Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 01 đến tiết 35

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 01 đến tiết 35

Kiến thức :

 - Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

 - Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo qui tắc sau :

- Ước lượng chiều dài cần đo

- Chọn thước đo thích hợp

- Đặt thước đo đúng

- Biết tính giá trị trung bình

 2. Kĩ năng :

 - Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng .

 - Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.

 - Đo chính xác các độ dài cần thiết

 

doc 75 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 01 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
 Soạn :
 Giảng:
Chương 1: CƠ HỌC
Bài 1 + 2: 
ĐO ĐỘ DÀI
I/MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
 - Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo qui tắc sau :
Ước lượng chiều dài cần đo 
Chọn thước đo thích hợp 
Đặt thước đo đúng
Biết tính giá trị trung bình 
 2. Kĩ năng :
 - Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng .
 - Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.
 - Đo chính xác các độ dài cần thiết 
 3. Thái độ :
 - Rèn luyện tính tập trung, độc lập của học sinh.
 II/ CHUẨN BỊ : 
 1.Giáo viên : 
 Tranh vẽ một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm .Tranh vẽ phóng lớn bảng 1.1 
 2.Học sinh :
 Thước kẻ có GHĐ 1mm và thước dây 
 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp :(1 phút)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới :(2 phút)
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu lại đơn vị đo độ dài : (1 phút)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đo độ dài (20 phút)
 HS : Quan sát và trả lời câu hỏi C1: Người thợ mộc , học sinh , người bán vải dùng thước nào để đo ? 
GV: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước ? và đưa ra khái niệm GHĐ và ĐCNN cho học sinh biết.
 HS: Khác nhau giữa hình dạng và công dụng
 GV: Cho hs đọc C5 và gọi học sinh khác trả lời 
GV: Có 3 loại thước ghi ở C6 , nên chọn loại thước nào để đo chiều dài sách vật lí 6 và chiều dài bàn học ?
HS: Trả lời 
Hoạt động 3: Tiến hành đo độ dài (7 phút)
 GV: Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ bước tiến hành đo 
 HS: Nghiên cưú trong 3 phút 
 GV: Chia hoc sinh làm 4 nhóm và tiến hành đo 
 HS: Đo 3 lần sau đó lấy trung bình 
 GV: Hướng dẫn hs thực hiện 
Hoạt động 4: Thảo luận để đưa ra cách đo độ dài (10 phút) 
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước đo độ dài 
 HS: Nêu 4 bước 
GV: Dựa vào phần thực hành bài trước , em hãy cho biết độ dài ước lượng và độ dài thực tế có khác nhau không ? 
- Em đặt thước như thế nào để đo ? 
- Em đặt mắt theo hướng nào để đọc kết quả đo 
- Nếu đầu kia của vật không trùng với vạch nào của thước ,ta đọc như thế nào ? 
GV: Hướng dẫn hs điền vào chỗ trống câu C6 
HS : Lần lược thực hiện.
Hoạt động 5: Củng cố và vận dụng:(5 phút)
GV: Treo hình vẽ phóng lớn hìmh 2.1 lên bảng 
HS: Quan sát (theo nhóm bàn) và trả lời câu hỏi
 GV: Cho hs thảo luận cá nhân C8 
 HS : Thảo luận 2 phút và lựa chọn ý đúng
 GV: (Cho HS hoạt động cá nhân) quan sát hình 2.3 và hãy cho biết độ dài của bút chì ở các hình a, b ,c ? 
I / ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI :
Học sinh về nhà tự đọc
II / ĐO ĐỘ DÀI :
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
 C4 :
 - Người thợ mọc dùng thuớc cuộn 
 - Hs dùng thước thẳng 
 - Người bán vải dùng thước dây 
 C6: - Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng quyển sách vật lí 6
 - Dùng thước GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài quyển sách vật lí 6 
 - Dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài bàn học 
 C7 : Người thợ may dùng thước thẳng để đo 
2 . Đo độ dài : 
III/ CÁCH ĐO ĐỘ DÀI :
 C2: - Chọn thước kẻ để đo quyển sách vật lí 6 vì thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm 
 - Chọn thước thẳng để đo chiều dài cạnh bàn vì thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm 
C3 : Đăt thước đo dọc theo chiều dài cần đo , vạch số O trùng với một đầu của vật 
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
C5 : Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đâù kia của vật 
* Rút ra kết luận : 
 C6 : (1) Độ dài
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN
 (4) Dọc theo 
 ( 5) Ngang bằng với 
 (6) Vuông góc.
 (7) Gần nhất 
IV/ VẬN DỤNG:
C7: Hình C đúng 
C8: Hình C đúng 
 C9 : a. l =7cm
 b . l = 7cm 
 c. l = 7cm 
4. Hướng dẫn về nhà tự học: (3 phút)
 GV: Cho hs về nhà tiến hành đo chiều dài sải tay và chiều cao cơ thể (Câu hỏi C10) và đọc phần có thể "em chưa biết";
 - Học thuộc ghi nhớ trong SGK và làm các bài tập trong SBT
* Chuẩn bị cho bài sau:
 Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng những dụng cụ gì ?
Tiết 2: 
Soạn: 
Giảng:
Bài 3:
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
 I/ MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : 
 - Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng; Nắm được cách đo thể tích chất lỏng. 
2. Kĩ năng : 
- Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thông thường.
3.Thái độ :
- Tích cực, tập trung trong học tập 
 II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên :
 Một xô nước,tranh vẽ hình 3.2; 3.3; 3.4; 3.5 (SGK)
 2. Học sinh:
 1 bình nước đầy (chưa biết thể tích); 2 bình dựng nước mỗi bình chứa một ít nước , 1 bình đo độ, 1 vài ca đong 
 II/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp ( 1 phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
HS1: Ta dùng thước có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu để đo chiều dài quyển sách vật lí 6? 
HS2: Nêu cách đo độ dài?
 4. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nêu tình huốngvào bài học(1') 
GV: Đưa ra 1 - 3 tình huống có trong thực tế để học sinh suy nghĩ. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu lại đơn vị đo thể tích: (2 phút )
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách đo thể tích chất lỏng : (10 phút)
GV: Treo bảng 3.1 lên bảng cho HS quan sát
 HS: Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ này? 
GV: Nếu không có ca đong thì em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ? 
HS: Các loại chai có ghi sẵn thể tích . 
GV : Treo hình vẽ hình 3.2 lên bảng 
HS : Quan sát và cho biết GHĐ và ĐCNN của các loại bình này ?
GV: Hãy quan sát hình 3.3 , hãy chi biết bình nào đặt để đo chính xác nhất ? 
GV: Có ba cách đặt mắt quan sát như hình 3.4 Cách nào đúng ?
HS: Cách b 
HS: Thảo luận trong 3 phút và lần lược điền vào chỗ trống phần “kết luận” ở SGK ? 
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành (10 phút) 
GV: Cho hs ước lượng thể tích của vật, sau đó kiểm tra lại bằng dụng cụ đo 
HS: Thực hiện theo nhóm; báo cáo kết quả vào bảng 3.1 SGK
I/ ĐƠN VỊ THỂ TÍCH: 
Học sinh về nhà tự đọc
II/ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG: 
1. Tìm hiểu dụng cụ đo:
C2 : Ca 1 lít 
 Ca lít 
 Ca 5 lít 
C3: Chai đã có sẵn dung tích, thùng gánh nước 
C4: Bình a có GHĐ là 100mm , 
 Bình b có GHĐ là 250ml 
 Bình c có GHĐ là 300ml 
C5 : Chai , lọ , ca đong có ghi sẵn dung tích 
2. Tìm hiẻu cách đo thể tích :
C6: Bình b 
C7: Cách b đặt mắt đúng nhất 
C8 : a. 70cm
 b. 50cm 
 c. 40cm
3. Thực hành:
 4. Củng cố và hướng dẫn tự học: (8 phút)
 * Củng cố : Hệ thống lại những ý chính cho hs nắm; Hướng dẫn hs làm BT 3.1 SBT 
 * Hướng dẫn tự học: Làm BT 3,2 ; 3.3 ; 3.4 ; 3.5 ;3.6 
 - Làm thế nào để xác định thể tích hòn đá ?
Tiết 3:
Soạn:
Giảng:
Bài 4:
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 HS biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước 
 2. Kĩ năng : 
 Biết sử dụng dụng cụ đo, biết tuân thủ theo qui tắc đo 
3 . Thái độ :
 Trung thực , thận trọng , biết liên kết với bạn bè
II/ CHUẨN BỊ : 
 1 .Giáo viên : 
 Vật rắn không thấm nước , bình chia độ , bình tràn , bình chứa (Mỗi loại 4 cái )
 2. Học sinh : 
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1.Ổn định lớp: ( 1 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 HS1: Đơn vị đo thể tích là gì ? Những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ? 
 Hãy đổi : 1m = ? lít = ? ml 
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước, chìm trong nước:(8')
GV: Em hãy quan sát hình 4.2 SGK và hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ? 
HS: Suy nghĩ
GV: gợi ý đưa ra cách đo để tính thể tích hòn đá 
GV : Đặt vấn đề: Nếu hòn đá quá to thì ta làm bằng cách nào? 
GV: Quan sát hình 4.3 SGK và em hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ? 
HS: Đổ nước vào bình tràn như ở vị trí hình 4.3 a SGK sau đó bỏ hòn đá vào , nước tràn ra bình chứa , đổ nước ở bình chứa vào bình chia độ được thể tích bao nhiêu thì đó là thể tích hòn đá 
HS: Đọc và thảo luận nhóm bàn trong 2 phút: tìm từ thích hợp trong khung ở bên phải để điền vào vị trí a,b,c ở câu C3 ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành đo thể tích vật rắn(10 phút)
HS: Chuẩn bị sẵn bảng 4.1 vào vở 
GV: Chia hs ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm với những dụng cụ chuẩn bị sẵn để đo thể tích 
HS: Thực hiện và ghi kết quả
GV: Hướng dẫn và giúp đỡ cho học sinh thực hành 
Hoạt động 3: Củng cố và vận dụng: ( 10 phút)
GV: Nếu ta thay ca cho bình tràn và bát thay cho bình chứa để đo thể tích vật ( h.4.4 ) ta cần chú ý gì ? 
HS: đầu tiên ta lau khô bát . Khi nhất ca ra khỏi bát không xách nước ra ngoài . Đổ hết nước vào bình chia độ.
GV: Hướng dẫn hs về nhà tự làm câu C5, C6 
 I / CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC: 
1. Dùng bình chia độ: 
 C1 : Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ : V = 150cm
 Bước 2 : Thả hòn đá vào bình 
 V = 200cm
 Bước 3 : Thể tích hòn đá là : 
 V - V = 200 – 150 = 50cm
