Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 21 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 21 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

v Kiến thức:

 Thể tích, chiều dài củamột vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

 Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

v Kỹ năng:

 Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.

II/ Phương tiện dạy học:

 Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 21 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 – Tiết : 21	Ngày soạn: 30/ 01/ 2007
 Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN.
I/ Mục tiêu: Học sinh cần:
Kiến thức:
Thể tích, chiều dài củamột vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Kỹ năng:
Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
II/ Phương tiện dạy học:
Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.
Một đèn cồn.
Một chậu nước.
Khăn khô, sạch.
Tranh vẽ tháp Ep-phen.
Phiếu học tập cho các nhóm.
III/ Tiến trình dạy học:	
Hoạt động 1: ổn định và đặt vấn đề:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Sử dụng cách đặt vấn đề như trong SGK. Hoặc đặt vấn đề trong thực tế cuộc sống như: Tại sao cốc thuỷ tinh dày thì lại dễ vỡ khi rót nước nóng vào? Để giải đáp được vấn đề này thì chung ta cùng tìm hiểu bài 18.
Nghe giáo viên đặt vấn đề vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết tiến trình thí nghiệm.
Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán kết quả.
Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
Cho học sinh nhận xét
Như vậy qua thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C1, C2.
Kết luận.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu C3 và trả lời.
Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại sau đó bỏ quả cầu qua vòng kim loại xem thử quả cầu có lọt qua vòng kim loại không. Sau đó nhúng quả cầu vào nước lạnh rồi bỏ vào vòng kim loại xem thử quả cầu có lọt qua vòng kim loại hay không.
Khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng 
kim loại. Khi làm lạnh thì quả cầu lọt qua vòng kim loại.
Học sinh nhận xét thông qua thí nghiệm.
Quả cầu kim loại sẽ bị nở ra khi ta hơ nóng.
Đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
1/ Thí nghiệm:
Quả cầu sẽ không lọt qua được vòng kim loại khi bị hơ nóng lên. Khi làm lạnh thì quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
2/ Trả lời câu hỏi.
C1/ khi hơ nóng quả cầu nở ra nên không thể lọt qua vòng kim loại.
C2/ khi làm lạnh thì quả cầu sẽ co lại nên sẽ lọt qua vòng kim loại.
3/ Rút ra Kết luận:
C3/ tăng
lạnh đi
Hoạt động 3: Vận dụng: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C5.
Cũng như trong phần thí nghiệm nhưng làm thế nào để quả cầu bị hơ nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại?
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C7.
Khi lắp khâu người ta phải hơ nóng lên là vì: khâu bao giờ cũng nhỏ hơn chuôi dao nên người ta phải hơ nóng lên cho chuôi dao giãn rộng ra sau đó mới cho vào chuôi rồi làm lạnh thì thì khâu sẽ co lại và siết chặt.
Chúng ta cũng hơ cả vòng kim loại. Khi đó vòng kim loại cũng giãn nở nên co thể cho quả cầu hơ nóng lọt qua.
Khi tháng một là mùa đông thì tháp sẽ bị co lại nên độ cao giảm. Cò tháng bảy là mùa hạ nên tháp sẽ nở ra nên cao hơn
4/ Vận dụng.
C4/ Khi lắp khâu người ta phải hơ nóng lên là vì: khâu bao giờ cũng nhỏ hơn chuôi dao nên người ta phải hơ nóng lên cho chuôi dao giãn rộng ra sau đó mới cho vào chuôi rồi làm lạnh thì thì khâu sẽ co lại và siết chặt.
C6/ Chúng ta cũng hơ cả vòng kim loại. Khi đó vòng kim loại cũng giãn nở nên co thể cho quả cầu hơ nóng lọt qua.
C7/ Khi tháng một là mùa đông thì tháp sẽ bị co lại nên độ cao giảm. Cò tháng bảy là mùa hạ nên tháp sẽ nở ra nên cao hơn.
Hoạt động 4: Củng cố hướng dẫn về nhà.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Yêu cầu một học sinh đọc phần có thể em chưa biết?
Qua bài học này cho chúng ta biết điều đặc biệt gì về chất rắn?
Con người đã ứng dụng vào tính chất này của chất rắn vào thực tế đời sống như thế nào?
Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SBT. 
Học phần ghi nhớ trong SGK. 
Chuẩn bị bài sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng
Học sinh trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc