khái niệm luật xa gần, đường chân trời, điểm tụ
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
Nội dung bài học
I -tìm hiểu cách vẽ:
* Khái niệm cách vẽ theo mẫu.
- Là vẽ lại vật mẫu có thật ở ngày trước mặt, bằng cách nhìn, cách nghĩ, sự cảm thụ của người vẽ. 
II - cách vẽ
1. Quan sát, nhận xét mẫu: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo hình, khối chất liệu, màu sắc, vị trí gần xa...
2.Vẽ phác hình: So sánh tỉ lệ chiều ngang, cao của vật mẫu.
3. Vẽ nét chính: Dựa vào tỉ lệ phác hình bằng nét thẳng và mờ.
4. Vẽ chi tiết: Điều chỉnh sửa hình cho giống mẫu.
5. Đánh đạm nhạt: Quan sát đậm nhạt đánh bóng, đánh theo cấu trúc của khối. Có 3 độ sáng , trung gian, tối.
*. Đánh giá kết quả
- HS nhắc lại nội dung bài 
*. Dặn dò bài sau
Cách vẽ tranh đề tài
HĐGV
*treo tranh, bày mẫu vật
? Em nhận xét gì các vật mẫu. 
* Giới thiệu các bước vẽ trên tranh,
minh hoạ SGK
* hướng dẫn cách phác hình
* Hướng dẫn đánh đạm nhạt.
? đạm nhạt thể hiện ở đâu của mẫu.
? nêu cách vẽ theo mẫu.
GV bổ sung.
* Chuẩn bị bài soạn SGK, tranh mẫu, hình minh hoạ cách vẽ
HĐHS
* QS, Thảo luận
- Trả lời
Quan sát cách tiến hành bài vẽ theo mẫu
- quan sát
* trả lời
* Nhắc lại cách bước vẽ.
* Đọc chuẩn bị bài trước 5
**************************************
Ngày soạn: 6/9 
Ngày dạy: 8/9/2010
Bài 5 
Vẽ tranh
Tiết 5 
Cách vẽ tranh đề tài
I - mục tiêu bài học:
	- HS biết nhận được các hoạt động trong đời sống.
- HS nắm được những kiến thức, biết vận dụng kiến thức chung áp dụng tìm nội dung, bố cục cho bài vẽ.
- Hiểu và thực hiện được các bước cách vẽ tranh.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
- Tranh ảnh vẽ về các đề tài khác nhau để so sánh minh hoạ.
- Bài vẽ HS lớp trước.
- Hình vẽ hướng dẫn cách vẽ (Bộ ĐDMT6)
	Học sinh:
	- Đọc bài chuẩn bị ở nhà
- SGK, Vở ghi lý thuyết. 	
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - vấn dáp - thuyết trình thảo luận nhóm
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
? Nêu cách vẽ theo mẫu.
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
Nội dung bài học
I -Tranh đề tài:
* Khái niệm : là vẽ về 1 chủ đề cho trước, cụ thể.
1. Nội dung: là các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống, phong cảnh quê hương, đất nước.
2. Bố cục: cách sắp xếp hình vẽ trong tranh.
3. Hình vẽ là người, con vật, cây cối nhà cửa ao hồ sông
4. Màu sắc đa dạng phong phú, tuỳ theo vùng miền, mùa
II - cách vẽ
1. Chọn nội dung: sát với đề tài.
2.Vẽ phác bố cục: mảng chính phụcọ lô gich, gần xa chặt ...  Mã đã chinh phục được đát nước Hi Lạp nhưng lại trở thành kẻ bị chinh phục bởi nền văn minh Hi Lạp. trong gần 500 năm phát triển MT La Mã đã phát triển đến đỉnh cao giá trị nghệ thuật đặc sắc chưa từng thấy của nền văn minh nào trước đó.
1. Kiến trúc:
- Tiêu biểu là KT đô thị, với kiểu nhà mái tròn và cầu dẫn nước vào thành phố hàng chục Km. Họ là người sáng chế ra xi măng để xây dựng các công trình lớn như đền Pác tê nông. và nhiều công trình vĩ đại khác.
2. Điêu khắc:
- Nghệ thuật điêu khắc La Mã Khai sinh ra kiểu tượng đài. Tiêu biểu tượng đài Mac o Ren trên lưng ngựa.
3. Hội hoạ;
- Nhiều tranh tường lớn rất sinh độn tìm thấy ở thành phố Pom pê i và Ec quy la num, bị tro núi lửa vùi lấp trong nhiều TK mới được phát hiện gần đây cho thấy hoạ sỹ La Mã là người khởi xướng ra lối vẽ hiện thực.
4. Đánh giá kết quả.
- HS Nhắc lại nét đặc trưng của 3 nền MT Ai Cập, Hi Lạp, La Mã.
- Kể tên một số công trình tiêu biểu
5. Dặn dò bài sau.
(Thể thao văn nghệ)
HĐGV
* HD đọc bài.
? Nét đặc trưng của MT Ai cập.
* GV 
? KT Ai cập tiêu biểu là gì.
- Đặc điểm của KTT
- Củng cố
? Điêu khắc phát triển ntn.
 ? nổi tiếng là tác phẩm nào.
? Hội hoạ Ai cập phát triển ntn.
? MT Hi Lạp phát triển ntn.
- GV Giảng gợi ý thêm 
? KT Hi Lạp tiêu biểu là gì.
- GV phân tích nét đặc sắc.
? ĐK Hi Lạp có CT nào tiêu biểu.
- GV Bổ sung 
? Hội hoạ Hi Lạp được thể hiện ở đâu.
Chốt nội dung chính của bài.
? Đồ gốm có nét đặc sắc gì
- Dặn học sinh xem bài trước ở nhà
* La Mã có nền Văn hoá phát triển ntn
? kt La Mã phát triển tiêu biểu là gì.
* Họ có phát minh gì mới.
? ĐK La Mã PT ntn, CT TB
- GV phân tích thêm
? Hội hoạ La Mã có gì pT so với 2 nền MT Ai Cập, Hi Lạp
* GV Gợi ý tóm tắt nét khái quát của bài
HĐHS
* Thảo luận nhóm
- T/ lời
* QS hình ảnh minh hoạ (SGK)
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Thảo luận nhóm
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Thảo luận trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
* Nhắc khái quát ND bài
* chuẩn bị bài đề tài Thể thao văn nghệ
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy......................................................
..
..
Ngày soạn: 2 / 4 / 2010
Ngày dạy: 5 / 4 / 2010
Bài 30:
Vẽ TRANH
Tiết 32 
Đề TàI thể thao văn nghệ
I - mục tiêu bài học:
- HS thêm yêu thích hoạt động thể thao- văn nghệ, nâng cao nhận thức thẩm mĩ qua tranh vẽ.
- HS vẽ được1 tranh đúng nội dung về thể thao, văn nghệ.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
	- Bộ ĐDDH 6
	- Hình vẽ về chủ đề thể thao, văn nghệ của hoạ sỹ, và bài vẽ của học sinh lớp trước để minh hoạ .
	Học sinh:
	- SGK -giấy vẽ, bút chì tẩy, màu.
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - liên hệ thực tiễn - vấn đáp, thảo luận nhóm, luyện tập. 
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Nội dung bài học
I -Tìm và chọn nội dung 
- Có rất nhiều hoạt động về thể thao văn nghệ. Như biểu diễn văn nghệ, múa hát..
- Thể thao chạy, đua thuyền, bơi, kéo co, đấu vật, đá bóng, bóng bàn, cầu lông, đua xe
- Ta chọn nội dung phù hợp để vẽ.
II - Cách vẽ
- Chọn ND mình yêu thích.
- Tìm hình ảnh chính, phụ phù hợp với nội dung môn thể thao hoặc văn nghệ.
- Phác bố cục có hình ảnh chính phụ cảnh vật nơi tổ chức.
- Vẽ màu vui tươi hợp với nội dung.
III - thực hành
- Tự chọn nội dung vẽ tranh về đề tài văn nghệ hoặc thể thao.
4. Đánh giá kết quả.
- Thu bài đánh giá cả lớp sau
5. Dặn dò bài sau
 Trang trí chiếc khăn để lọ hoa
HĐGV
* HD quan sát tranh mẫu.
? Em chọn ND gì để vẽ trong chủ đề này.
- Gợi ý cách chọn ND
* GV 
hướng dẫn cách phác bố cục.
? hình ảnh chính là gì.
* GV bao quát 
Thu bài đánh giá
* Dặn dò về nhà tiếp tục hoàn thành bài.
HĐHS
* Thảo luận nhóm
- T/ lời
*QS tranh minh hoạ (SGK)
- Trả lời
* HS làm bài cá nhân.
* Nhận xét giờ học
**************************************
Ngày soạn: 5 / 4 / 2010
Ngày dạy: 12 / 4 / 2010
Bài 31:
Vẽ TRANg trí
Tiết 33: 
Trang trí chiếc khăn để lọ hoa
I - mục tiêu bài học:
- HS hiểu vẻ đẹp của trang trí ứng dụng.
- HS biết trang trí 1 chiếc khăn để lọ hoa.
- HS có thể tự trang trí chiếc khăn để lọ hoa bằng 2 cách vẽ hoặc cắt dán giấy màu.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
	- Bộ ĐDDH 6
- Dụng cụ kéo giấy màu.
	- Bài trang trí của học sinh lớp trước, các kiểu khăn vuông, tròn, chữ nhật.
	Học sinh:
	- SGK -giấy vẽ, bút chì tẩy, màu, thước. Kéo, giấy màu.
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - liên hệ thực tiễn - vấn đáp, luyện tập. 
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Nội dung bài học
I- quan sát nhận xét
- Trong cuộc sống có rất nhiều ngày vui cần có lọ hoa trang trí như sinh nhật, lễ tết
- Ta có thể trang trí chiếc khăn để dưới chân lọ hoa sẽ làm cho lọ hoa trở lên trang trọng lịch sự rất nhiều.
- Hình dáng có thể là hình vuông, tròn, chữ nhật, bầu dục
II - cách trang trí 
1. Chọn hình dáng khăn vuông, tròn, chữ nhật...
2. Chia khoảng mảng hoạ tiết. 
3. Vẽ phác hoạ tiết.
4.Tô màu theo ý thích. 
III- thực hành:
- Trang trí 1 chiếc khăn theo ý thích. 
 Kích thước Tròn = 16. vuông cạnh 16, chữ nhật = 12 x 20
4. Đánh giá kết quả.
- Nhận xét tác dụng của trang trí ứng dụng trong đời sống.
5. Dặn dò bài sau.
 Công trình TB của MT thế giới cổ đại
HĐGV
* Treo bài mẫu tham khảo.
? Em nhận xét cách bố cục, hoạ tiết của các bài trên.
GV phân tích thêm.
* GV 
hướng dẫn cách trang trí và cắt hoạ tiết
* GV phân tích thêm về hoạ tiết, màu sắc
- Gợi ý cho HS vẽ hoặc cắt
? Chọn bàinhận xét về hình, bố cục, màu sắc
HĐHS
* Thảo luận nhóm
- T/ lời
* QS hình ảnh bài minh hoạ (SGK)
* HS quan sát cách vẽ, tham khảo SGK
* HS làm bài cá nhân.
* Nhận xét bài bạn
* chuẩn bị
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy......................................................
..
..
**************************************
Ngày soạn: 11/ 4 / 2010
Ngày dạy: 19 / 4/2010
Bài 32:
Thường thức mĩ thuật
Tiết 34:
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thế giới thời kỳ cổ đại
I - mục tiêu bài học:
- HS hiểu biết thêm về một số công trình MT tiêu biểu của Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại.
- Tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá của thế giới để lại cho nhân loại. 
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
	- Bộ ĐDDH 6
	- Hình vẽ chụp công trình MT thời kì cổ đại của Ai Cập, Hi Lạp, La Mã.
	Học sinh:
	- Đọc bài, SGK - vở ghi 
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - quan sát - liên hệ thực tiễn - vấn đáp, thảo luận nhóm. 
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Kiểm tra chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập
	3. Bài mới:
HĐ
HĐ1
HĐ2
HĐ3
Nội dung bài học
I -kiến trúc
- Kim tự tháp Kê ốp. (Ai Cập)
- Được xây dựng vào khoảng 2900 năm trước công nguyên, Kê ốp cao 138m, đáy vuông mỗi cạnh 225m. Kê ốp được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan của thế giới là di sản vĩ đại của nhân loại.
II - Điêu khắc
1 - Tượng nhân sư. Ai Cập
- Đặt trước Kim tự tháp Kê Phơ Ren là pho tượng đá khổ lồ cao 20 m dài 60m tạc cách đây gần 5000 năm trước công nguyên. Biểu trưng cho sức mạnh quyền năng của Ai Cập cổ.
2 - Tượng thần vệ nữ Mi Lô Hi Lạp.
