Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự ngưng tụ.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.

 3. Thái độ:

 - Rèn ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 II. chuẩn bị:

- GV: Hai nhiệt kế, hai cố đựng nước, nước đá,nước pha thuốc tím.

- HS: Đọc trước bài 27

 III. Phương pháp:

 - Gợi mở, vấn đáp, làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 32 Ngày soạn: 30 / 3 / 2011
 Tiết : 31 Ngày dạy : 04 / 4 / 2011
Bài 27
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự ngưng tụ.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
 3. Thái độ:
 - Rèn ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II. chuẩn bị:
GV: Hai nhiệt kế, hai cố đựng nước, nước đá,nước pha thuốc tím.
HS: Đọc trước bài 27
 III. Phương pháp:
 - Gợi mở, vấn đáp, làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
 IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra sĩ số(1’):
 - 6A1
 - 6A2.
 - 6A3.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (4’): 
 - Thế nào là sự bay hơi? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tạo tình huống vào bài và bài mới: (tương tự như SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1(7’): Dự đoán về hiện tượng ngưng tụ
HS nghiên cứu thông tin và thảo luận trả lời câu hỏi của GV (mục 1 SGK/77) 
HS đại diện trình bày:
- Sự ngựng tụ là quá trình hơi biến thành chất lỏng, là quá trình ngược với bay hơi.
- Để hơi nước ngưng tụ nhanh hơn ta phải giảm nhiệt độ của hơi nước.
HS khác nhận xét
HS chú ý theo dõi và ghi nhớ.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1a SGK/83 và trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là sự ngưng tụ?
 - Để quan sát được quá trình ngưng tụ của hơi nươc nhanh hơn ta phải tăng hay giảm nhiệt độ của hơi nước?
GV nhận xét, khắc sâu và giới thiệu thí nghiệm kiểm tra.\
Hoạt động 2(18’): Thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận 
HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hởi trong mục Rút ra kết luận.
HS đại diện trình bày:
C1. Nhiệt độ trong cốt đối chứng giảm xuống một chut rồi dừng lại ở..
 Nhiệt độ trong cố thí nghiệm giảm xuống đến gần 00C.
C2. Ở mặt ngoài cố thí nghiệm có nước bám, còn bên ngoài cố đối chứng vẫn khô.
C3. Nước bên ngoài cố thí nghiệm không phải do nước trong cố thấm ra vì côc kín và cố đối chứng tương tự nhưng không có.
C4. Các giọt nước bám bên ngoài cố thí nghiệm là hơi nước trong không khí ngưng tụ.
C5. Vậy dự đoán của chúng ta lúc đầu là đúng.
HS nhận xét.
HS nghe và ghi nhớ.
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong mục 1c.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 3 (15’): Củng cố - Vận dụng – Hướng dẫn về nhà
HS nêu lại kết luận (ghi nhớ).
HS làm C6, C7 và C8 theo nhóm.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
GV yêu cầu HS nêu lại kết luận.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm C6, C7 và C8.
GV nhận xét và khắc sâu.
GV hướng dẫn về nhà:
 - Đọc thuộc gh nhớ.
 - Đọc lại bài, làm bài tập.
 - Đọc trước bài 28. Ôn tập chẩn bị kiểm tra học kì
GHI BẢNG
Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
II. Sự ngưng tụ:
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ:
 a. Dự đoán:
 Muốn quan sát dễ hiện tượng ngưng tụ, ta phải giảm nhiệt độ của hơi.
 b. Thí nghiệm kiểm tra:
 c. Rút ra kết luận:
 C1: Nhiệt độ trong cốt đối chứng giảm xuống một chut rồi dừng lại ở..
 Nhiệt độ trong cố thí nghiệm giảm xuống đến gần 00C.
 C2: Ở mặt ngoài cố thí nghiệm có nước bám, còn bên ngoài cố đối chứng vẫn khô.
 C3: Nước bên ngoài cố thí nghiệm không phải do nước trong cố thấm ra vì côc kín và cố đối chứng tương tự nhưng không có.
 C4: Các giọt nước bám bên ngoài cố thí nghiệm là hơi nước trong không khí ngưng tụ.
 C5: Vậy dự đoán của chúng ta lúc đầu là đúng.
 2. Vận dụng:
 C6:
 C7: Ban đêm nhiệt độ môi trường giảm, hơi nước ngưng tụ lại trên các vật ngoài trời.
 C8: Rượu là chất lỏng có thể bay hơi
 V. Ghi nhớ: (SGK/79)
 V. Rút kinh nghiêm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docl6t31.doc