Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí

Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Bằng thí nghiệm , học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta , ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta

 - Phân biệt nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng

2. Kĩ năng:

 Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng

3. Thái độ:

 

doc 88 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương I
quang học
 Ngày soạn 20 tháng 8 năm 2009
Tiết 1: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
I/ Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 	- Bằng thí nghiệm , học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta , ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta
	- Phân biệt nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng
2. Kĩ năng:
 	Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng
3. Thái độ: 
	Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được 
II/chuẩn bị: 
 6 nhóm. Mỗi nhóm : Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin
III/ hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 10’ )
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin của chương
- Gv nêu trọng tâm của chương
- Trong gương chữ MíT đ trong tờ giấy là chữ gì ?
- Yêu cầu HS đọc tình huống của bài
- Để biết bạn nào sai, ta hãy tìm hiểu xem khi nào nhận biết được ánh sáng ?
-HS đọc trong 2 phút
- HS dự đoán chữ ....
- HS đọc tình huống 
- Dự đoán : Hải sai số bạn .......
 Thành sai số bạn .......
Hoạt động 2: Nhận biết ánh sáng (10’)
- Quan sát và thí nghiệm 
- Yêu cầu HS trả lời trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ?
- HS trả lời câu hỏi C1
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận
I- Nhận biết ánh sáng 
- HS đọc 4 trường hợp nêu trong Sgk 
HS nêu kết quả nghiên cứu của mình
- HS: Trường hợp 2 : Ban đêm , đứng trong phòng đóng kín cửa , mở mắt, bật đèn 
 Trường hợp 3: Ban ngày đứng ngoài trời , mở mắt
- HS ghi vào vở
C1: Trường hợp 2 và 3 có điều kiện giống nhau là có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt
* Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
Hoạt động 3: Nhìn thấy một vật (10’)
Gv : ở trên ta đã biết : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy nhìn thấy vật có cần ánh sáng từ vật đến mắt không ? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu ?
- Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo câu C2 
- Yêu cầu các nhóm lắp thí nghiệm như Sgk , hướng dẫn HS đặt mắt gần ống 
- Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín .
- Nhớ lại : ánh sáng không đến mắt đ có nhìn thấy ánh sáng không ? 
- Hoàn thành kết luận Sgk 
II- Nhìn thấy một vật 
- HS đọc câu C2 trong Sgk 
- HS thảo luận và làm thí nghiệm C2 theo nhóm.
a- Đèn sáng: có nhín thấy ( H 1.2a)
b- Đèn tắt: không nhín thấy ( H 1.2b )
- Có đèn để tạo ra ánh sáng đ nhìn thấy vật, chứng tỏ:
ánh sáng chiếu đến giấy trắng đ ánh sáng từ giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy giấy trắng.
* Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta 
Hoạt động 4: Nguồn sáng và vật sáng ( 5’)
- Làm thí nghiệm 1.3 có nhìn thấy bóng đén sáng ?
- Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng . Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- Gv thông báo : Vậy dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh sáng đ gọi là vật sáng 
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền để hoàn thành kết luận Sgk 
III- Nguồn sáng và vật sáng
- HS thảo luận theo nhóm để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau để trả lời câu C3
+ Giống : Cả 2 đều có ánh sáng truyền tới mắt.
+ Khác : Giấy trắng là do ánh sáng từ đèn truyền tới rồi ánh sáng từ giấy trắng truyền tới mắt đ giấy trắng không tự phát ra ánh sáng . Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng 
* Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng
Hoạt động 5: Củng cố - Vận dụng ( 8 ‘)
1- Vận dụng :
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu C4 , C5 
- Tại sao lại nhìn thấy cả vệt sáng ? 
2- Củng cố :
- Qua bài học , yêu cầu HS rút ra kiến thức thu thập được . 
Gv cùng HS tham khảo thêm mục “Có thể em chưa biết “
IV- Vận dụng:
HS nghiên cứu trả lời các câu hỏi 
C4: Trong cuộc tranh cãi bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt đ mắt không nhìn thấy được .
C5: Khói gồm các hạt li ti, các hạt này được chiếu sáng trả thành vật sángđ ánh sáng từ các hạt đó truyền đến mắt
Các hạt xếp gần liền nhau nằm trên đường truyền của ánh sáng đ tạo thành vệt sáng mắt nhìn thấy.
Yêu cầu HS nêu được :
+ Ta nhận biết được ánh sáng khi .....
+ Ta nhìn thấy một vật khi...........
+ Nguồn sáng là vật tự nó ...........
+ Vật sáng gồm ...........................
+ Nhìn thấy mầu đỏ đ có ánh sáng màu đỏ đến mắt 
+ Có nhiều loại ánh sáng màu
+ Vật đen : không trở thành vật sáng
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
	- Trả lời lại các câu hỏi C1, C2, C3
	- Học thuộc phần ghi nhớ 
	- Làm các bài tập 1.1 đến 1.5 / Tr.3 - SBT 
Rút kinh nghiệm giờ dạy :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn 25 tháng 0 8 năm 2009
Tiết 2 : Sự truyền ánh sáng
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 	- Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng 
	- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng 
	- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
	- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng 
2. Kĩ năng:
 	- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
	- Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng 
3. Thái độ: 
 	Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
II/ chuẩn bị: 
 Mỗi nhóm : 1 ống nhựa cong , 1 ống nhựa thẳng ặ 3 mm, dài 200 mm. 1 nguồn sáng dùng pin. 3 màn chắn có đục lỗ như nhau. 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to
 III/ hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 8’ )
1, Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
Khi nào ta nhìn thấy vật ?
Giải thích hiện tượng khi nào nhín thấy vệt sáng trong khói hương ( hoặc đám bụi ban đêm ) ?
2, Chữa bài tập 1.1 và 1.2 SBT
DDVDD: Cho HS đọc phần mở bài Sgk đ Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải ?
HS 1: Trả lời miệng , HS dưới lớp nghe và nhận xét 
HS 2: Lên bảng chữa bài 
Hoạt động 2: Đường truyền của ánh sáng (15’)
Gv : Dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay gấp khúc ?
- Nêu phương án kiểm tra ?
- Cho HS làm thí nghiệm với 2 loại ống và trả lời câu C1
- Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không ? Có phương án nào kiểm tra được không ? 
- Yêu cầu HS thực hiện theo C2 Sgk
- Để cho HS làm thí nghiệm chú ý chỉ lệch khoảng 1- 2 cm tránh lệch hẳn ánh sáng vẫn lọt qua2 lỗ còn lại
- ánh sáng chỉ truyền theo đường nào ?
- Hãy nêu kết luận ? 
- Gv thông báo : Môi trường không khí, nước , tấm kính trong đ gọi là môi trường trong suốt. Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhau đ đồng tính đ Rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng 
-HS nghiên cứu định luật trong Sgk và phát biểu 
I- Đường truyền của ánh sáng 
- 1,2 HS nêu dự đoán 
- 1,2 HS nêu phương án kiểm tra . 
- HS thực hiện thí nghiệm với 2 loại ống . Trả lời câu C1
ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng đ ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt
ống cong không nhìn thấy dây tóc bóng đèn đ ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong
- HS bố trí thí nghiệm theo nhóm :
+ Bật đèn
+ Để 3 màn chắn 1, 2, 3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A, B, C vẫn thấy đén sáng 
+ Kiểm tra 3 lỗ A, B, C có thẳng hàng không ?
 HS ghi vở : 3 lỗ A, B, C thẳng hàng đ ánh sáng truyền theo đường thẳng 
- Để lệch 1 trong 3 bản , quan sát đèn . HS quan sát không thấy đèn
* Kết luận: Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng
- HS phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng 
- HS ghi lại định luật vào vở
Hoạt động 3: Tia sáng và chùm sáng (10’)
- Gv thông báo : Thí nghiệm 2.3 không thực hiện vì tia sáng trực tiếp vào mắt sẽ gây nguy hiểm nên chỉ qui ước cách vẽ
- Qui ước vẽ chùm sáng như thế nào ?