 2. Dùng bình tràn: 
C2 : Bước 1 : Đổ nước vào bình tràn 
 Bước 2 : Bỏ hòn đá vào bình tràn, hứng nước chảy ra ở bình chứa 
 Bước 3 : Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ V = 80cm
 Vậy thể tích hòn đá là 80cm
C3: SGK.16 (1) Thả; (2) Dâng lên 
 (3) Chìm xuống ; (4) Tràn ra 
3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn. 
III/ VẬN DỤNG:
C4: -Lau khô bát trước khi dùng 
 - Khi nhất ca không xách nước ra ngoài 
 - Đổ hết nước vào bình chia độ 
C5; C6: Về nhà tự thực hiện
4. Hướng dẫn về nhà: (10 phút )
- Ôn lại những kiến thức vừa học
- Hướng dẫn hs làm BT 4.1 SBT 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. Xem lại cách giải các câu C1; C2 Làm BT 4.2;4.3; 4.4 . * Câu hỏi soạn bài:
 - Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì ? 
 - Đơn vị khối lượng ? 
Tiết 4:
Soạn:
Giảng:
Bài 5:
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU: 
 1 . Kiến thức : 
 - Trả lời được các câu hỏi cụ thể như : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì ? 
 - Trình bày được cách điều chỉnh số 0 của cân Robecvan. 
 2. Kĩ năng: 
 Đo được khối lượng một vật bằng cân 
 3. Thái độ : 
 Hs tích cực trong học tập 
 II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: Cân Robecvan và một số quả cân 
 2. Học sinh : Chia làm 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị giống như GV 
 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp :( 1 phút) 
 2 . Kiểm tra : (6 phút )
 a. Bài cũ : 
 GV : Có mâý cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Làm BT 4.2 SBT ? 
 HS: Thực hiện 
 GV; Nhận xét , ghi điểm 
 3.Tình huống bài mới : (1 phút)
 Trong cuộc sống khi các em đi chợ mua gạo , cá ,`khi bán người ta phài cân . Vậy cân có cấu tạo và cách cân như thế nào? Để hểu rõ , hôm nay ta vào bài mới :
 4.Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
 HỌAT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm khối lượng , đơn vị khối lượng : (7 phút)
 GV: Trên hộp sữa có ghi 397g , số đó chỉ gì ? 
 HS: Sức nặng của hộp sữa 
 GV: Trên vỏ hộp bột g ... ng mờ 
 GV: Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm ?
 HS :Hơi nước bam đêm gặp lạnh ngưng tụ lại đọng thành từng gịot trên lá cây
 GV: Tại sao chai rượu không đậy nắp sẽ bị cạn dần ? 
 HS: Trả lời 
 I / Sự ngưng tụ :
 1.Quan sát sự ngung tụ :
 a. Dự đoán :SGK
 b.Thí nghiệm:
 c.Kết luận :
 C1 :Cốc TN nhiệt độ lạnh hơn
 C2: Có nước đọng ở ngoài mặt cốc 
 C3 :KHông , vì nước ở ngoài mặt cốc không có màu 
 C4 :Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại 
 II/ Vận dụng :
 C7: Hơi nước ban đêm ngưng tụ lại thành từng giọt trên lá cây 
 C8 : VÌ khi không đậy nút , rượu sẽ bay hơi . Còn khi đậy nút rượu sẽ bay hơi rồi lại ngưng tụ lại nên lượng rượu không đổi .
 HOẠT ĐỘNG 3 :Củng cố và hướng dẫn tự học 
 1 .Củng cố :
 Hệ thống lại kiến thức vừa học cho hs rõ hơn 
 Hướng dẫn hs làm BT 27.1 SBT 
 2.Hướng dẫn tự học :
 a. Bài vừa học :
 Học thuộc ghi nhớ sgk. LàmBT 27.2;27.3;27.4;27.5SBT 
 b. bài sắp học : “Sự sôi”
 - Các em cần nghiên cứu kĩ phần này để hôm sau ta học 
IV/ Bổ sung : 
Giáo án vật lí 6 & Giáo viên: Ñaëng Ngoïc Tieán
 Tuần :32 
 Ngày soạn :.
 Tiết : :32 SỰ SÔI 
I / Mục tiêu :
 1.Kiến thức :
 Mô tả được hiện tựơng sôi và nêu được đặc điểm của sự sôi 
 2. Kĩ năng :
 Biết làm TN để theo dõi sự sôi 
 3 .Thái độ :
 Ổn định , có hứng thú trong học tập
II/ Chuẩn bị :
 1 .Giáo viên : 1giá TN ,1 kẹp vạn năng , 1 kiền kim loại , 1đèn cồn ,1 cốc đốt ,1 nhiệt kế , 1 đồng hồ 
 2 .Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk 
III/ Giảng dạy :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 GV : Em hãy nêu phần “ghi nhớ” bài sự bay hơi và sự ngưng tụ ? Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm ?
 HS :Trả lời 
 GV : Nhận xét , ghi điểm 
 3.Tình huống bài mới :
 Giáo viên nêu tình huống như đã ghi ở sgk
 4.Bài mới :
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu TN về sự sôi :
 GV: Để biết hai bạn nói ở đầu bài ai đúng , ai sai ,tốt nhất ta làm TN đẻ kiểm chứng 
 GV : Hướng dẫn hs làm TN như hình 28.1 sgk 
 HS: bố trí và thực hiện TN :
 GV; Cho HS kẻ bảng 28.1 để sẵn 
 GV: khi nhiệt độ llên đến 40C thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiẹt độ vào bảng một lần 
 HS ;Thực hiện cho tới khi nước sôi sau 3 phúc mới tắt đèn 
 GV: Ở phút bao nhiêu thì có một ít hơi nước bay lên ? 
 HS Trả lời 
 GV: Ở nhiệt độ nào thì có bọt khí trong bình ? 
 HS : Trả lời 
 GV Ở nhiệt độ nào thì nước bắt đầu dao động ?
 HS: Khoảng 90C 
 GV :Ở nhiệt độ nào thì bọt khí nổi lên ?
 HS:Trả lời 
 GV: Ở nhiệt độ nào thì mặt nước bắt đầu xáo động mạnh và bay hơi nhiều ?
 HS: Quan sát , trả lời 
 GV: Ở nhệt độ nào thì nước sôi sùng sục ?
 HS : 100C
 GV : Hướng dẫn HS vẽ đồ thị 
 HS : Thực hiện vẽ đồ thị 
 GV: Em hãy biểu diễn đường tăng nhiệt độ trên đồ thị ?
 HS :Dùng thước vẽ 
I/ Thí nghiệm về sự sôi 
 1 Làm TN 
 a. Bố trí TN 
 b. Theo dõi sự sôi 
 2 . Vẽ đường biểu diễn : 
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học :
 1.Củng cố : 
 Ôn lại kiến thức vừa học 
 Hướng dẫn HS làm bài tập 28.1SBT 
 2 .Hướng dẫn tự học :
 a.Bài vừa học : 
 Xem lại chách làm TN . Làm BT 28.2;28.328.4 SBT 
 b.Bài sắp học : “Sự sôi (tt)” 
 Về nhà nghiên cứu phần sự sôi còn lại để hôm sau ta học 
Giáo án vật lí 6 & Giáo viên: Ñaëng Ngoïc Tieán
 Tuần :33 
 Ngày soạn :..
 Tiết :33 SỰ SÔI (tt)
I / Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 Nhận biết được các hiện tượng và các dặc điểm của sự sôi 
 2. Kĩ năng : 
 Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng 
 3.Thái độ :
 Ổn định , tập trung trong học tập 
II/ Chuẩn bị : 
 1.GV: 1 bộ TN sự sôi 
 2 .HS : Nghiên cứu kĩ sgk 
III/ định Giảng dạy :
 1.Ổn địmh lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 GV: Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu ? Trong suốt thời gịan sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không ? 
 HS :Trả lời 
 GV :Nhận xét , ghi điểm 
 3 .Tình huống bài mới :
 Tiết trước các em đã làm TN để nghiên cứu sự sôi . Tiết này cácem tiếp tục nghiên cứu sự sôi để trả loèi các câu hỏi có liên quan 
 4.Bài mới :
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhiệt độ sôi:
 GV:Dựa vào kết quả TN ở bài trước .Hãy cho biết ở nhiệt độ nào thì các bọt khí xuất hiện ?
 HS : 60C 
 GV: Ở nhiệt độ nào thì các bọt khí tách khỏi đáy ?
 HS: C 
 GV: Ở nhiệt độ nào thì nước sôi ?
 HS : 100C 
 GV: Như vậy phần tranh luận ở đầu bài của An và Bình ai đúng ai sai ?
 HS; Bình đúng 
 GV ; Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống C6 ?
 HS: (1) 100C (2) Nhiệt độ sôi (3) Không thay đổi (4) Bọt khí (5) Mặt thoáng 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bước vận dụng :
 GV: Tại sao người ta phải chọn nhiệt độ nước đang sôi để làm mốc đo nhiệt đọ ?
 HS :Vì nhiệt đọ này không đổi trong suốt quá trình sôi 
 GV : Tại sao khi đo nhiệt độ nước sôi , ngừơi ta không dùng nhiệt kế rượu mà dùng nhiệt kế thuỷ ngân ?
 HS : Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nước còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nước 
 I/ Nhiệt độ sôi :
 C1: 60C 
 C2: 85C
 C3: 100C
 C4: Không thay đổi 
 C6: (:1)100C (2) Nhiệt độ sôi (3) Không đổi (4) Bọt khí (5) Mặt thoáng 
 II/ Vận dụng : 
 C7: VÌ suốt thời gian sôi nhiẹt độ của nước không thay dổi 
 C8: Vì thuỷ ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nước còn rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước .
 HOẠT ĐỘNG 3 ; Củng cố và hướng dẫn tự học: 
 1 .Củng cố :
 Ôn lại những ý chính của bài vùa học 
 Hướng dẫn hs làm BT 29.1 SBT 
 2. Hướng dẫn tự học :
 a.Bài vừa học : 
 Học thuộc lòng phần “ghi nhớ” SGK . Xem lại cách giải các lệnh C 
 b. Bài sắp học : “ Kiểm tra học kì II” 
 Các em xem kĩ lại các câu hỏi ở phần vận dụng và học thuộc phần ghi nhớ của tất cả những bài ở chương “nhiệt học” 
IV/ Bổ sung:
Giáo án vật lí 6 & Giáo viên: Ñaëng Ngoïc Tieán
 Tuần :34 
 Ngày soạn: 
 Tiết :34 KIỂM TRA HỌC KÌ II 
I / Mục tiêu :
 1 .Kiến thức :
 Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đã học ở phần nhiệt học 
 2. Kĩ năng :
 Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của HS để giải bài tập và giải thích các hiện tượng có liên quan 
 3 .Thái độ : 
 Nghiêm túc , trung thực trong kiểm tra 
II/ Ma trận thiết kế đề :
sự nở vì nhiệt chất khí
sự nở vì nhiệt chất lỏng 
sự nóng chảy và đông đặc 
sự bay hơi và ngưng tụ 
nhiệt kế - nhiệt giai 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
NB
2 
1
3
TH
1
2
2
5
VD
1
1
1
3
TỔNG
2
1
1
2 1
2 1
1
1
1
11
III/ Đề kiểm tra :
 PHẦN 1:TRẮC NGHIỆM:
 Hãy khoanh tròn vào câu tra lời đúng nhất trong các câu sau 
 Câu 1: Khi chất khí nóng lên thì nó sẽ :
 A . Nở ra B. Co lại C . Không nở ra và cũng không co lại D. Cả A , B ,C đều đúng 
 Câu 2: Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt :
 A. Khác nhau B .Giống nhau C .Vừa giống nhau , vừa khác nhau D .Cả A,B,C đều sai 
 Câu 3 : Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng :
 A . Khối lượng chất lỏng tăng 
 B .Trọng lượng chất lỏng tăng 
 C . Thể tích chất lỏng tăng 
 D. Cả trọng lượng , khối lượng và thể tích đều tăng 
 Câu4 : Nước trong cốc bay hơi càng nhanh khi :
 A . Nước trong cốc càng nhiều 
 B. Nước trong cấc càng ít 
 C. Nước trong cấc càng nóng 
 D. Nước trong cốc càng lạnh 
 Câu 5: Trong các hiện tượng sau , hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy ?
 A. Đốt một ngọn nến B. Bỏ một ít nước vào tủ lạnh 
 C . Nồi nước đang sôi D .Đúc một cái chuông đồng 
 Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ :
 A. Sương đọng trên lá cây B .Sương mù 
 C . Hơi nước D. Mây 
 Câu 7 : Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể người ?
 A. Nhiệt ké rượu B. Nhiệt kế thuỷ ngân 
 C . Nhiệt kế y tế D. Cả 3 nhiệt kế trên 
 Câu 8 : Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây ,câu nào đúng ?
 A . NHiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc 
 B .Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đong đặc 
 C . Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc 
 D .Cả A B C đều đúng 
B/ PHẦN 2 :Tự luận 
 Câu 1: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía , người ta phải phạt bớt lá ?
 Câu 2 : Hãy đổi 20C ra F ?
 Câu 3 :Tại sao quả bóng bàn bị bẹp , nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên ?
IV/ Hướng dẫn tự học : 
 * Bài sắp học : “ Tổng kết chương “
 Các em xem kĩ nội dung tổng kết để hôm sau ta học 
 V/ Bổ sung :
 	 Đ áp án và biểu điểm 
A/ PHẦN 1 :Trắc nghiệm : (4đ)
 Câu1 A 0,5đ
 Câu2 B 0,5đ
 Câu 3 C 0,5đ
 Câu 4 C 0,5đ
 Cau 5 D 0,5đ
 Câu 6 D 0,5đ
 Cau 7 C 0,5đ
 Câu 8 C 0,5đ
 PHẦN 2: Tự luận (6đ)
 Câu 1: Khi trồng chuối hay trồng miá người ta phải phạt bới lá là để làm giảm sự bay hơi nước trong cây chuối hay cây mía ra ngoài làm cho cây trồng có sức sống cao hơn (2đ)
 Câu2 : 20 (2đ)
 Câu3 : Khi quả bóng bàn bi bẹp bỏ vào nước nóng , không khí trong quả bóng nóng lên , nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ (2đ)
Giáo án vật lí 6 & Giáo viên: Ñaëng Ngoïc Tieán
 Tuần :35 
 Ngày soan: 
 Tiết : 35 TỔNG KẾT CHƯƠNG 
I /Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : Ô n lại những kiến thức ở chương nhệêt học
 2/ kĩ năng :
 HS: biết vận dụng kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tượng 
 3/ thái độ : ổ định, tập trung trong tiết học 
II/chuẩn bị :
 1/giáo víên : bảng phụ và trò chơi ô chữ 
 2/ HS: nghiên cứu kĩ bài sgk 
III/ Giảng dạy : 
 1/ ổn định lớp : 
 2/ Tính huống tiết dạy: 
 Qua tiết kiểm tra càc em đã hiểu thêm một số kiến thức đã học nhưng bên cạnh đó càc em còn lủng một số kiến thức để khắc phục , hôm nay chúng ta vào bài mới :
 3/ Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
 HOẬT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu phần trả lời các câu hỏi :
GV: em nào trả lời được câu C1 
HS: khi thể tích tăng - nhiệt độ tăng 
 Khi thể tích giăm nhiẹt độ giảm 
GV: em nào trả lời được câu C2: 
HS: chất khí nở ra nhiều nhất chất rắn noẻ ra ít nhất 
GV: em nào trả lời được câu C3? 
HS: trả lời 
GV: tương tự hướng dẫn học sinh làm tấc cả câu hỏi phần này 
HOẠT ĐỘNG 2: tìm hiểu bước vận dụng 
GV: hướng dẫn họ sinh giải C1:
HS: em nào trả lời được câu 2 
HS:C 
GV: hướng dẫn học sinh trả lời câu 3 sgk 
HS học sinh thực hiện 
GV: hướng dânx học sinh trả lời những câu hỏi còn lại phần này 
HOẠT ĐỘNG 3 :
Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ 
Gv : hướng dẫn cho học sinh trả lời tấc cả những câu hỏi phần này 
 I / Trả lời các câu hỏi 
 1/ khi nhiệt độ tăng hoặc giam thì thể tich củng tăng hoặc giảm 
 2/ chất khí nở vì nhiệt nhiếu nhất chất rắn nở vì nhiệt nhièu nhất 
 3/sụ nở vì nhiệt có thê làm cong rây xe lủa 
 II/ Vận dụng : 
 1/ Câu C 
 2/Câu C 
 3/ Vì để co dãn khi ống nóng lên hoặc lạnh đi 
 III/ Trò chơi ô chữ 
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học 
 1/ Củng cố : Hệ thống lại những ý chính của bài 
 2/ Hướng dẫn tự học:
 Bài vừa học : Xem lại những phần đã ôn tập 
IV/ BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnLi6a.doc