- Là ph tượng có tỷ lệ và kích thước chuẩn mực diễn tả thân hình người phụ nữ tràn đầy sức sống. được tìm thấy vào năm 1820 ở đảo Mi Lô Hi Lạp, mặc dù bị gẫy 2 tay nhưng vẻ đẹp vẫn đạt đến hoàn mỹ.
3 - Tượng ô guýt La Mã.
- Là pho tượng đầy vẻ kiêu hùng của vị hoàng đế La Mã. được tạc theo lối tả thực dưới chân có tượng thần tình yêu A Mua cưỡi cá đô phi, nên còn coi là nhóm tượng hoàn hảo tuyệt đẹp của La Mã.
4. Đánh giá kết quả.
1 - HS Nhắc lại nét đặc trưng của các công trình MT Ai Cập, Hi Lạp, La Mã.
5. Dặn dò bài sau.
(Kiểm tra học kỳ 2)
HĐGV
? Nêu đặc điểm Kim tự tháp Kê ốp.
* GV củng cố
- Củng cố
 ? nổi tiếng là tác phẩm nào.
? Tượng nhân sư có ý nghĩa gì.
? Tượng Mi Lô Hi Lạp có vẻ đẹp như thế nào.
- GV Giảng gợi ý thêm 
? Tượng Ô Guýt có đặc điểm gì khác so với tượng nhân sư, tượng Mi Lô
yêu cầu học sinh phân tích
- Dặn học sinh chuẩn bị kiểm tra học kỳ
HĐHS
* Thảo luận nhóm
- T/ lời
* QS hình ảnh minh hoạ (SGK)
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Thảo luận nhóm
* chuẩn bị bài sau đề tài đề tài tự do
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy......................................................
..
..
**************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Lớp 6a
	Lớp 6b.
Lớp 6c. 
Bài 33 + 34
Vẽ tranh
Tiết 35 + 36 Kiểm tra HKII
đề tài quê hương
I - mục tiêu bài học:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- HS biết cách lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình để vẽ tranh.
- HS Thể hiện được ý tưởng của mình qua tranh vẽ.
- Thấy được khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn sau một năm học.
II - chuẩn bị 
	1. Đồ dùng dạy - học
	Giáo viên:
- Tranh vẽ về các đề tài. 
	- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
	Học sinh:
	- SGK giấy, màu, bút chì tẩy.
	2. Phương pháp:
	- Phương pháp trực quan - gợi mở - vấn đáp - liên hệ thực tế.
III - Lên lớp:
	1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số HS.
	2. Nêu yêu cầu của bài kiểm tra học kỳ
	3. Tiến trình kiểm tra
IV Cách đánh giá
1. Bài giỏi: Điểm 9 - 10: Có nội dung hay, hình thức diễn tả phù hợp nội dung, màu sắc đẹp có đậm nhạt làm nổi bật ý tưởng.
2. Bài khá: Điểm 7- 8: có nội dung hay bố cục phù hợp nội dung, màu sắc đẹp còn thiếu đôi chút về đậm nhạt.
3. Bài Trung Bình: Điểm 5 - 6 có nội dung hay, bố cục chưa được chặt chẽ, màu sắc còn thiếu đậm nhạt.
4. Bài Yếu: điểm 4 trở xuống: Bài vẽ nội dung chư rõ ràng hình thức bố cục còn lỏng lẻo màu sắc thiếu đậm nhạt, không làm rõ được ý tưởng.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy......................................................
..
..
**************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Lớp 6a
	Lớp 6b.
Lớp 6c. 
Tiết 37 trưng bày bài học cuối năm
I - Mục tiêu : Giúp cho các em thấy rõ kết quả học tập của mình trong năm và so sánh với các bạn khác.
- Hs thấy được sự cần thiết của bộ môn đối với đời sống hàng ngày của xã hội.
II- Chuẩn bị :
* Giáo viên chọn bài vẽ có chất lượng ở các phân môn ; Phân công học sinh dán vào giấy khổ Ao để trưng bày tại phòng truyển thốg nhà trường.
- Lên kế hoạch mời các Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn, các Thầygiáo cô giáo cùng thăm quan.
- Giáo viên giới thiệu với các thầy cô bộ môn khác về ỹ nghĩa của việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, qua đó vận động các em học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động nghệ thuật do Đoàn, Đội địa phương tổ chức.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao MT 6.doc