- Gv làm thí nghiệm với đèn có các khe sáng :
+ Vặn pha đèn đ tạo ra 2 tia song song
+ Vặn pha đèn đ tạo ra 2 tia sáng hội tụ
+ Văn pha đèn đ tạo ra 2 tia sáng phân kì
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3 
- Mỗi ý yêu cầu 2 HS trả lời để khắc sâu
II- Tia sáng và chùm sáng 
HS vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm sáng S đến điểm M 
 S M
mũi tên chỉ hướng đ tia sáng SM
- Quan sát màn chắn : có vệt sáng hẹp thẳng đ hình ảnh đường truyền của ánh sáng 
- HS nghiên cứu Sgk : Vẽ chùm sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng 
- Chùm sáng song song 
- Chùm sáng hội tụ 
- Chùm sáng phân ki
C3: 
a- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
b- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
c- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố (8’)
1- Vận dụng:
- Yêu cầu HS giải đáp câu C4
- Yêu cầu HS đọc câu C5 và bằng kinh nghiệm nêu cách điều chỉnh 3 kim thẳng hàng.
- Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm 
2- Củng cố:
- Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng 
- Biểu diễn đường truyền của ánh sáng 
- Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng , em phải làm như thế nào ? Giải thích 
III- Vận dụng 
C4: ánh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng 
C5: HS làm thí nghiệm 
+ Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại
+ Giải thích : Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2, 3 bị chắn không tới mắt.
2 
 1
- 2 HS phát biểu
Tuỳ theo trình bày của HS nhưng phải có 2 yếu tố :
+ ánh sáng truyền thẳng 
+ ánh sáng từ vật đến mắt đ mắt mới nhìn thấy vật sáng 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2’)
	- Học thuộc định luật truyền thẳng ánh sáng 
	- Cách biểu diễn tia sáng, chùm sáng
	- Làm bài tập 2.1 đến 2.4 / Tr.4 SBT
Ngày soạn 30 tháng 8 năm 2009
Ngày dạy 01 tháng 9 năm 2009
Tiết 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng 
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 	- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích 
	- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực 
2. Kĩ năng:
 	Vận dụng  ...  và mắc mạch điện ( Lưu ý các chốt nối vôn kế vào mạch , công tắc ngắt )
- Gv kiểm tra mạch điện của các nhóm và cho đóng khóa K đọc ghi số chỉ vôn kế 
- Thay nguồn điện 2 pin , đọc ghi số chỉ vôn kế ị rút ra kết luận từ bảng kết quả đo 
- Thảo luận ị rút ra kết luận đúng 
- Gv giới thiệu thêm về cách sử dụng đồng hồ vạn năng ở chức năng đo hiệu điện thế 
III- Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở
- HS quan sát hình 25.3 dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện (với K mở) 
- Nhận xét hình vẽ trên bảng 
- HS dựa vào vôn kế cuat nhóm mình trả lời câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm kiểm tra vị trí của kim vôn kế ban đầu (điều chỉnh nếu cần) và mắc mạch điện như hình 25.3 (với công tắc ngắt ) 
- Ghi số chỉ vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận 
*Kết luận: Số chỉ vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện 
Hoạt động 5: Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà ( 10 phút ) 
- Yêu cầu HS trình bày phần ghi nhớ của bài 
- Vận dụng trả lời câu hỏi C4, C5, C6
- Với câu C4 gọi 2 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 phần
- Với câu C6 cho HS nhận xét rồi dùng gạch nối để trả lời 
IV- Vận dụng :
- HS nêu được phần ghi nhớ tại lớp 
- Câu C4: 
a) 2500 mV b) 6000 V
c) 0,110 kV d) 1,200 V
Câu C5: 
a) Vôn kế - Trên mặt đồng hồ kí hiệu chữ V 
b) GHĐ : 45V ; ĐCNN : 1 V
c) ở vị trí 1 vôn kế chỉ 3 V
d) ở vị trí 2 vôn kế chỉ 42 V 
Câu C6:
1 - c ; 2 - a ; 3 - b
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần “ Có thể em chưa biết” . Làm bài tập 1, 2, 5 SBT
 Ngày soạn 10 tháng 4 năm 2010
Tiết 29 : hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
I/ Mục tiêu 
 1- Kiến thức: 
 	- Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 
	- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ dòng điện càng lớn 
	- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó 
2- Kỹ năng: 
Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo
3- Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện
II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
Cả lớp :
Bảng phụ ghi sẵn bảng 1: Để ghi kết quả thí nghiệm cho các nhóm 
Kết quả đo
Loại mạch điện 
Số chỉ của vôn kế (V)
Số chỉ của ampe kế (A)
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm
.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm
.
