Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư

Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư

- Học sinh tìm hiểu về đức chí công vô tư và ý nghĩa của chí công vô tư trong mọi quan hệ xã hội.

- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện tốt phẩm chất này.

- Học sinh biết ủng hộ phẩm chất này và đấu tranh phê phán những hành vi tư lợi, bất công.

 

doc 56 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: 
 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ 
 Ngày soạn: 16/ 8/ 09
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về đức chí công vô tư và ý nghĩa của chí công vô tư trong mọi quan hệ xã hội.
Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện tốt phẩm chất này.
Học sinh biết ủng hộ phẩm chất này và đấu tranh phê phán những hành vi tư lợi, bất công.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, trao đổi.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 9, báo chí, bảng phụ.
III/ Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
3ph
12ph
24ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
GV: Giới thiệu những nhân vật lịch sử về đức chí công vô tư .
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề:
- HS đọc đặt vấn đề:
1/ Tô Hiến Thành - tấm gương sáng về chí công vô tư.
?Tại sao Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá mà không phải là Vũ Tán Đường?
Kết luận: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn dựa vào việc ai là người có khả năng chứ không vị nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.
Chứng tỏ: Ông là người công bằng, không thiên vị, thuận theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
2/ Điều mong muốn của Bác Hồ.
?Em có suy nghĩ gì về sự mong muốn của Bác?
Kết luận: Bác Hồ dành trọn đời mình cho quyền lợi dân tộc, Đất nước, sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Lúc nào và ở đâu Bác cũng hướng về Đất nước “ làm cho ích quốc, lợi dân ”.
Từ trẻ em đến chiến sỹ cách mạng đều hâm mộ Bác, họ rất tự hào, kính trọng và gần gũi thân thiết.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
GV: Đọc truyện “ Gì của ai ” ( Truyện chống tiêu cực Trung Quốc )
Nội dung câu chuyện nói gì?
Nội dung câu chuyện nói về 
quan hệ thân thiết trong việc làm.
 “ Con vua lại được làm vua 
 Con sãi ở chùa lại quét lá đa ”
Vấn đề tiêu cực - ảnh hưởng 
lớn đến hoạt động xã hội, thể hiện sự bất công, vô lý.
Sắm vai: Chí công vô tư.
N1: Đối với quan hệ bạn bè .
N2: Khi giúp đỡ người khác .
N3: Đối với công việc xã hội .
N4: Khi thực hiện nhiệm vụ .
Kết luận: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của mọi người. Thể hiện tinh thần trách nhiệm, vô tư; được biểu hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể ở mọi lúc, mọi nơi.
?Ý nghĩa của chí công vô tư?
Sắm vai: 
N1 và 2: Kết quả của chí công vô tư.
N3 và 4: Hậu quả của không chí công vô tư.
Kết luận: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức làm cho bản thân tự tin, thanh thản và xã hội trong sạch, vững mạnh – phát triển ý thức cộng đồng.
?Làm thế nào để thực hiện tốt phẩm chất ấy?
VD: - Làm giúp – không mong muốn trả ơn ( vô tư ) .
 - Xử lý một việc – đúng mà làm .
...
Kết luận: ( Phần ghi bảng )
I/ Đặt vấn đề :
II/ Bài học :
1/ Chí công vô tư: là làm việc một cách vô tư, trong sáng, có trách nhiệm.
2/ Ý nghĩa:
- Thanh thản, tự tin.
- Xã hội trong sạch, vững mạnh.
3/Cách rèn luyện:
- Làm tròn trách nhiệm.
- Luôn vì lợi ích chung.
- Vui vẻ, chan hòa.
 3/ Luyện tập - củng cố:
 * Thảo luận: Giải thích câu tục ngữ:
 N1 và 2: Nhất bên trọng nhât bên khinh 
 N3 và 4 : Bênh lý không bênh thân.
TỔNG KẾT: Chí công vô tư là một phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội; làm cho bản thân thanh thản, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh .
 4/ Dặn dò:
- Làm bài tập 3, 4 .
- Đọc đặt vấn đề bài 2: Tự chủ.
