Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 31: Chị em Thúy Kiều

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 31: Chị em Thúy Kiều

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.

 - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

2. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.

 - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện

 - Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

 

doc 26 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 31: Chị em Thúy Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07
Tiết 31
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày dạy: 03/10/2011 
CHỊ EM THÚY KIỀU
 Trích “Truyện Kiều” Nguyễn Du
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
	- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
	- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện
	- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
	- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.	
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
*Thầy: -Vẽ tranh chị em Thuý Kiều
 -Soạn bài chi tiết,lên kế hoạch các hđ
 *Trò : -Đọc diễn cảm ở nhà
 -Soạn kĩ bài
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
 Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút.
 Ở tiết trước chúng ta đã được biết sơ lược về giá trị ND+NT của truyện Kiều. Trong truyện ND đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật đặc sắc,đặc biệt ông luôn dành nhiều ưu ái cho những con người mà ông yêu quí, trong đó nổi bật hơn cả là chân dung Thúy Kiều -nv chính của tp.Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của họ
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/ Tìm hiểu chung
- Hướng dẫn HS đọc:giọng vui tươi trong sáng,nhịp nhàng (2/2/2)
gv đọc 4 câu đầu
* Hai học sinh đọc -> Nhận xét
1. Vị trí đoạn trích:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12.
- Tìm hiểu các chú thích đã hướng dẫn
 Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ?
-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất của truyện. (từ câu 15 -> câu 38 )
Nội dung chính của đoạn trích?
Nhận xét các PTBĐ? 
Giới thiệu tài sắc chị em Thúy Kiều
-PTBĐ: TS+MT+BC
Xác định kết cấu của đoạn trích?
* Phát hiện:
- 4 câu đầu: Tả chung hai chị em
- 4 câu tiếp: Tả Thúy Vân
- 12 câu tiếp: Tả Thúy Kiều
- 4 câu cuối: Nếp sống của hai chị em.
2. Kết cấu:
Từ nội dung đoạn trích, em hãy cho biết Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật gì ?
HS thảo luận 
-Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 25 phút.
II/ Đọc- hiểu văn bản: 
 Hãy đọc lại bốn câu thơ đầu và nêu nội dung chính của bốn câu thơ đó?
 Tác giả đã giới thiệu chị em Thuý Kiều như thế nào?
-1 hs đọc : ‘Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.”
->nêu vị trí thứ bậc-đánh giá chung(2 ả tố nga)
1. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều:
Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đó?
-> Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu tự nhiên, trang trọng.
 Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua những hình ảnh thơ nào?
- Phát biểu.
 “Mai cốt cách, tuyết tinh thần
 dáng vẻ ngoài p/c bên trong 
 Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”?
- Giải thích (dựa vào sgk)
-> ý cả câu: Hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ ?
- H/a ẩn dụ, ví ngầm -> vẻ đẹp của hai chị em TK.
- Bút pháp ước lệ (dùng hình tượng đẹp của thiên nhiên -> nói về con người); Dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười”
-Bút pháp ước lệ,sử dụng thành ngữ
Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt ?
- HS đánh giá.
-> Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đạt tới độ hoàn mĩ.
GV:Chỉ với 4 câu thơ kết hợp 3 PTBĐ(2 dòng đầu TS,dòng 3 MT,dòng 4 BC) Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn nhưng không sao chép và gửi vào đó là tình cảm yêu mến trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. Vì thế liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người.
Đọc thầm bốn câu thơ tiếp theo.
- Đọc
2. Vẻ đẹp Thuý Vân
Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao t/g lại miêu tả TV trước?
GV gợi ý: Có phải vì:
A.TV không phải là nv chính
B.Vì TV đẹp hơn TK
C.Vì t/g muốn làm nổi bật vẻ đẹp TK
D.Vì t/g muốn đề cao TV
GV:Đây chính là dụng ý của t/g dùng NT sóng đôi,đòn bẩy
-hs thảo luận theo bàn
-HS lựa chọn ý C
 Từ “trang trọng “gợi vẻ đẹp như thế nào ?Hãy tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp TV?
-> Vẻ đẹp cao sang, quý phái.
-khuôn trăng,nét ngài,hoa cười,
ngọc ,thốt...
Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng miêu tả Thuý Vân ?
* Phân tích:
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc -> vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. Tuy nhiên, Nguyễn Du lại tả Thuý Vân cụ thể hơn lúc tả Thuý Kiều.
- Nghệ thuật so sánh ẩn dụ -> vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thuý Vân.
- Bút pháp nghệ thuật 
ước lệ,miêu tả chi tiết,thủ pháp liệt kê,so sánh,
ẩn dụ
-> Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
H: Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân ?
gv bình về nt xây dựng nv của ND(chỉ 4 câu thơ dựng lên chân dung nhiều chi tiết-là bút pháp điêu luyện của t/g)
* Suy nghĩ -> Bộc lộ.
A.Long đong lận đận
B.Truân chuyên trắc trở
C.Giàu sang phú quí
D. suôn sẻ, bình lặng.
-Dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng.
Các em hãy thảo luận và cho biết vậy TV có hạnh phúc không?
-hs thảo luận –phát biểu suy nghĩ
(không thể hp khi lấy người mình không yêu, không yêu mình.Trong trái tim KT chỉ có TK “Bấy lâu đáy bể mò kim/Là điều vàng đá phải tìm trăng hoa”...
 Đọc 12 câu thơ tiếp.
- Đọc .
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều.
 Nguyễn Du giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều khác với Thuý Vân như thế nào?
GV vẫn với NT đòn bẩy dùng gấp 3 số câu tả->tả rất kĩ 1 sắc nước hương trời như TV để rồi “Kiều càng...”
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đòn bẩy -> khẳng định vẻ đẹp vượt trội của TK.
 -sắc sảo mặn mà
 trí tuệ tâm hồn
-Kiều đẹp cả về trí tuệ và tâm hồn
 Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mạng tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ?
GV giải thích tích của thành ngữ:lấy từ ý thơ của Diên Niên đời Hán-TQ .ở phương Bắc có người con gái đẹp vô song đến nỗi nàng nhìn1 cái thì xiêu thành luỹ,nhìn 2 cái nước bị nghiêng
* Phát hiện, phân tích.
- Dùng bút pháp ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu” -> gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Đặc biệt tác giả đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, mặn mà, trí tuệ (sắc sảo)
+/Nhan sắc:
- bút pháp ước lệ đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt,cách dùng thành ngữ
Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào?
GV:Sau này MGS nhận xét “Một cười này hẳn nghìn vàng không ngoa” còn HTH thì “Nghe càng đắm ngắm càng say/Làm cho mặt sắt cũng ngây vì tình”
Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều?
GV: Tác giả tả sắc một phần, tài năng hai phần. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến (đủ cầm, kì, thi, hoạ )
-HS đánh giá.
-Vẻ đẹp độc nhất vô nhị (thiên nhiên phải hờn, ghen)
-hs nghe
- Phát hiện.
-> Thuý Kiều còn đẹp bởi cái tài.
- Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sốngvẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân
+/Tài năng:
-Cầm,kì,thi,hoạ->đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến.
TK đã đặt tên cho khúc nhạc do mình sáng tác là “Bạc mệnh”có ý nghĩa gì?
-> Tả cái tài cũng là ca ngợi cái tâm của nàng -> Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng
 -gợi sự buồn bã sầu thương lâm li->là người có trái tim đa sầu đa cảm
- Nghe, hiểu
Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?
- Đánh giá
-> Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình.
Chân dung của Thuý Kiều dự cảm số phận của nàng như thế nào? Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ntn trong khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều ?
- Bộc lộ.
-tạo hoá hờn ghen 
-> Khẳng định nhân phẩm, tài năngtrân trọng, đề cao vẻ đẹp con người
-> Tác giả báo dự trước một số phận đau khổ.
Qua 20 câu thơ trên, em thấy tác giả nói điều gì về hai chị em Thúy Kiều?
HS thảo luận.
-Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đệp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều.
-Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều.
GV tóm lại bức chân dungTK hiện lên có đủ sắc-tài-tình-mệnh,tg dành lượng gấp 3 lần thơ để tả so với TV ,trời xanh phú cho nàng nhiều phẩm hạnh đẹp đẽ thì cũng đày đoạ nàng nhiều nỗi truân chuyên theo triết lí định mệnh pk “chữ tài chữ mệnh khéo đà ghét nhau” hay như Nguyễn Du đã viết mở đầu “chữ tài đi với chữ tai một vần”
Đọc 4 câu cuối
4 câu này nêu ND gì?
-1 hs đọc
->khái quát một lần nữa phẩm hạnh 2 chị em
- HS tổng kết.
Những câu thơ cuối khái quát về cuộc sống đức hạnh của chị em Thuý Kiều: 
“Êm đềm trướng rủ màn che, 
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Hai chị em sống trong môi trường gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời.
“Cuộc sống “cấm cung” của các thiếu nữ thường được biểu hiện bằng 
mô típ quen thuộc trướng rủ, màn che khiến cho các trang nam tử phải “Du đông lân nhi lâu kì xử tử” ( Trèo qua tường nhà phía đông dụ dỗ co gái nhà người- Mạnh Tử)”- ( Đặng Thanh Lê- Giảng văn Truyện Kiều- trang 29 )
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III. Tổng kết:
 Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
 Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả muốn thể hiện nội dung gì ?
HS trả lời
Nghệ thuật:
- Sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miểu tả tài tình.
Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của con người qua 2 bức chân dung trên?
HS trả lời
Ý nghĩa văn bản:
Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian:5 phút.
Bài vừa học: 
- Tham khảo đoạn văn tương ứng trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân
- Đọc diễn cảm, học thuộc ... ghĩa gốc.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm từ đơn và từ phức, phân biệt các loại từ phức.
 Từ
 Từ đơn
 Từ 
 phức
 Từ láy
 Từ ghép
I- Từ đơn và từ phức
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục 1 để nhận diện từ ghép và từ láy.
+ Từ ghép : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
+ Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục I.
+ Những từ láy có sự giảm nghĩa : trăng trắng, đèm đẹp nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
+ Những từ láy có sự tăng nghĩa :sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Hoạt động 3: Thành ngữ
Mục tiêu: HS
 - Phân biệt thành ngữ với tục ngữ.
Xác định nghĩa của từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ của một câu văn cụ thể.
 Tìm thành ngữ theo yêu cầu.Giải thích và đặt câu với thành ngữ đó.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian:11 phút.
GV hướng dẫn HS ôn lại khái niệm thành ngữ .
II- Thành ngữ
Hướng dẫn HS xác định thành ngữ và tục ngữ trong những tổ hợp từ đã cho ở bài tập 2 mục II. 
- HS phân biệt thành ngữ và tục ngữ : Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm, còn tục ngữ thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định.
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : tục ngữ : hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến đạo đức, tính cách của con người.
b) đánh trống bỏ dùi : thành ngữ : làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. 
c) chó treo mèo đậy : tục ngữ : muốn giữ gìn thức ăn , với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
d) được voi đòi tiên : thành ngữ : tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) nước mắt cá sấu :thành ngữ: sự thông cảm, thương xót giảdối nhằm đánh lừa người khác .
Tổ chức HS làm bài tập 3 ở mục II.
Thực vật
Bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, dây cà ra đây muống, bẻ hành bẻ tỏi,
Động vật
Như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ, mèo mả gà đồng, lên xe xuống ngựa, ăn ốc nói mò, vẽ rắn thêm chân, rồng đến nhà tôm, như vịt nghe sấm,
Giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ tìm được
Điệu hổ ly sơn :dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để dễ bề chinh phục, đánh thắng. Vd : Công an đã dùng kế điệu hổ li sơn để bắt tên cướp.
Yêu cầu HS làm bài tập 4 mục II : Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương. 
Cá chậu chim lồng : cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. Vd : Một đời được mấy anh hùng – Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
- Bảy nổi ba chìm :sống lênh đênh, gian truân, lận đận. Vd: Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hoạt động 4: Nghĩa của từ
Mục tiêu: HS Xác định nghĩa của từ ngữ.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
Cho HS ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
III-Từ nhiều nghĩa
. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục III. Chọn cách hiểu đúng trong số 4 cách hiểu đã cho.
Chọn (a), không chọn (b)
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục III. Chọn cách hiểu đúng trong số 2 cách hiểu đã cho và giải thích vì sao lựa chọn như vậy. 
Cách giải thích (b) là đúng. Cách giải thích (a) vi phạm nguyên tắc dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính độ lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ – cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng- tính từ)
Hoạt động 5: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Mục tiêu: HS phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
Xác định hiện tượng chuyển nghĩa trong một trường hợp cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
Cho HS ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
IV-Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục IV.
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển --> Nhưng không gọi đây là hiện tượng chuyển nghĩa, vì nó là nghĩa chuyển lâm thời.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học: Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể.
b. Bài sắp học:
 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 35
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày dạy: 05/10/2011 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự.
