Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 3 - Tiết 5 - Luyện tập

Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 3 - Tiết 5 - Luyện tập

- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: B2inh phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các hằng đẳng thức đó

- Rén luyện tính cận thận khi tính toán.

II. Chuẩn Bị:

- Bài tập luyện tập.

- Ôn lại kiến thức cũ.

III. Tiến Trình Dạy Học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 3 - Tiết 5 - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	 Tiết: 5 	Ngày soạn: 19/08/2009
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: B2inh phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các hằng đẳng thức đó
- Rén luyện tính cận thận khi tính toán.
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập luyện tập.
- Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống thích hợp
 (A + B)2 = .................................
 .....................= (A + B) (A – B)
 A2 – 2AB + B2 = ......................
- Sửa bài tập 19 trang 12
Phần diện tích còn lại là:
 (a + b)2 – (a – b)2 = a2 + 2ab + b2 – (a2 – 2ab + b2)
 = a2 + 2ab + b2 – a2 + 2ab – b2
 = 4ab
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
- Yêu cầu hs làm bài 20. Nhận xét chỗ sai.
- Yêu cầu hs làm bài 21. Viết biểu thức dưới dạng bình phương của tổng.
- Yêu cầu hs làm bài 22. Tính nhanh.
- Yêu cầu hs làm bài 23. Chứng minh rằng
- Yêu cầu hs làm bài 24. Tính giá trị biểu thức.
Bài 20
x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2
 sai
Bài 21
a/ (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y) + 1 = (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y).1 + 12
 = [(2x + 3y) + 1]2
 = (2x + 3y + 1)2
b/ 9x2 – 6x + 1 = (3x)2 – 2.3x.1 + 12
 = (3x – 1)2
c/ x2 + 6x + 9 = (x + 3)2
Bài 22
a/ 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100.1 + 12 = =10201
b/ 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.100.1 + 12 = 39601
c/ 47.53 = (50 – 3) (50 + 3) = 502 – 92 = 2491
Bài 23
a/ VP = (a + b)2 + 4ab = a2 + 2ab + b2 – 4ab
 = a2 – 2ab + b2
 = (a – b)2
 = VT
b/ VP = (a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab
 = a2 + 2ab + b2
 = (a + b)2
 = VT
Áp dụng a/ (a- b)2 = (a + b)2 – 4ab
 = 72 – 4.12
 = 49 – 48 = 1
 b/ (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
 = 202 – 4.3
 = 400 – 12 = 388 
Bài 24
M = 49x2 – 70x + 25 = (7x)2 – 2.7x.5 + 52
 = (7x – 5)2 
Với x = 5 M = (7.5 – 5)2 = (35 – 5)2 = 302 = 900
Với x = M = (7. - 5)2 = (1 – 5)2 = (- 4)2 = 16
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn lại 3 hằng đẳng thức đầu
- Làm bài tập 25 trang 13
- Hướng dẫn : (a + b + c)2. Viết tổng trên dưới dạng bình phương của một tổng
 a/ (a + b + c)2 = [(a + b) + c]2
 = (a + b)2 + 2.(a +b) .c + c2 
 = a2 + b2 + c2 + 2ab+ 2ac + 2bc
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 3	 Tiết: 6 	Ngày soạn: 19/08/2009
NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt)
I. Mục Tiêu:
- Học sinh nắm được các hằng đẳng thức đáng nhớ : lập phương một tổng, lập phương một hiệu, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập.
- Rèn luyện tư duy học sinh linh hoạt.
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập củng cố, bảng phụ bài tập 24 trang 15
- Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tính (a + b)2 = ........................
- Tính (a+b)3. Mời hai học sinh lên cùng làm. 
 (a+b)3 = (a + b)(a + b)2
 = (a + b)(a2 + 2ab + b2)
 = a(a2+ 2ab + b2) + b(a2 + 2ab + b2)
 = a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3
 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Đây chính là lập phương của một tổng, chung ta vào bài mới.
- Qua phần trên, với A, B là hai biểu thức thí ta có:
- Hãy phát biểu hằng đẳng thức bằng lời
- Yêu cầu hs làm ?2.
- Yêu cầu hs làm /3
- Vậy với A, B là hai biểu thức ta có;
- Hãy phát biểu hằng đẳng thành lời.
- Yêu cầu hs làm ?4
Hs: lăng nghe.
Hs: quan sát và ghi bài.
Hs: Lập phương của một tổng hai biểu thức bằng lập phương biểu thức thứ nhất, cộng ba lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai, cộng ba lần tích biểu thứ thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai, cộng lập phương biểu thức thứ hai.
Hs: thực hiện
a/ (x + 1)3 = x3 + 3.x2.1 + 3. x.12 + 13
 = x3 + 3x2 + 3x +1
b/ (2x + y)3 = (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3
 = 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
Hs thực hiện.
 [a + (- b)]3
 = a3 + 3a2(-b) + 3.a.(-b)2 + (-b)3
 = a3–3a2b + 3b2 – b3
Hs: quan sát và ghi bài
Hs: Lập phương của một hiệu hai biểu thức bằng lập phương biểu thức thứ nhất, trừ ba lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai, cộng ba lần tích biểu thứ thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai, trừ lập phương biểu thức thứ hai.
Hs thực hiện.
a/ (x - 1)3 = x3 - 3.x2.1 + 3. x.12 - 13
 = x3 - 3x2 + 3x -1
b/ (x – 2y)3 = x3 – 3.x2.2y + 3.x.(2y)2 – (2y)3
 = x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3
c/ 1/Đ 2/S 3/Đ 4/S 5/S
1. Lập phương của một tổng.
- Với A, B là các biểu thức tùy ý ta có :
(A + B)3 = 
 A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
2. Lập phương của một hiệu
- Với A ,B là các biểu thức tùy ý ta có:
 (A - B)3 =
 A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
4. Củng cố:
- Làm bài 26, 27 
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc bài, làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc