Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống

Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống

- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức:

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được các lĩnh vực kĩ thuật sử dụng bản vẽ kĩ thuật.

 2. Kĩ năng:

 Có kĩ năng cơ bản về vẽ kĩ thuật.

 3. Thái độ:

 Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

II- CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tranh vẽ H1.1->H1.3 SGK.

 - Bảng phụ H1.4 SGK.

 

doc 100 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 1 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2009
Ngày giảng: 04/9/2009
Phần một. vẽ kĩ thuật 
Chương I. bản vẽ các khối hình học
Tiết 1 - Bài 1
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được các lĩnh vực kĩ thuật sử dụng bản vẽ kĩ thuật.
 2. Kĩ năng:
 Có kĩ năng cơ bản về vẽ kĩ thuật.
 3. Thái độ:
 Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ H1.1->H1.3 SGK. 
 - Bảng phụ H1.4 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Giới thiệu bài: 1 phút
 Xung quanh ta có rất nhiều sản phẩm do bàn tay con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít đến chiếc ôtô hay máy bay, từ ngôi nhà đến các công trình kiến trúc xây dựng Vậy những sản phẩm đó được làm như thế nào? Dựa vào đâu để người ta có thể làm ra rất nhiều những sản phẩm có cùng kiểu dáng, kích thước? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 3. Bài mới: 38 phút
HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
- Mục tiêu: HS biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H1.1 và H1.2 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H1.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Trong giao tiếp hàng ngày, con người thường dùng các phương tiện gì?
-> TL: Tiếng nói H1.1a, chữ viết H1.1b, cử chỉ H1.1c, hình vẽ H1.1d
- GV kết luận: Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.
-> HS nghe và tiếp thu.
- H: Để chế tạo hoặc thi công một sản phẩm hoặc một công trình đúng như ý muốn thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì?
-> TL: Người thiết kế phải thể hiện bằng bản vẽ kĩ thuật.
- H: Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình thì phải căn cứ vào cái gì?
-> TL: Phải căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.
- H: Em hãy cho biết các H1.2a,b và c liên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật?
-> TL: Thiết kế, thi công, trao đổi.
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ (3 phút) tìm hiểu tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật.
-> HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi của GV.
- Hết thời gian GV yêu cầu 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
-> Đại diện 1-2 nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép
I- Bản vẽ ký thuật đối với sản xuất:
- Để chế tạo sản phẩm hoặc thi công một công trình người ta thường dùng bản vẽ kĩ thuật.
- Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình.
- Bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật.
* Kết luận: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
- Mục tiêu: HS biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.
- Thời gian: 13 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H1.3 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu H1.3 SGK. 
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng, thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì?
-> TL: Thực hiện theo chỉ dẫn bằng lời và bằng hình ảnh (bản vẽ, sơ đồ).
- GV lấy ví dụ: Sơ đồ mạch điện trên H1.3a cho ta biết cách đấu dây điện để cho hai bóng đèn sáng.
-> HS quan sát và tiếp thu.
- H: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò gì đối với đời sống?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS nghe và ghi bài.
II- Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:
 Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu đi kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng
* Kết luận: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong đời sống.
HĐ3: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật
- Mục tiêu: HS biết được các lĩnh vực kĩ thuật sử dụng bản vẽ.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ H1.4 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ H1.4 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu sơ đồ.
- H: Bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực nào?
-> TL: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, điện lực, giao thông, kiến trúc, quân sự...
- H: Các lĩnh vực đó cần trang thiết bị gì? Cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực đó là gì?
-> TL: Cơ khí: máy công cụ, nhà xưởng... Xây dựng: máy xây dựng, công cụ vận chuyển Giao thông: đường, cầu, cống
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
III- Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:
 Các lĩnh vực kĩ thuật đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật và mỗi lĩnh vực kĩ thuật đề có loại bản vẽ riêng của ngành mình.
* Kết luận: Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
 4. Củng cố, HDVN: 4 phút
- H: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là "ngôn ngữ" chung dùng trong kĩ thuật?
- H: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 2 SGK, chuẩn bị đèn pin và bao diêm.
Ngày soạn: 9/9/2009
Ngày giảng: 11/9/2009
Tiết 2 - Bài 2
Hình chiếu
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là hình chiếu, phép chiếu.
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
 2. Kĩ năng:
 Phân biệt được các phép chiếu và hình chiếu.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu các hình chiếu của các vật thể có trong thực tế.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ H2.1->H2.5 SGK. 
 - Mô hình 3 mặt phẳng chiếu.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, vấn đáp.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 2. Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức của HS về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi
 1. Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là "ngôn ngữ" chung dùng trong kĩ thuật?
 2. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
 3. Bài mới: 36 phút
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu
- Mục tiêu: HS biết được thế nào là hình chiếu.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H2.1 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu H2.1 SGK. 
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Hình chiếu của vật thể là gì? 
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS nghe và ghi bài.
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là điểm chiếu, tia chiếu và mặt phẳng chiếu.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
I- Khái niệm về hình chiếu:
 Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
* Kết luận: Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu của một vật thể là hình chiếu của vật thể đó.
HĐ2: Tìm hiểu về các phép chiếu 
- Mục tiêu: HS biết được các phép chiếu.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H2.2 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu H2.2 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Có mấy phép chiếu? Đó là những phép chiếu nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS nghe, ghi bài.
- H: Em hãy nêu đặc điểm của các tia chiếu trên hình vẽ?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Đặc điểm của các phép chiếu trên là gì? 
-> TL: Phép chiếu xuyên tâm hình chiếu to hơn vật thật, phép chiếu song song và vuông góc hình chiếu có kích thước bằng vật thật.
- H: Em hãy nêu một số ví dụ về các phép chiếu trong tự nhiên? Cho biết đấy là phép chiếu gì?
-> TL: Tia sáng của ngọn đèn, ngọn nến (phép chiếu xuyên tâm), tia sáng của đèn pin, đèn ô tô (phép chiếu song song).
II- Các phép chiếu:
 Gồm 3 phép chiếu:
- Phép chiếu xuyên tâm. 
- Phép chiếu song song.
- Phép chiếu vuông góc.
* Kết luận: Đặc điểm các tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau.
HĐ3. Tìm hiểu về các hình chiếu vuông góc và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ
- Mục tiêu: Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
- Thời gian: 22 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H2.3->H2.5 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và mô hình 3 mặt phẳng chiếu, nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi mặt phẳng chiếu và tên gọi hình chiếu tương ứng. 
-> HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Nêu vị trí của các mặt phẳng chiếu đối với vật thể? 
-> TL: Mặt phẳng chiếu bằng ở dưới vật thể, mặt phẳng chiếu đứng ở sau vật thể, mặt phẳng chiếu cạnh ở bên phải vật thể.
- GV hướng dẫn cho HS quan sát H2.4 và nhận xét, nêu tên các hình chiếu.
-> HS quan sát, tiếp thu.
- H: Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu? 
-> TL: Vật thể được đặt trên mặt phẳng chiếu bằng, phía trước mặt phẳng chiếu đứng, bên trái của mặt phẳng chiếu cạnh.
- GV dùng miếng bìa cứng gấp thành 3 mặt giúp HS tưởng tượng là 3 mặt phẳng chiếu, sau đó mở ra (phải mở ra vì các hình chiếu phải vẽ trên cùng một bản vẽ mới thể hiện hết và đúng vật thể).
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và chiếu cạnh sau khi mở ra như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi bài.
- H: Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?
-> TL: Vì mỗi hình chiếu là hình hai chiều không thể biểu diễn hết vật thể.
- GV nêu chú ý SGK để HS tiếp thu.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
III- Các hình chiếu vuông góc:
 1. Các mặt phẳng chiếu:
 Gồm 3 mặt phẳng chiếu:
- Mặt phẳng chiếu đứng.
- Mặt phẳng chiếu bằng.
- Mặt phẳng chiếu cạnh.
 2. Các hình chiếu:
 Gồm 3 hình chiếu:
- Hình chiếu đứng.
- Hình chiếu bằng.
- Hình chiếu cạnh.
IV- vị trí các hình chiếu:
 Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
 * Kết luận: Trên bản vẽ, các hình chiếu diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướ ... u: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu về các sơ đồ điện.
II - Chuẩn bị:
- GV: 
 + Tranh vẽ bảng kí hiệu sơ đồ điện.
 + Mô hình mạch điện chiếu sáng.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III - Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: ................................................................................................................
 2. Kiểm tra đầu giờ: 5 phút
- H: Em hãy nêu những ưu điểm của aptomat so với cầu chì?
 3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
8 phút
- GV yêu cầu HS quan sát H55.1 SGK/189 và GV giới thiệu khái niệm về sơ đồ mạch điện như.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
1. Sơ đồ điện là gì?
 Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
HĐ2: Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
12 phút
- GV cho HS nghiên cứu bảng 55.1 và hoạt động nhóm (5’) phân loại theo nhóm.
 + Nhóm kí hiệu nguồn điện.
 + Nhóm kí hiệu dây dẫn điện.
 + Nhóm kí hiệu các thiết bị điện.
 + Nhóm kí hiệu đồ dùng điện.
- Hết thời gian GV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có) -> GV nhận xét, kết luận.
- HS hoạt động nhóm nghiên cứu bảng 55.1 và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình.
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện:
SGK/190
HĐ3: Tìm hiểu cách phân loại sơ đồ điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
15 phút
- GV yêu cầu HS quan sát H55.2 và H55.3 SGK/191.
- H: Em hãy nêu sự khác nhau giữa hai sơ đồ trên?
- H: Sơ đồ nguyên lí cho ta biết điều gì?
- H: Sơ đồ lắp đặt cho ta biết điều gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phần 3c trong SGK/191.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời theo nhận xét cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét và bổ xung
3. Phân loại sơ đồ điện:
 Gồm hai loại:
- Sơ đồ nguyên lí: Thể hiện mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp đặt trong thực tế.
- Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. 
IV - Củng cố - Luyện tập: 4 phút
- GV gọi một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK.
- H: Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào?
- H: Quan sát sơ đồ mạch điện có thể biết được dây pha và dây trung tính không? Tại sao?
V - Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 56+57 - Thực hành vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy để giờ sau làm bài thực hành.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 50 - Bài 55+57
Thực hành Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện
I - Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
 Hiểu rõ hơn về sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện, mối liên hệ giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng phân tích mạch điện.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu mạch điện trong mạng điện trong nhà.
II - Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ H56.1 SGK.
- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy.
III - Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: ................................................................................................................
 2. Kiểm tra đầu giờ: 5 phút
- H: Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt có điểm gì giống và khác nhau?
3. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
15 phút
- GV cho HS quan sát H56.1 SGK/193 và hướng dẫn HS quan sát và phân tích mạch điện tìm chỗ sai của mạch điện để điền vào báo cáo.
- GV yêu cầu HS quan sát H56.2 SGK/194 và hướng dẫn HS các bước vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện.
- GV giới thiệu cho HS cách phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện.
- GV hướng dẫn HS các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- HS quan sát, tìm hiểu và phân tích.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
1. Phân tích mạch điện:
2. Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện:
- Phân tích các phần tử của mạch điện.
- Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.
- Vẽ sơ đò nguyên lí mạch điện.
3. Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện:
 - Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện.
- Vị trí của các phần tử đó trong mạch điện.
- Mối quan hệ điện giữa các phần tử đó.
4. Vẽ sơ đồ lắơ đặt mạch điện:
- Vẽ mạch nguồn.
- Xác định vị trí lắp đặt của các thiết bị điện.
- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lí.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
20 phút
- GV yêu HS tập trung theo nhóm thực hiện nội dung bài thực hành theo trình tự đã hướng dẫn. GV theo dõi, uấn nắn, sửa sai và chú ý an toàn cho HS.
- HS làm việc theo nhóm thực hiện theo trình tự đã được hướng dẫn.
IV- Củng cố - Luyện tập: 4 phút
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả thực hành của HS. Sau đó hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình theo mục tiêu bài học.
V- Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Đọc và tìm hiểu trước bài 58+59 - Thiết kế mạch điện. Thực hành thiết kế mạch điện.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 51 - Bài 58+59
thiết kế mạch điện - thực hành thiết kế mạch điện
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
- Thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện.
 3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu mạch điện trong mạng điện trong nhà.
II- Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ H58.1 SGK.
- HS: Xem trước bài ở nhà.
III - Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: .................................................................................................................
 2. Kiểm tra đầu giờ: Không
 3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm thiết kế mạch điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
5 phút
- H: Theo em thiết kế mạch điện là gì?
- GV kết luận.
- GV nêu 4 nội dung cần thiết khi thiết kế mạch điện.
- HS thảo luận.
- HS láng nghe, ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
1. Thiết kế mạch điện là gì?
 Thiết kế là những công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện.
HĐ2: Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
15 phút
- GV: Công việc thiết kế được xuất phát từ một nhu cầu là tạo ra một sản phẩm thay thế sản phẩm cũ hoặc tạo ra một sản phẩm mới nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. 
- GV rút ra kết luận: Xác định nhu cầu thiết kế mạch điện là xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
- GV: Từ nhu cầu thiết kế ban đầu, ta phải đưa ra một số phương án thiết kế nhằm đạt được mục đích của mình. Các phương án này được được thể hiện qua các sơ đồ nguyên lí. Vẽ sơ đồ nguyên lí thể hiện mục đích thiết kế mạch điện.
- H: Từ ví dụ mạch điện của bạn Nam cần lắp đặt có những đặc điểm gì ?
- GV nhấn mạnh: Đó là 3 đặc điểm mạch điện của bạn Nam.
- H: Em hãy chọn bóng đèn để phù hợp với điện áp và yêu cầu của bạn Nam ?
- GV: Để lắp được mạch điện chúng ta cần tiến hành theo các bước:
 + Vẽ sơ đồ lắp đặt.
 + Dự trù vật liệu, thiết bị và dung cụ cần thiết.
 + Lắp mạch điện và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Dùng 2 bóng đèn sợi đốt, đóng cắt riêng biệt, chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Để phù hợp với điện áp chọn những bóng có điện áp định mức 220V.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
2. Trình tự thiết kế mạch điện:
- Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
- Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu.
- Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
- Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?
HĐ3: Thực hành thiết kế mạch điện
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
20 phút
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm nhỏ (10’) theo nội dung sau:
 + Xác định nhu cầu sử dụng điện (đèn chiếu sáng ở đâu, mức độ sáng như thế nào...)
 + Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
 + Phân tích mạch điện để chọn một phương án thích hợp với mục đích thiết kế.
- GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm làm việc.
- Hết thời gian GV yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét -> GV kết luận.
- HS làm việc theo nhóm thực hiện nội dung theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm.
3. Thực hành thiết kế mạch điện:
IV- Củng cố - Luyện tập: 4 phút
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học, nhấn mạnh trọng tâm của bài.
V- Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học ở học kỳ II, giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 52
ôn tập
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Hệ thống được nội dung kiến thức đã học của chương VI -> VIII phần ba kĩ thuật điện.
- Biết tóm tắt kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
 3. Thái độ:
- Có ý thức tốt trong giờ ôn tập.
II- Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học.
- HS: Ôn tập trước nội dung kiến thức ở nhà.
III - Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: .................................................................................................................
 2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ dạy
 3. Bài mới:
HĐ1: Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 36 
Kiểm tra 
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hệ thống hoá được kiến thức chính đã học trong HKI
- Rèn luyện tốt tư duy học bài theo mục tiêu của từng chương, từng bài học.
- Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp án + biểu điểm.
- HS: Ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra.
* GV phát đề kiểm tra và hướng dẫn cách làm bài cho HS. 
Đề bài (
).
3. Đáp án + biểu điểm.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài kiểm tra sau đó hướng dẫn cách trả lời bài làm theo hệ thống câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành ở mục III/Tr.142

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 8 moi.doc