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp. Chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS.
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Giữa miêu tả ngoại hình với miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật và ngược lại- Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Mục tiêu: HS nắm được yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1- Ví dụ
2- Kết luận
- Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Những cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật: diến tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật.
yêu cầu HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích yêu cầu HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng của Thuý Kiều?
HS tìm và ghi vàovở trong các câu thơ tả cảnh và tả tâm trạng Thuý Kiều.
Những câu thơ nào tả cảnh sắc bên ngoài? 
HS chọn những câu thơ tả cảnh sắc bên ngoài.
Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ tả cảnh sắc bên ngoài?
Em cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên qua những câu thơ đó?
Thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật.
*Đoạn1: “Trước lầu....tấm lòng”: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích.
*Đoạn2:“Buồn trôngghế ngồi”: Cảnh thiên nhiên trống vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích.
Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích là kết quả của sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
Những cảnh đó giúp ta hiểu gì về tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều?
Gợi tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi ...
Em hiểu gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật một cách gián tiếp?
Tả cảnh vật qua cái nhìn của nhân vật để gợi cho người đọc cảm nhận được nội tâm nhân vật.
Tìm những câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Thúy Kiều?
Dấu hiệu nào cho thấy đó là những câu thơ tả nội tâm nhân vật?
Đối tượng miêu tả: nỗi xót xa về cảnh ngộ bơ vơ, nỗi buồn thương nhung nhớ da diết những người thân của Kiều.
Yếu tố nào khiến ta cảm nhận được điều đó?
ND đã dùng từ ngữ trực tiếp gợi nỗi buồn đau nhung nhớ của Kiều.
Điều kiện nào dẫn tới thành công trong việc miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?
Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống về tâm lí con người...
Miêu tả bên ngoài và nội tâm có gì khác nhau?
- Bên ngoài: Đối tượng là cảnh thiên nhiên, diện mạo, hành động và ngôn ngữ nhân vật.-> quan sát trực tiếp.
- Bên trong( nội tâm): Đối tượng là suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Qua đó, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm nhận vật?
HS tự trình bày.
GV đưa đoạn văn tả nội tâm nhân vật Lão Hạc.
H: Nhận xét gì về cách tả nội tâm nhân vật của nam Cao?
Tả nét mặt, hình dáng để diễn tả nội tâm nhân vật.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS
 - Xác định được các chi tiết miêu tả ý nghĩ, tâm trạng, thái độ, cảm xúc của nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và cho biết đó là các chi tiết miêu tả trực tiếp hay gián tiếp nội tâm nhân vật.
Phát hiện, nhận biết được những câu văn, câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
Kể lại diến biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 20 phút.
II- Luyện tập
HD:
- Khi thuật lại bằng văn xuôi phải miêu tả được diện mạo của Mã Giám Sinh để làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Khi thuật nội tâm Thuý Kiều cần diễn tả được tâm trạng của Kiều qua các câu thơ miêu tả của ND bởi ông dùng các hình ảnh ước lệ tượng trưng để tả Kiều.Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...ngại ngùng dịn gió....mặt dày>
- Chú ý lựa chọn ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất.
HS thảo luận và lập ý.
HS trình bày trước lớp.
Bài tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằng văn xuôi.
HD:
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Kể việc báo ân: mời Thúc lang (tâm trạng của Kiều: Vừa thương vừa giận và trân trọng biết ơn).
- Kể về việc báo oán: ( Bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư)
+ Dùng cách xưng hô khi ở nhà Hoạn Tư để chào Hoạn Thư với ý mỉa mai.
+ Đay nghiến, vạch tội Hoạn Thư khiến cho mụ khiếp sợ...
+ Diễn tả nội tâm Kiều khi nghe Hoạn Thư biện bạch và nhắc lại chuyện Kiều lấy chuông vàng khi trốn khỏi nhà HT nhưng HT không bắt lại...
+ Nội tâm Kiều trước lời nhận tội và xin tha của Hoạn Thư: Kiều phân vân nên tha hay xử tội
HS thảo luận và kể lại trước lớp.
Bài tập 2: Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân báo oán .
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
a. Bài vừa học: Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã được học.
b. Bài sắp học: 
 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 07-3 cột.doc