I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được một số hoạt động khác của một số binh chủng trong quân đội .
- Biết cách tìm và chọn hình tượng phù hợp với những hoạt động của quân đội.
- Biết cách thể hiện một bức tranh về đề tài bộ đội.
- Học sinh biết dùng màu thể hiện rõ trọng tâm nội dung của bài vẽ.
2. Kỹ năng:
- Học sinh chọn được hình ảnh phù hợp xếp chủ đề và vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội.
- Diễn tả được không gian xa gần.
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu được công việc của các anh bộ đội để từ đó thể hiện thể hiện tình cảm yêu quý các anh bộ đội.
- Noi gương các anh bộ đội tham gia chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
- Học sinh ý thức được và giúp đỡ các gia đình anh hùng liệt sĩ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Phương pháp chủ đạo: Trực quan -Thảo luận - Luyện tập
2. Phương pháp hỗ trợ: Đàm thoại - Giải thích
III. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về bộ đội các binh chủng khác nhau: Không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, bộ binh
+ Hình minh họa các bước tiến hành và đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa mĩ thuật 6, sách giáo viên mĩ thuật 6.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Học sinh chuẩn bị một số tranh ảnh về đề tài bộ đội.
+ Đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu, sách giáo khoa
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- SGK Mĩ thuật 6.
- SGV Mĩ thuật 6.
I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được một số hoạt động khác của một số binh chủng trong quân đội . - Biết cách tìm và chọn hình tượng phù hợp với những hoạt động của quân đội. - Biết cách thể hiện một bức tranh về đề tài bộ đội. - Học sinh biết dùng màu thể hiện rõ trọng tâm nội dung của bài vẽ. 2. Kỹ năng: - Học sinh chọn được hình ảnh phù hợp xếp chủ đề và vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội. - Diễn tả được không gian xa gần. 3. Thái độ: - Học sinh hiểu được công việc của các anh bộ đội để từ đó thể hiện thể hiện tình cảm yêu quý các anh bộ đội. - Noi gương các anh bộ đội tham gia chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - Học sinh ý thức được và giúp đỡ các gia đình anh hùng liệt sĩ. II. PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp chủ đạo: Trực quan -Thảo luận - Luyện tập 2. Phương pháp hỗ trợ: Đàm thoại - Giải thích III. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị của giáo viên: + Sưu tầm một số tranh ảnh về bộ đội các binh chủng khác nhau: Không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, bộ binh + Hình minh họa các bước tiến hành và đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa mĩ thuật 6, sách giáo viên mĩ thuật 6. - Chuẩn bị của học sinh: + Học sinh chuẩn bị một số tranh ảnh về đề tài bộ đội. + Đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu, sách giáo khoa IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - SGK Mĩ thuật 6. - SGV Mĩ thuật 6. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến tình huống I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ. Bài 12: Thường thức mĩ thuật. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ III. Giảng bài mới: * Dẫn dắt vào bài mới: Bài 13: Vẽ tranh ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI 1. Tìm chọn nội dung, đề tài: - Thảo luận nhóm: + Nội dung. + Bố cục. + Hình mảng. + Màu sắc. 2. Cách vẽ: Bước 1: Tìm bố cục và hình mảng chính mảng phụ. Bước 2: Phác hình . Bước 3: Chỉnh hình. Bước 4: Vẽ màu. * Trò chơi 3. Thực hành : IV. Nhận xét - đánh giá: - Đánh giá sản phẩm : - Đánh giá tiết học: - Giáo dục: V. Dặn dò - kết thúc 1' 1' 1' 7' 4' 3' 22' 4' 1' - Chào học sinh. Giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có). - Kiểm tra sĩ số thông qua lớp trưởng. - Giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý cho học sinh trả lời: Kể tên một số công trình mĩ thuật thời Lý. - Giáo viên củng cố, bổ sung, nhận xét và đánh giá ý thức chuẩn bị bài cũ của học sinh. - Giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài mới. - Ghi tên bài lên bảng. Bài 13: Vẽ tranh ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI * Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh về đề tài bộ đội và yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó chọn một số bài mà nhóm thích dán lên bảng. * Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh trình bày và trả lời nội dung sau: + Nội dung trong tranh là gì? + Bố cục, sắp xếp hợp lí không? + Hình: mảng chính, mảng phụ? + Màu sắc của tranh có làm rõ nội dung không? + Dựa vào đâu để nhận biết các binh chủng khác nhau? - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Giáo viên hệ thống bổ sung ý kiến của các nhóm. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về các binh chủng, quân hàm khác nhau trong quân đội để học sinh dễ phân biệt được các binh chủng và giáo viên giải thích cho học sinh. - Giáo viên treo hình minh họa một nội dung cụ thể các bước tiến hành cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời để tìm ra các bược tiến hành. - Giáo viên nhận xét và minh hoạ: Bước 1: Bước 2: Phác hình bằng nét thẳng, hình mảng chính phác trước, mảng phụ phác sau. Bước 3: Chỉnh hình bằng nét cong. Giáo viên giải thích cho học sinh. Bước 4: - Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh: Chia lớp thành 2 nhóm và hướng dẫn luật chơi. + Sắp xếp bố cục trong tranh về đề tài bộ đội. + Thời gian chơi 2 phút. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy vở và đồ dùng ra làm bài. - Giáo viên đưa ra yêu cầu của bài vẽ. - Giáo viên gợi ý cho học sinh một số nội dung trước khi học sinh làm bài. - Giáo viên bao quát lớp: Giúp học sinh yếu về cách chọn nội dung và bố cục. - Giáo viên lấy một số bài sai về bố cục yêu cầu lớp quan sát để nhận xét và rút kinh nghiệm cho bài của mình. - Nhắc nhở học sinh làm bài. - Hết giờ giáo viên yêu cầu dừng bút. - Giáo viên chọn một số bài đạt và chưa đạt dán lên bảng và đánh số thứ tự nhắc lớp chú ý quan sát lên bảng. - Giáo viên đưa ra yêu cầu về nội dung của bài đề học sinh tự nhận xét đánh giá bài làm của các bạn trong lớp mình. - Giáo viên củng cố và bổ sung kiến thức cho học sinh. - Giáo viên đánh giá nhận xét tiết học, khen hoặc phê bình đối với học sinh. - Thông qua bài học giáo dục cho học sinh lòng yêu mến các chú bộ đội, yêu quê huơng đất nước. - Giáo viên dặn dò học sinh: Về nhà tiếp tục hoàn thành bài nếu chưa xong và làm thêm bài tập vẽ tranh đề tài bộ đội nhưng nội dung thể hiện khác. - Yêu cầu học sinh về xem trước bài mới Bài 14: Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM. + Về nhà sưu tầm một số họa tiết về trang rí đường diềm. + Đồ dùng học tập: bút chì, giấy, màu - Cho học sinh nghỉ, chào học sinh. - Chào giáo viên. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Học sinh trả lời theo ý hiểu của mình. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh lấy vở ra ghi bài. Bài 13: Vẽ tranh ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Lớp chia thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận. * Hoạt động 2: Lần lượt các nhóm cử đại diện lên dán bức tranh mà nhóm chọn trình bày phần thảo luận của nhóm mình.. + Nội dung: chân dung chiến sĩ Hải quân, chú công an đang làm nhiêïm vụ, chú bộ đội chơi với thiếu nhi, các chú bộ đội đang hành quân. + Bố cục hợp lí. + Hình mảng: mảng chính ở giữa, to, rõ ràng, nổi bật. + Màu sắc: làm rõ nội dung, chủ đề. + Dựa vào trang phục đặc điểm để nhận biết các binh chủng khác nhau. - Các nhóm khác bổ sung. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh chú ý quan sát. - Học sinh quan sát tranh và trả lời theo ý hiểu của mình. + Bước 1: Tìm bố cục và hình mảng chính mảng phụ + Bước 2: Phác hình . + Bước 3: Chỉnh hình. + Bước 4: Vẽ màu. - Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn trên tranh minh họa. - Học sinh chú ý. - Học sinh chú ý. - Học sinh chơi trò chơi. - Lớp làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh tham gia trò chơi. - Lớp lắng nghe giáo viên nhận xét về phần trò chơi. - Học sinh lấy đồ dùng ra làm bài. - Học sinh làm bài. - Học sinh lắng nghe giáo viên nhắc nhở. - Học sinh dừng bút. - Học sinh chú ý lên bảng, quan sát bài làm của lớp mình để tham gia nhận xét. - Học sinh suy nghĩ trả lời những yêu cầu của giáo viên. + Nội dung + Bố cục + Hình mảng + Màu sắc - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chú ý. - Học sinh lắng nghe. - Chào giáo viên. - Học sinh vắng giáo viên hỏi lý do. - Lớp không ai trả lời giáo viên gợi ý. - Học sinh không trả lời được giáo viên gợi ý cho học sinh hoặc gọi em khác phát biểu. - Học sinh không tập trung giáo viên nhắc nhở chú ý. - Học sinh trả lời thiếu giáo viên gợi ý và gọi em khác lên bổ sung. - Lớp hơi ồn giáo viên phê bình nhắc nhở - Học sinh không tập trung và làm việc riêng giáo viên nhắc nhở và phê bình trước lớp. - Một số học sinh vẫn làm bài giáo viên nhắc nhở. - Học sinh không chú ý giáo viên yêu cầu lớp chú ý quan sát lên bảng.
Tài liệu đính kèm: