Giáo án lớp 8 Vật lí - Tiết 01 đến tiết số 18

Giáo án lớp 8 Vật lí - Tiết 01 đến tiết số 18

1. Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học.

2. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng về chuyển động và đứng yên.

II. Chuẩn bị.

 GV: Giáo án

 HS: Ôn tập

III. Tổ chức hoạt động học của HS

1. ổn định tổ chức.

 

doc 32 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 Vật lí - Tiết 01 đến tiết số 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 1: Ôn tập về chuyển động cơ học
I.Mục tiêu
Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng về chuyển động và đứng yên.
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
Kiểm tra bài cũ
 (Kết hợp trong giờ)
Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập 
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
? Chuyển động cơ học là gì, cho ví dụ về chuyển động, nói rõ vật làm mốc?
? Khi nào một vật được coi là đứng yên, cho ví dụ về vật đứng yên, nói rõ vật được chọn làm mốc?
? Tại sao nói chuyển động và đứng yên mang tính chất tương đối ?
? Nêu một thí dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối vật khác?
I.Ôn tập 
1.Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
2.Đứng yên: khi một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác chọn làm mốc gọi là đứng yên đối với vật đó.
3.chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. 
Hoạt động 2: Vận dụng
HS: Đọc bài tập 1. 1 (SBT)
? Chọn câu trả lời đúng, giải thích vì sao?
HS: Đọc bài tập 1. 2 (SBT)
? Chọn phương án đúng , giải thích tại sao ?
HS: Đọc bài tập 1. 3(SBT) 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận, chỉ rõ các vật làm mốc .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét thống nhất.
II. Vận dụng 
Bài tập 1. 1 (SBT) 
Chọn C: Ôtô chuyển động so với người lái xe.
Bài tập 1. 2 (SBT)
Chọn A: Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
Bài tập 1. 3 (SBT)
 a)Ôtô đang chuyển động so với cây bên đường .
 b)Ôtô đang đứng yên so với người lái xe.
 c) Hành khách đang chuyển động so với cây bên đường
 d) Hành khách đang đứng yên so với ôtô và người lái xe
? Khi nói trái đất quay quanh mặt trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?
? khi nói mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây, ta đã chọn vật nào làm mốc. 
HS: Đọc bài tập 1. 5 (SBT) 
? So với người soát vé thì cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên?
? So với đường tàu thì cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên?
? So với người lái tàu thì cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên? 
HS: Đọc bài tập 1. 6 (SBT)
? Nêu dạng quỹ đạo của những chuyển động?
HS: Trả lời 
HS: Khác nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt lại. 
 4.Bài tập 1. 4 (SBT)
 Khi nói trái đất quay quanh mặt trời, ta đã chọn mặt trời làm mốc.
 Nói mặt trời mọc đằng đông ,lặn đằng tây là ta đã chọn trái đất làm mốc .
5.Bài tập 1. 5 (SBT)
a)So với người soát vé, cây cối bên đường và tàu là chuyển động.
b) So với đường tàu, cây cối bên đường là đứng yên còn tàu là chuyển động. 
c) Sovới người lái tàu, thì cây cối bên đường là chuyển động còn tàu là đứng yên.
6.Bài tập 1. 6 (SBT)
a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất là chuyển động tròn.
b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi là chuyển động dao động.
c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động tròn.
d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương ngang là chuyển động cong.
Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn nội dung bài vận tốc – làm bài tập 2. 1 2. 5 (SBT)
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 2: Ôn tập về vận tốc
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về khái niệm vận tốc.
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính vận tốc để làm bài tập về chuyển động .
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
? Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?
? Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào?
? Công thức tính vận tốc ?
? Suy ra công thức tính quãng đường và thời gian chuyển động?
? Đơn vị vận tốc? 
I.Ôn tập 
Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian .
- Công thức: v = 
Trong đó v: Vận tốc 
 S: quãng đường đi được .
 t: Thời gian.
Suy ra S = v. t ; t = 
- Đơn vị vận tốc: m/ s ; km/ h
 1 m/ s = 3,6km/ h
 1km/ h 0,28m/ s
Hoạt động 2: Vận dụng 
HS: Đọc bài tập 2. 2
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì, tóm tắt?
? Để so sánh v1 & v2 phải thống nhất với nhau điều gì ?
HS: Phải thống nhất đơn vị 
HS đổi đơn vị cho thống nhất.
? So sánh v1 & v2
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và thống nhất.
HS: Đọc bài tập 2. 4
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì ?
HS: Lên bảng tóm tắt
? Tính thời gian áp dụng công thức nào ?
HS: Lên bảng trình bày lời giải .
HS dưới lớp thảo luận nhận xét
 GV: Nhận xét thống nhất
HS: Đọc bài tập 2. 5
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì ?
HS: Lên bảng tóm tắt và đổi đơn vị 
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm lời 
II. Vận dụng 
Bài tập 2. 2 (SBT)
Tóm tắt: v1 = 1 692m/ s
 v2 = 28 800km/ h 
 So sánh v1 &v2?
Trả lời
Vận tốc của vệ tinh nhân tạo đổi ra m/s 
v2= 28 800km/h ==8000m/s
v2 > v1 => Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn chuyển động của phân tử Hiđrô.
3.Bài tập 2.4 (SBT) 
v = 800km/h
S = 1400km 
 t = ?
Giải
Thời gian máy bay bay là:
áp dụng công thức: v = => t = 
Ta có: t = = 1,75 h = 1h45ph, 
 Đáp số: t = 1h45ph, 
4.Bài tập 2.5 (SBT)
Tóm tắt: S1 = 300m
t1 = 1ph, = 60s
 S2 = 7,5km = 7500m
giải phần a)
- Đại diện các nhóm nêu hướng giải .
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Gọi đại diện một nhóm lên trình bày lời giải phần a)
- Nếu các nhóm không đưa ra được lời giải đúng GV hướng dẫn HS giải.
? Để so sánh người nào đi nhanh hơn ta làm như thế nào ?
HS: Tính v1 và v2 (đưa về cùng đơn vị rồi so sánh)
? Để biết sau 20phút hai người cách nhau bao nhiêu km phải biết điều gì?
HS: Tính quãng đường người thứ nhất và người thứ 2 đi được sau 20phút
- Tính khoảng cách hai người cách nhau.
GV: Hướng dẫn HS cách áp dụng công thức tính khoảng cách 
 t2 = 0,5h = 1800s
người nào đi nhanh hơn?
Sau t = 20ph, = 1200s hai người cách nhau bao nhiêu?
Giải
a) áp dụng công thức vận tốc :
 v1 = 5m/s = 18km/h
 v2= 
So sánh v1 > v2 Người thứ nhất đi nhanh hơn.
b)Sau thời gian 20ph = 1200s người thứ nhất vượt và cách người thứ hai một đoạn đường là S = (v1 – v2).t 
 = (5 – 4,17). 1200
 996m 1km
Hoặc: s = (18-15) . = 1km
 Đáp số: v1> v2 ; 1km
Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn nội dung bài chuyển động đều . 
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 3: Ôn tập về chuyển động đều -vận tốc chuyển động đều
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về chuyển động đều, vận tốc của chuyển động đều .
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính vận tốc để làm bài tập về chuyển động đều.
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1:Ôn tập
? Thế nào là chuyển động đều?
? Lấy ví dụ về chuyển động đều?
? Vận tốc được xác định như thế nào 
? Công thức tính vận tốc 
I.Ôn tập
1.Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
2.Vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi đựơc trong một đơn vị thời gian.
- Công thức: v = 
Trong đó S: quãng đường(m)
t: Thời gian (s)
v: Vận tốc (m/s)
Hoạt động 2: Vận dụng
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.
GV: Nhận xét thống nhất.
HS: Đọc bài tập 2.1 (SBT)
? Chọn phương án trả lời đúng.
HS: Đọc đề bài tập 2.3 (SBT)
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì ?
HS: Lên bảng tóm tắt và đổi đơn vị 
HS khác nhận xét bổ xung
? Tính vận tốc áp dụng công thức nào ?
HS: Lên bảng trình bày lời giải
HS dưới lớp thảo luận nhận xét
 GV: Nhận xét thống nhất
HS: Đọc đề bài tập 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì?
HS: Tóm tắt và giải bài toán 
- GV: Thu một số bài của HS để chấm
II. Vận dụng 