Tiết 2: 
 Bài 2: TỰ CHỦ 
 Ngày soạn: 21/ 8/ 09
I/ Mục tiêu: 
Học sinh tìm hiểu về tính tự chủ và ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống.
Học sinh nhận biết được biểu hiện của tự chủ và đánh giá tính tự chủ của bản thân và người khác.
Học sinh rèn luyện ý thức tự chủ trong quan hệ xã hội và trong công việc. Biết tôn trọng, học hỏi tính tự chủ của người khác.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, nêu tình huống, giải quyết vấn đề, sắm vai.
 2/ Phương tiện : Sách THGDCD 9, bảng phụ.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Phỏng vấn HS những việc là trong tuần qua.( 5ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
3ph
10ph
18ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Giải quyết tình huống:
- Khi bản thân bị phê bình không đúng.
- Mẹ nhờ gỡ cuộn len bị rối.
Kết luận: Muốn mọi việc thực hiện tốt đẹp thì khi hành động chúng ta phải xem xét công việc một cách cụ thể, biết kiên nhẫn, từ tốn. Đó là thể hiện người có tính tự chủ.
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề:
HS đọc truyện:
1/ “ Một người mẹ ”
?Trước nổi bất hạnh của gia đình bà Tâm đã làm gì?
Kết luận: Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích cho con và những người khác.
2/ “ Chuyện của N ”
?N đã sa vào cám dỗ như thế nào?
Kết luận: N đã không làm chủ được bản thân, suy nghĩ và hành động theo tâm lý hiện tại, tư tưởng không rõ ràng.
HĐ3: Tìm hiểu bài: 
Thảo luận: Cách ửng xử: 
N1: Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào ?
N2: Khi có người rủ bạn làm điều gì đó sai trái ( hút thuốc , uống rượu , trốn học ...) bạn sẽ làm gì ?
N3: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ bạn chưa thể đáp ứng được , bạn sẽ làm gì ?
N4: Vì sao phải có thái độ ôn hòa , từ tốn trong giao tiếp với người khác ?
GV : Tổng kết lại cách ứng xử đúng trong từng trường hợp .
Kết luận : Khi bản thân làm chủ được mình, làm chủ được tình cảm thì diễn biến tâm lý sẽ ổn định, định thần xử lý mọi việc.
?Tự chủ có ý nghĩa gì?
VD: - Hai bạn thân cải cọ nhau .
 - Cô gái nhiễm HIV trả thù đời ( Báo an ninh: sách truyện )
...
GV: Khi bản thân thiếu tự chủ thì sẽ làm càn, làm ẩu để trả thù hoặc vì hiếu thắng
HS: Trao đổi ý kiến để thấy ý nghĩa của tự chủ trong mọi quan hệ .
?Rèn luyện tự chủ như thế nào?
VD: - Khi có đụng chạm với người khác 
 - Nghe người khác nói xấu mình .
 - Gặp việc khó ....
GV: Nêu những học thuyết của Phật giáo về “ Sân si ”, “ Nhẫn ”.
I/ Đặt vấn đề:
II/ Bài học:
1/ Tự chủ: là làm chủ bản than, bình tỉnh, từ tốn và vững vàng trước mọi sự việc.
2/ Ý nghĩa:
-Bản thân hành động đúng đắn.
-Quan hệ xã hội tốt đẹp.
3/ Cách rèn luyện:
- Lịch sự, tế nhị, lễ độ trong giao tiếp.
- Suy nghĩ, tìm hiểu trước khi hành động.
- Có ý chí tiến lên.
III/ Bài tập :
 4/ Luyện tập - củng cố:
Sắm vai : N1 và 2: Tự chủ .
 N3 và 4: Không tự chủ .
 Bảng phụ bài tập 1:
- Đúng: thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.
- Sai : nóng vội, tùy thích, xử lý mọi việc theo tâm lý tình cảm của bản thân.
TỔNG KẾT: Tự chủ là điều kiện cần của con người, khi bản thân làm chủ được mình, làm chủ được tình cảm hiện tại thì khi hành động sẽ không mắc sai lầm hoặc có những ảnh hưởng xấu đến quan hệ xã hội.
 5/ Dặn dò: - Làm bài tập 3.
 - Đọc trước đặt vấn đề bài 3: Dân chủ và kỉ luật.
Tiết 3 : 
 Bài 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
 Ngày soạn: 28/ 8/ 09
I/ Mục tiêu : 
Học sinh tìm hiểu về dân chủ và kỉ luật, sự kết hợp giữa dân chủ và kỉ luật trong sinh hoạt tổ chức, trong đời sống xã hội.
Học sinh nhận thức cách sống có kỉ luật, đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, xây dựng, phát triển hòa nhập đời sống cộng đồng, tập thể xã hội thông qua cách ứng xử trong quan hệ, giao tiếp.
Học sinh có ý thức rèn luyện kỉ luật, phát huy dân chủ trong mọi hoạt động. Biết tự đánh giá bản thân, biết góp ý, phê bình, xét đoán đúng đắn.
II/ Phương tiện dạy học : 
 1/ Phương pháp: Thảo luận , trao đổi , sắm vai .
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 9 , bảng phụ , phiếu học tập .
III/ Tiến trình dạy và học : 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ : Câu ca dao :
 “ Dù ai nói ngã , nói nghiêng 
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân ”( 3ph )
Câu ca dao đó thể hiện tính tự chủ như thế nào?
 3/ Bài mới :
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
2ph
10ph
24ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Trước khi đưa ra quy định để xây dựng phong trào lớp tốt thì tập thể lớp làm gì?
HS: Lấy ý kiến tập thể , bàn luận ...sau đó biểu quyết và đưa vào quy chế thực hiện.
GV: Đó chính là thực hiện dân chủ và chính sự dân chủ đã giúp cho mọi người tham gia thực hiện đúng đắn, khắc phục được tình trạng; đó là sức mạnh. Tuy nhiên không phải dân chủ là lợi dụng để làm càn, làm ẩu mà phải có nguyên tắc, có kỉ luật, phải tập trung.
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề :
Thảo luận:
4 nhóm thực hiện các câu hỏi gợi ý ở SGK .
Kết luận: Qua 2 câu chuyện thấy rõ hiệu quả của sự dân chủ có kỉ luật và hậu quả của sự độc đoán, chuyên quyền. HĐ3 : Tìm hiểu bài : 
Trao đổi tình huống :
- Trong cuộc hội nghị người chủ đạo muốn thành công, làm mặt trước đại biểu nên yêu cầu, chỉ định cụ thể người phát biểu, góp ý.
 => Tập thể không thống nhất, nội bộ lủng củng.
=> Hậu quả : Không ai thực hiện kế hoạch, chán nản, không phát huy...
- Giờ sinh hoạt lớp: Ban cán sự làm việc theo chỉ đạo của GVCN: nghiêm túc, đúng kế hoạch, bày tỏ ý kiến đầy đủ...
=> Hiệu quả.
HS: Đọc nội dung bài học ( SGK ).
Kết luận : Đảng và nhà nước ta phát huy dân chủ là để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chính điều này đã thúc dục hướng phấn đấu của mỗi người, của tập thể. Vì dân chủ và kỉ luật đem lại lợi ích cho sự phát triển nhân cách con người và phát triển xã hội; phát huy tích cực nội lực, trí tuệ của con người nhằm xây dựng hoàn thiện xã hội.
 Ngược lại, thiếu dân chủ, kỉ luật thì sẽ rối ren, bất công, gây áp lực và tất yếu hậu quả là làm cho bản thân nhụt chí, yếu kém, chất lượng cuộc sống xã hội đi xuống.
?Để nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào?
Sắm vai: Rèn luyện dân chủ, kỉ 
luật:
N1: Trong học tập.
N2: Trong gia đình.
N3: Trong quan hệ xã hội.
N4: Trong các hoạt động tập thể, cộng đồng.
I/ Đặt vấn đề :
II/ Bài học :
1/ Dân chủ và kỉ luật : 
- Dân chủ : là sự bàn bạc , góp ý xây dựng tập thể , xã hội thông qua ý chí và nguyện vọng của quần chúng .
- Kỉ luật : là yêu cầu tập thể làm việc có tổ chức , nguyên tắc .
 => Kết hợp dân chủ và kỉ luật là điều kiện xây dựng đoàn kết cộng đồng, phát triển xã hội.
2/ Cách rèn luyện :
- Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
- Mạnh dạn tham gia xây dựng ý kiến .
- Hòa nhập cộng đồng.
 4/ Luyện tập - củng cố:
 * Bảng phụ bài tập 1 SGK.
TỔNG KẾT : Theo chủ trương của Đảng đề ra thì mọi người dân thực hiện sự dân chủ, tự giác để xây dựng, góp ý thông qua việc thực hiện các quyền đã học: Khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội... Như vậy khi chúng ta biết, thấy hoặc có những ý tưởng hay thì bản thân biết áp dụng quyền công dân để phát huy quyền làm chủ của mình, thể hiện đúng chủ trương “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”.
 5/ Dặ ... III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Vi phạm pháp luật khác với vi phạm đạo đức ở điểm nào? Người vi phạm đạo đức có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? ( 5ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
5ph
10ph
12ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
1/ Nhà nước là gì?
2/ Mục đích của việc quản lý?
3/ Những ai có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội?
VD: Ai cũng có năng lực để làm BCS lớp - chỉ bầu một số bạn.
Những thành viên đó phải phấn 
đấu, nhiệt tình xây dựng và tổ chức được mọi sinh hoạt của lớp.
Kết luận: Mọi CD đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội để xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển, văn minh.
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề:
* Thảo luận đặt vấn đề: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: Việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân đã khẳng định được bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân – xây dựng nhà nước là để phục vụ lợi ích của nhân dân.
VD: Việc bầu cử BCS lớp; việc thay đổi lớp trưởng vi phạm...
? Cần phải bầu cử như thế nào?
HS: Được cả lớp đồng tình, nhất trí.
Thể hiện được ý chí, nguyện 
vọng của tập thể.
VD: Trường hợp nhà báo trong phim “ Khi đàn chim trở về ” – bóp méo sự thật: ông Hợp bị tha hóa cùng đồng thời tha hóa người khác.
Mất đi quyền tự do ngôn luận.
Vì cá nhân mà ảnh hưởng cả 
một xã hội.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
? Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của CD?
Thảo luận:
N1 và 2: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của CD – cho VD.
N3 và 4: Cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội như thế nào? VD?
I/ Đặt vấn đề:
II/ Bài học:
1/ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của CD:
a/ Quyền: là quyền CD tham gia xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước.
b/ Cách thực hiện: ( Trực tiếp hoặc gián tiếp ).
- CD: tham gia tích cực, luôn vì lợi ích chung.
- Đảm bảo thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
 4/ Luyện tập - củng cố:
 - Làm bài tập 1/ 59 SGK.
Sắm vai: 
 N1và 2: HS tích cực tham gia hoạt động của tập thể ở trường, lớp, địa phương.
 N3 và 4: Hoạt động tiêu cực.
 5/ Dặn dò:
Tìm hiểu mối quan hệ của CD đối với công việc của xã hội.
Sắm vai: HS thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Tiết 30:
 Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( tt )
 Ngày soạn: 19/ 3/ 2010 
I/ Mục tiêu:
Học sinh thấy được trách nhiệm cụ thể của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo quyền này được thực hiện.
Xây dựng niềm tin và tính chất dân chủ của nhà nước ta trên cơ sở đó mỗi học sinh có ý thức tự giác, tích cực góp phần mình vào công việc chung của lớp, trường và của xã hội.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, ảnh, tư liệu
III / Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
10ph
12ph
8ph
HĐ1: Xây dựng mối quan hệ giữa CD – công việc xã hội:
Công việc xã hội rất quan trọng và đầy trách nhiệm. Do đó đòi hỏi chúng ta góp một phần trách nhiệm vào hoạt động của xã hội. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ” phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
? Nhà nước làm gì để CD có thể tham gia thực hiện?
VD: Trường hợp ông Đặng Ngọc Phước ở xã Bình Châu – Vũng Tàu: là cán bộ địa chính – giúp dân thực hiện các yêu cầu về đất đai.
Ngang nhiên chiếm đoạt, mọi 
hướng dẫn đều phải chung chi - nghiễm nhiên hoạt động.
Dân không có niềm tin ( không 
nghe dân bày tỏ )
HS: Thực hiện nghiêm khắc những hành động tha hóa làm lũng đoạn nhà nước.
( Liên hệ ở HS )
GV: CD có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước.
? CD làm gì để có thể tham gia vào hoạt động của nhà nước và xã hội?
HS: Thực hiện sắm vai.
Kết luận: Mỗi CD biết khẳng định năng lực của bản thân, nâng cao vai trò trong mọi hoạt động của tập thể, đóng góp một cách có hiệu quả vào công việc xây dựng phong trào tập thể. Biết phát huy phẩm chất đạo đức tốt trong công việc.
? Là HS em cần làm gì để xây dựng tương lai? Nhà trường là yếu tố để HS tham gia hoạt động xã hội, em đã tham gia được những gì?
? Gia đình là trợ thủ đắc lực làm nền tảng, em đã làm được những gì cho gia đình?
Kết luận: HS là thế hệ tương lai vì vậy các em phải biết bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên này:
Nhà trường có những hoạt động 
mà khi tham gia HS xây dựng được mối quan hệ tập thể.
Gia đình: là nơi có nhiều sinh 
hoạt truyền thống phát huy phẩm chất con người.
XH: điểm đích để HS thể hiện 
vai trò của mình.
2/ Trách nhiệm của nhà nước và công dân:
a/ Nhà nước: Ban hành pháp luật: - Tạo cơ sở pháp lý cho CD thực hiện quyền của mình.
- Tạo cơ sở pháp lý cho CD thể hiện quyền làm chủ.
b/ CD: - Nâng cao phẩm chất và năng lực bản thân.
 - Phát huy tinh thần vì sự nghiệp xây dựng Đất nước.
III/ Bài tập:
 4/ Luyện tập - củng cố:
? Nhà nước phát huy quyền làm chủ để phát huy vai trò CD, vậy mỗi CD cần làm gì để thực hiện quyền này? Tại sao?
 TỔNG KẾT: Hoạt động xã hội không thể thiếu nhân tố con người nhưng cũng đòi hỏi phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội và hoàn thiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho CD, ổn định xã hội, phát triển đất nước.
 5/ Dặn dò:
Sắm vai: CD – HS tham gia hoạt động quản lý ở địa phương, ở trường, lớp.
Tìm hiểu các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc XHCN.
Tiết 31:
 Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
 Ngày soạn: 09/ 4/ 2010
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc trong nhiều hoạt động khác nhau. Và thấy được ý nghĩa thiêng liêng khi thực hiện nhiệm vụ này.
Học sinh có thái độ trân trọng và luôn có tinh thần bảo vệ tổ quốc trong mọi hoàn cảnh.
Học thấy được nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc của công dân là nhiệm vụ cao cả. Từ đó phát huy vai trò bảo vệ tổ quốc thực sự của công dân.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, ảnh, tư liệu
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
2ph
5ph
20ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
? Đất nước có được hòa bình độc lập là nhờ vào đâu?
HS: Nhờ vào sự hy sinh, xả thân cứu nước của cha ông, của các anh hùng.
? Tại sao họ phải xả thân, phải hy sinh cứu nước?
GV: Cư an, cư nguy: Muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh ( quân sự ). Tại sao bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của CD?
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề:
HS: quan sát và nhận xét ảnh ở SGK.
GV: Không chỉ có các chiến sỹ ở ngoài biên cương mới thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc mà mỗi CD là một chiến sỹ. Tại sao như vậy?
HĐ3: Tìm hiểu bài:
Mỗi CD đều có lòng tự hào dân tộc, yêu tổ quốc, phấn đấu vì tổ quốc của mình. Tổ quốc luôn cần có ta.
? Bảo vệ tổ quốc là gì?
GV: Nêu những hoạt động chiến tranh khác nhau. 
Gọi HS đọc bài thơ thần của Lý Thường Kiệt và câu nói bất hủ của Bác Hồ.
GV: Bây giờ yêu cầu của bảo vệ tổ quốc không phải là đấu tranh vì hòa bình nữa mà chúng ta cần phải đấu tranh cho sự phát triển của Đất nước.
VD: Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
? CD thực hiện nghĩa vụ này như thế nào?
HS đọc điều 12 luật nghĩa vụ quân sự.
GV: - Nêu một số trường hợp chống đối, không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Những kĩ năng rèn luyện ở mỗi người chiến sĩ trong quân đội.
- Mỗi người dân là một chiến sĩ.
Sắm vai: Hoạt động mà CD – 
HS có thể tham gia thực hiện bảo vệ tổ quốc.
? Để CD thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì nhà nước đã có những trách nhiệm gì?
GV: - Quy định của HP, pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự CD sẽ được hưởng quyền và lợi ích chính đáng.
HS: Đọc điều 78, 259, 262 BLHS.
Kết luận: Địa phương lấy pháp luật để giáo dục, dẫn dắt , khuyến khích CD thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc thông qua các hoạt động an ninh ở địa phương. Nhà nước đã tạo cho mỗi CD cơ hội học tập, rèn luyện bản thân, tinh thần chiến đấu và rèn luyện phẩm chất đạo đức.
? CD thực hiện ý thức bảo vệ tổ quốc như thế nào?
GV: Nêu một số trường hợp ở HS trong trường.
Nêu những trường hợp cảnh giác: tin đồn, rủ rê phạm tội, tổ chức phá hoại Đất nước.
Mục đích: để lật đổ chế độ, nhà nước...
HS: CD cần phải tỉnh táo, nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ của bản thân đẻ bảo vệ tỏ quốc.
I/ Đặt vấn đề:
II/ Bài học:
1/ Bảo vệ tổ quốc:
- Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Giữ vững an ninh quốc gia.
- Giữ gìn tài sản XHCN.
Cách thực hiện:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tham gia quốc phòng và giữ gìn an ninh ở địa phương.
- Phát hiện tội phạm và ngăn ngừa phạm tội.
2/ Trách nhiệm của nhà nước:
- Bằng pháp luật buộc mọi CD phải thừa nhận và chấp hành.
-> Nghiêm trị hành vi: trốn nghĩa vụ, có hành động phá hoại Đất nước.
- Bảo vệ quyền và lợi ích cho CD hoàn thành nghĩa vụ.
III/ Bài tập:
 4/ Luyện tập - củng cố:
Sắm vai: 
Thực hiện vai trò bảo vệ tổ quốc ở trường, ở địa phương.
( Nếu không đủ thời gian chuyển sang phần dặn dò )
 TỔNG KẾT: Mỗi HS là một chiến sĩ trong hoạt động học tập: luôn tôn trọng tài sản nhà nước, thực hiện tốt nội quy, thực hiện đúng tác phong HS. Biết gần gũi, động viên, giúp đỡ những HS vô ý thức thực hiện đúng vai trò HS. Ở địa phương: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với địa phương, giúp đỡ nhà nước trong việc bồi dưỡng đạo đức, trách nhiệm của những đối tượng phạm tội. Và chúng ta cần có tinh thần cảnh giác: xem xét lại để nhận định việc nên làm và không nên làm.
 5/ Dặn dò:
Đọc các tư liệu tham khảo ở SGK.
Làm bài tập 3.
Đọc và tìm hiểu đặt vấn đề bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Tiết 32:
 Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
 Ngày: 17/ 4/ 2010 
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về đạo đức và việc tuân theo pháp luật. Thấy được mối quan hệ của đạo đức và pháp luật.
Học sinh xây dựng quan hệ ứng xử có văn hoá, đạo đức, sống tuân theo pháp luật.
Xây dựng tình cảm, sinh hoạt lành mạnh, sống có nhân cách, giúp người, giúp đời - sống có ích.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 9, kinh nghiệm.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức: 
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1: Giới thiệu bài:
Phỏng vấn HS về các mối quan hệ xã hội, pháp luật.
HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề:
* Thảo luận đặt vấn đề: Câu hỏi gợi ý SGK.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
HĐ4: Luyện tập - củng cố:
HĐ5: Dặn dò:
I/ Đặt vấn đề:
II/ Bài học:
III/ Bài tập:
TỔNG KẾT: 
Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA9.doc