Nguồn điện 2 pin
Mạch hở
Mạch kín
Nguồn điện 4 pin
Mạch hở
Mạch kín
Bảng phụ chép câu hỏi C8
Tranh phóng to hình 26.1
Các nhóm: 4 pin (1,5 V) ; 1 vôn kế, 1 ampe kế; 1 bóng đèn pin; 1 công tắc; 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện 
III/ hoạt động dạy và học: 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập 
1- Kiểm tra bài cũ :
- Đơn vị đo hiệu điện thế là gì ?
- Người ta dùng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế ? Cho mạch điện đã lắp sẵn gồm 1 bóng đèn , 1 công tắc . Nếu muốn dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn em phải mắc vôn kế như thế nào ? Hãy vẽ sơ đồ mạch điện đó ? 
2- Tổ chức tình huống học tập : Trên các dụng cụ điện thường có ghi số vôn . Em có biết ý nghĩa con số này là như thế nào không ? Ta sẽ tìm câu trả lời trong bài hôm nay 
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và vẽ sơ đồ mạch điện 
Hoạt động 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mắc mạch điện gồm 1 bóng đèn và vôn kế, trả lời câu hỏi C1
- Yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm 2 ( bóng đèn được mắc vào mạch điện ) 
- Gv kiểm tra hỗ trợ các nhóm yếu , kiểm tra xem các nhóm mắc vôn kế có đúng mới cho thực hiện đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi công tắc đóng . Khi có kết quả cho đại diện các nhóm lên điền vào bảng kết quả của nhóm mình 
- Hướng dẫn HS thảo luận dựa vào bảng kết quả để hoàn thành câu C3
- Yêu cầu HS đọc thông tin (tr. 73) Sgk trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện ?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vận dụng trả lời câu C4
I- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn :
- HS làm việc theo nhóm trả lời câu C1
- HS làm việc theo nhóm , kết quả thí nghiệm ghi vào bảng và đưa ra thảo luận chung cả nhóm về câu C3
- Ghi kết quả đúng vào vở: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua đèn
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ)
- Đọc phần thông báo mục (tr.73) trả lời được: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức 
- HS làm việc cá nhân trả lời câu C4. Yêu cầu nêu được: Đèn ghi 2,5V . Phải mắc đèn này vào hiệu điện thế = 2,5 V để nó không bị hỏng 
Hoạt động 3: Sự chênh lệch giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành câu C5
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận câu trả lời C5 
II- Sự chênh lệch giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước
Câu C5:
a- Khi có sự chênh lệch mực nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B
b- Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn
c- Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như hiệu điện thế tạo ra dòng điện 
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 10 phút ) 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài, HS khác lắng nghe ghi nhớ
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm hoàn thành câu C6, C8
- Gv gọi HS trả lời câu C8
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
- Gv nhấn mạnh điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn và bền lâu khi sử dụng các thiết bị điện 
III- Vận dụng 
- Ghi nhớ tại lớp những điểm cần ghi nhớ 
- Thảo luận nhóm trả lời các câu C6, C8
Câu C6: Chọn C
Câu C8: Chọn C
- HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
- HS lắng nghe những điểm cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị điện
*Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) 
Trả lời câu C7, làm bài tập 26.1, 26.2, 26.3 (tr.27 - SBT)
- Viết sẵn mẫu báo cáo thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (tr. 78 - Sgk ), hoàn thành phần 1 ở nhà . 
 Ngày soạn :15 tháng 4 năm 2010 
Tiết 31: 
thực hành
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
với đoạn mạch nối tiếp 
I. Mục tiêu: 
 - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
 - Đo và phát hiện được quy luật về U và I trong mạch nối tiếp hai bóng đèn.
 - Có hứng thú học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
 * Mỗi nhóm:
- 2 pin loại 1,5v, hai bóng đèn cùng lọai, 1vôn kế, 1am pe kế phù hợp. 1 công tắc , 9 đoạn dây điện có vỏ bọc .
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1- Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập
G/v mắc sơ đồ mặch điện như hình 27.1a và giới thiệu đó là mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp.
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 công tắc ,1 bóng đèn,1am pe kế dùng để đo I qua đèn, 1 vôn kế dùng để đo U giữa hai đâù bóng đèn.
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 HĐ2- Nội dung thực hành 
?.Am pe kế và công tắc được mắc ntn với hai bóng đèn.
Vẽ sơ đồ
Lựa chọn dụng cụ mắc mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp theo sơ đồ.
Đóng mạch , đọc số chỉ của am pe kế => I1
 Thay đổi vị trí của am pe kế, đọc các số chỉ tương ứng.
Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.( Bảng 1)
Quan sát hình 27.2 cho biết vôn kế đo U giữa hai đầu đèn nào?
 Cách mắc vôn kế có gì khác với cách mắc am pe kế?.
Đọc và ghi giá trị U1,2
Đổi vị trí vôn kế sang đèn 2. Làm tương tự lần 1 và đọc kết quả U2,3
Đổi vị trí vôn kế đo U13 cả hai đèn
Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.( Bảng 2)
1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn
K
Đ2
Đ1
2. Đo I đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
Vị trí 1: I1 =
Vị trí 2: I2 = 
Vị trí 3: I3 =
Nhận xét: 
3
2
1
K
Đ2
Đ1
K
Đ2
Đ1
3. Đo U với đoạn mạch mắc nối tiếp 
U12 = 
U23 = 
U13 = 
Nhận xét:
HĐ3- Củng cố –Nhận xét
 Đánh giá thái độ làm việc của học sinh
Yêu cầu h/s nộp báo cáo thực hành
Nêu đặc điểm về U và I trong đoạn mạch mắc nối tiếp
HĐ4 Hướng dẫn về nhà
Học và làm bài 27, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành bài tiếp theo.
 Ngày soạn 24 tháng 4 năm 2010 
Tiết 32: 
	Bài 28:
 thực hành 
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Với đọan mạch song song.
I. Mục tiêu: 
- Biết mắc song song hai bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về U và I trong mạch mắc song song hai bóng đèn.
- Có hứng thú học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
* Mỗi nhóm:
- 2pin, 2bongs đèn cùng loại, 1voon kế, 1am pe kế có giới hạn đo phù hợp , 1 công tắc , 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1- Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (7’)
Trả lại và chữa bài thực hành trước. Đánh giá chung.
Có hai cách mắc mạch điện:
 Mắc nối tiếp
Mắc song song.
Quan sát hình vẽ 28.1a trong SGK và cho biết mạch mắc song song có gì khác so với mạch mắc nối tiếp
HĐ2- Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với hai bóng đèn (10’)
?. Hai điểm nào là hai điểm nối chung của hai bóng đèn.
G/v thông báo
 Mạch rẽ: Mạch nối mỗi đèn với hai điểm nối chung.
 Mạch chính: Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện
Lưu ý h/s : Đây là điểm khác biệt so với đoạn mạch mắc nối tiếp (khi tháo bỏ một bóng đèn , các bóng còn lại không sáng)
- Chỉ ra trên mạch điện, đâu là mạch chính,đâu là mạch rẽ.
-Mắc mạch điện như hình 28.1
Đóng công tắc , quan sát độ sáng của hai bóng đèn.
- Tháo một bóng đèn, đóng công tắc quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại.
HĐ3- Đo U đối với đoạn mạch mắc song song.(8’)
K
Đ1
2
1
Đ2
N
M
3
4
HĐ4 - Đo I đối với đoạn mạch mắc song song(12’)
Muốn đo I trong mạch rẽ 1, ta phải mắc am pe kế ntn với đèn 1
Mắc nối tiếp với đèn 1
Mắc mạch điện, kiểm tra lại và đóng công tắc .
đọc kết quả đo I1 ,I2, I
ghi vào bảng.
Nhận xét : 
I = I1 + I2
HĐ5- Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( 8’)
Làm bài tập 28.1 /29 SBT tại lớp
về nhà làm bài 28 SBT
Đọc trước bài : An toàn về điện.
Ngày soạn 2 tháng 5 năm 2010 
 Tiết 33: 
	Bài 29:
An toàn khi sử dụng điện
I. Mục tiêu: 
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đói với cơ thể con người.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì đê tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đàu để đảm bảo an toàn về điện.
II. Chuẩn bị:
	- Một số loại cầu chì có ghi số am pe, trong đó có loại 1A . Một bóng đèn 6v, một công tắc, dây nối có vỏ bọc , bút thử điện , am pe kế. 
* Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1- Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập
HĐ2
HĐ3
HĐ4
HĐ5
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 34: 
kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu: có
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1- Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập
HĐ2
HĐ3
HĐ4
HĐ5

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an vat ly 7VL7 Ca nam da chinh sua.doc