1.Bài tập 1: Một vật chuyển động trên đoạn đường 3m, giây đầu tiên đi được 1m, giây thứ 2 đi được 1m, giây thứ 3 cũng đi được 1m. Có thể kết luận vật chuyển động đều không?
Trả lời: Chưa thể kết luận vật chuyển động đều vì chưa biết trong mỗi mét vật có chuyển động đều không.
2.Bài tập 2.1 (SBT) 
 Chọn C. km/h
3. Bài tập 2.3 (SBT)
t = (10 – 8) h = 2. 3600 s
S = 100 km = 100 000m
v = ? km/ h = ? m/s
Giải
áp dụng công thức: v = 
Ta có: v = 50km/ h
 v = 13,8m/s
 Đáp số: 50km/h ; 13,8m/s
3.Bài tập: Một ôtô đi 5phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h sau đó lên dốc 3phút với vận tốc 40km/h. Coi ôtô chuyển động đều trong từng quãng đường. 
Tính quãng đường ôtô đãđi. . 
Tóm tắt: t1 = 5ph = h
 v1 = 60km/h 
 t2 = 3ph = h
 v2 = 40km/h
-Yêu cầu một HS lên bảng chữa bài tập.
HS: Dưới lớp nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét thống nhất.
S1 + S2 = ?
Giải
Đoạn đường bằng dài là: 
 S1 = v1. t1 = 60. = 5 (km)
Đoạn đường dốc dài là:
 S2 = v2. t2 = 40. = 2 (km) 
Đoạn đường ôtô đi được là:
 S = S1 + S2 = 5 +2 = 7 (km)
 Đáp số: 7km
4.Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn nội dung về chuyển động không đều .
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 4: Ôn tập về chuyển động không đều 
vận tốc trung bình của chuyển động không đều
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về chuyển động không đều, vận tốc trung bình của chuyển động không đều .
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều để làm bài tập.
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập
? Thế nào là chuyển động không đều ?
? Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
? Nói tới vận tốc trung bình phải chú ý đến điều gì?
? Từ công thức tính vận tốc suy ra công thức tính quãng đường và thời gian chuyển động?
I.Ôn tập
1.Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2.Vận tốc trung bình:
 vtb = 
Trong đó: vtb: Vận tốc trung bình (m/s)
 S: Quãng đường đi được(m)
 t: Thời gian (s).
3.Tính quãng đường và thời gian của chuyển động:
 S = vtb .t ; t = 
Hoạt động 2:Vận dụng
HS: Đọc bài tập 3.1 và 3.2
? Chọn câu trả lời đúng
HS: Trả lời và giải thích
GV:Nhận xét và  ... g cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào cốc.
4. Bài tập 22.4
 ấm nhôm đun chóng sôi hơn vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.
5. Bài tập 22.5
Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ tay vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.
6. Bài tập 22.6
 Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng srx truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm còn động năng của các phân tử nước tăng do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.
4.Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn tập nội dung và làm bài tập về đối lưu, bức xạ nhiệt.
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 15 : Ôn tập về sự đối lưu – bức xạ nhiệt
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về sự đối lưu – bức xạ nhiệt.
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về sự đối lưu – bức xạ nhiệt để làm bài tập giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập 
? Đối lưu là gì 
? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
? Bức xạ nhiệt là gì 
? Bức xạ nhiệt xảy ra trong chất nào, có xảy ra trong chân không không?
I. Ôn tập 
1. Đối lưu là sự truyền nhệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
2. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Bức xạ nhiệt xảy ra trong chất khí và xảy ra cả ở trong chân không.
Hoạt động 2: Vận dụng 
HS: Đọc bài tập 23.1 ; 23.2.
? Chọn phương án trả lời đúng, giải thích vì sao?
GV: Nhận xét, chốt lại.
 HS: Đọc bài tập 23.3
? Trả lời bài tập và giải thích tại sao
HS: Trả lời 
HS khác nhận xét bổ sung và thống nhất 
? Hãy mô tả và giải thích hoạt động của đèn kéo quân.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải thích hiện tượng.
GV: Nhận xét chốt lại.
HS: Đọc bài tập 23.5
GV: Tổ chức cho HS thảo luận trả lời bài tập.
? Khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa miếng đồng nóng lên là nhờ hình thức truyền nhiệt nào?
? Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng hình thức nào?
HS: Đọc bài tập 23.6
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời bài tập.
GV: Nhận xét thống nhất.
II.Vận dụng
1.Bài tập 23.1(SBT/30)
Chọn C
2. Bài tập 23.2 (SBT/30)
 Chọn C
3. Bài tập 23.3 (SBT/30)
Đốt ở đáy ống nghiệm thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn vì đốt ở đáy ống nghiệm để tạo nên các dòng đối lưu.
4. Bài tập 23.4 (SBT/30)
Khi đèn kéo quân được thắp lên bên trong đèn xuất hiện các dòng đối lưu của không khí. Những dòng đối lưu này làm quay tán của đèn kéo quân.
5. Bài tập 23.5 (SBT/30)
 Không được thực hiện bằng cùng một cách. Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là do sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng sự bức xạ nhiệt.
6. Bài tập 23.6 (SBT/30)
Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất nên nhiệt từ nước trong ấm nhôm truyền ra ấm nhanh hơn. Nhiệt từ các ấm truyền ra không khí đều bằng hình thức bức xạ nhiệt.
4.Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn tập về công thức tính nhiệt lượng.
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 16 : Ôn tập về công thức tính nhiệt lượng
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về công thức tính nhiệt lượng.
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng để làm bài tập. 
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập 
? Công thức tính nhiệt lượng 
? ý nghĩa và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
I. Ôn tập
Công thức tính nhiệt lượng :
Q = m. c.t
 Q = m .c .( t02 – t01) 
Trong đó Q: Nhiệt lượng ( J )
 m: Khối lượng ( kg )
 c: Nhiệt dung riêng (J/ kg.K)
 t: Độ tăng nhiệt độ
Hoạt động 2: Vận dụng
HS: Đọc đề bài tập 24.2 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì àtóm tắt 
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải, 
- HS khác dưới lớp làm vào vở 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, thống nhất 
HS: Đọc đề bài tập 24.3 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì àtóm tắt 
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải, 
- HS khác dưới lớp làm vào vở 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, thống nhất
HS: Đọc đề bài tập 24.4 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì àtóm tắt 
- Yêu cầu HS nêu cách tính Q
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải, 
- HS khác dưới lớp làm vào vở 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng
GV: Nhận xét, thống nhất
HS: Đọc đề bài tập 24.5
? Để biết tên kim loại là gì phải xác định đại lượng nào?
? Để tính nhiệt dung riêng áp dụng công thức nào ? 
HS: Tính c
? Tên kim loại đó là gì ?
II. Vận dụng
1. Bài tập 24.2(SBT/T.31)
V = 5l à m = 5kg
c = 4200 J/kg.K
t01 = 200C ; t02 = 400C
Q = ?
 Giải
 Nhiệt lượng cần thiết là:
 Q = m .c .( t02 – t01)
 = 5 . 4200 . (40 – 20 ) = 420 000J
 ĐS: 420 000J
2. Bài tập 24.3 (SBT/ T.31)
V = 10l à m = 10kg
Q = 840 KJ = 840 000J 
c = 4200 J/kg. K
t = ?
 Giải 
 Từ công thức : Q = m. c.t
 à t = = 
 ĐS: 200C
3. Bài tập 24.4 (SBT/T.31)
m1 = 400g = 0,4kg
c1 = 880 J/kg.K
m2 = 1kg
c2 = 4200 J/kg.K
t01 = 200C ; t02= 1000C
Q = ?
 Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: Q1 = m1 .c1 .( t02 – t01)
 = 0,4 . 880 . ( 100 – 20) = 28 160 J
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước trong ấm là: Q2 = m2 .c2 .( t02 – t01)
 = 1. 4200 . ( 100 – 20) = 336 000 J
Vậy nhiệt lượng cần thiết là: 
 Q = Q1 + Q 2 = 28160 + 336000 = 364160J
 ĐS : 364160J
4. Bài tập 24.5 (SBT/ T. 31)
m = 5kg
t01 = 200C ; t02= 500C
Q = 59kJ = 59000J 
 c = ? à tên kim loại?
 Giải 
 Từ công thức : Q = m .c .( t02 – t01)
 à c = = 393,3J/kg.K
Tra bảng biết kim loại đó là đồng 
4.Củng cố hướng dẫn về nhà
GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
Hướng dẫn cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Ôn tập về phương trình cân bằng nhiệt.
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 17 : Ôn tập về phương trình cân bằng nhiệt
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về phương trình cân bằng nhiệt.
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để làm bài tập. 
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập 
? Nêu ba nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
? Viết phương trình cân bằng nhịêt.
I. Ôn tập.
Nguyên lí truyền nhiệt: 
+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn 
+ Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
+ Nhiệt lượng do vật này bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 
2. Phương trình cân bằng nhiệt: 
 Qtoả ra = Qthu vào 
 ú m1 . c1 .t1 = m2 . c2 .t2
Hoạt động 2: Vận dụng
HS: Đọc bài tâp 25.1
? Chọn phương án nào
HS: Đọc bài tâp 25.2
? Chọn phương án nào
HS: Đọc đề bài tập 25.3 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì àtóm tắt
? Nhận xét các đơn vị à đổi 
? Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Tại sao?
? Tính nhiệt lượng nước thu vào áp dụng công thức nào? 
HS: Tính
? Tính nhiệt dung riêng của chì áp dụng công thức nào.
? So sánh Qchì toả ra và Qnước thu vào 
HS: Viết phương trình cân bằng nhịêt và tính nhệt dung riêng của chì.
? So sánh cchì trong bảng NDR và kết quả tính được.
GV: Chốt lại phương pháp giải bài tập 25.3
HS: Đọc đề bài tập 25.7 
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì àtóm tắt Yêu cầu HS thảo luận đưa ra phương pháp giải.
Nếu HS không đưa ra được cách giải thì GV có thể gợi ý như sau:
? Viết công thức tính nhiệt lượng mà nước sôi toả ra 
? Viết công thức tính nhiệt lượng mà nước ở 150C thu vào.
? so sánh Qtoả và Qthu 
? lập hệ phương trình để giải.
-yêu cầu HS trình bày lại lời giải.
GV: Nhận xét, chốt lại. 
II. Vận dụng.
1. Bài tập 25.1 (SBT/T.33)
 Chọn A
2. Bài tập 25.2 (SBT/T.33)
 Chọn B
3. Bài tập 25.3 (SBT/T.33)
m1 = 300g = 0,3kg
t= 1000C
m2 = 250g = 0,25kg
c2 = 4190 J/kg.K
t02 = 58,50C ; t0cb = 600C
tcbc = ? 
Qthu = ?
cchì = ?
s2 kq’ cchì với cchì trong bảng.
Giải
Nhiệt độ cuối cùng của chì cũng là nhiệt độ cuối cùng của nước bằng 600C
Nhiệt lượng nước thu vào là:
 Q2 = m2 .c2 .( t0cb – t02)
 = 0,25 . 4190 . (60 – 58,5 ) = 1571,25J
Nhiệt lượng trên là do chì toả ra
áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có 
 Qtoả ra = Qthu vào
 ú m1 .c1 .( t01 – t0cb) = Q2
 ð c1 = 
 = 130,93J/ kg.K
d) Kết quả chỉ gần bằng giá trị trong bảng vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh. 
4. Bài tập 25.7 (SBT/T.34)
m1 + m2 = 100kg
t0 = 350C ; t01= 1000C ; t02 = 150C
c = 4190 J/kg.K
m1 = ? ; m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng do m1 kg nước sôi toả ra là:
 Qtoả = m1 .c .( t01 – t0)
 = m1 . 4190 . (100 – 35 )
Nhiệt lượng do m2 kg nước ở 150C toả ra là:
 Qthu = m2 .c .( t0 – t02)
 = m2 . 4190 . (35 – 15 )
Vì nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng toả ra nên: Qtoả ra = Qthu vào
ú m1 .4190 .(100 –35) = m2 .4190.(35 –15 )
ú 65 . m1 = 20 . m2 (1)
mà m1 + m2 = 100kg (2) 
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
 m1 = 23,5 kg ; m2 = 76,5 kg.
 ĐS: m1 = 23,5 kg; m2 = 76,5 kg. 
4, Củng cố –hướng dẫn về nhà.
-Nhắc lại kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài tập.
- Nhắc nhở HS ôn tập tiếp.
N.Soạn:
N.Dạy: 
Tiết 17 : Ôn tập về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
I.Mục tiêu
1.Củng cố hệ thống lại kiến thức cơ bản về năng suất của nhiên liệu	
2.Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu để làm bài tập. 
II. Chuẩn bị.
	GV: Giáo án 
	HS: Ôn tập 
III. Tổ chức hoạt động học của HS
1.ổn định tổ chức.
8A3:. 8A4: 8A5: 8A6. 
2.Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1:ôn tập 
?năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì
I .Ôn tập
1.Định nghĩa : Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi một kg nhiên liệu bị đót cháy hoàn toàn gọi là năng suất của nhiên liệu.
? Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
? ý nghĩa các chữ trong công thức 
2.Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
Q = q. m
Trong đó : q năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/ kg).
m:khối lượng nhiên liệu (kg).

Tài liệu đính kèm:

  • docMinh tu chon ly 8.doc