Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 32: Sự sôi

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 32: Sự sôi

- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực và gây hứng thú tìm hiểu hiện tượng

B- Chuẩn bị

- Mỗi nhóm HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ.

- Mỗi HS: 1 bảng 28.1 và giấy kẻ ô vuông

C- Tổ chức hoạt động dạy học

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 32: Sự sôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: Sự sôi
A- Mục tiêu
- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực và gây hứng thú tìm hiểu hiện tượng
B- Chuẩn bị
- Mỗi nhóm HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ.
- Mỗi HS: 1 bảng 28.1 và giấy kẻ ô vuông
C- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Ngày dạy:........... ............ ........... ...........
Lớp: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4:
2- Kiểm tra
HS1: Nêu kết luận chung về sự bay hơi và sự ngưng tụ? 
HS2: Chữa bài tập 26-27.4 và 26-27.5 (SBT)
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
- Yêu cầu HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK.
- Gọi một vài HS nêu dự đoán
- ĐVĐ: Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng, ai sai.
HĐ2: Làm thí nghiệm về sự sôi (30ph)
- Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như H28.1 (SGK): Đổ vào bình cầu (cốc đốt) 50cm3. Điều chỉnh nhiết kế để bầu thuỷ ngân không chạm vào đáy bình.
- Yêu cầu các nhóm phân công việc cụ thể cho các bạn trong nhóm.
- GV kiểm tra lại cách lắp ráp thí nghiệm của các nhóm HS trước khi đun.
Lưu ý: Mục đích của việc theo dõi thí nghiệm là nhằm trả lời được 5 câu hỏi trong mục II bài 29 (C1- C5)
- Chú ý với HS về an toàn trong thí nghiệm
- Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào bảng 28.1 bằng các chữ cái hoặc số la mã.
- GV cần giải thích nguyên nhân nếu kết quả thí nghiệm nước sôi không ở 1000C
Nguyên nhân: nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, nhiệt kế mắc sai số,...
- GV nhấn mạnh: Nếu nước nguyên chất và điều kiện thí nghiệm là điều kiện chuẩn thì nhiệt độ sôi của nước là 1000C
Khi nói đến nhiệt độ sôi của một chất lỏng nào đó là nói đến nhiệt độ ở điều kiện chuẩn.
HĐ3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (10ph)
- Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông
+ Trục nằm ngang là trục thời gian
+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ
+ Gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút.
- Yêu cầu HS ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn:
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn và thảo luận trên lớp.
( Thời điểm sôi của các nhóm của các nhóm có thể khác nhau nhưng yêu cầu nhận xét được: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang)
- HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK
- Cá nhân HS nêu dự đoán
- Ghi đầu bài
I- Thí nghiệm về sự sôi
1- Tiến hành thí nghiệm
- HS nắm được cách lắp ráp thí nghiệm và tiến hành thia nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
- Các nhóm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm: một bạn theo dõi thời gian, một bạn theo dõi nhiệt độ, một bạn theo dõi hiện tượng xảy ra ở trên mặt nước và ở trong lòng nước, một bạn ghi lại kết quả sau mỗi phút
- HS thảo luận trong nhóm và nhận xét về hiện tượng xảy ra trên mặt nước và trong lòng nước và ghi vào bảng 28.1
Trong thời gian đun nước phải làm đúng theo sự phân công, tránh chạm tay vào cốc, tránh đổ vỡ gây bỏng.
- Khi nước đun sôi được 2-3 phút thì dừng không đun nữa, tắt đèn cồn đúng kỹ thuật.
2- Vẽ đường biểu diễn
- Dựa vào kết quả bảng 28.1 (có được từ việc làm thí nghiệm), HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước theo hướng dẫn của SGK và GV.
- HS làm việc cá nhân: ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn trong từng khoảng thời gian.
- Tham gia thảo luận trên lớp để nắm được nhiệt độ sôi của nước là 1000C và trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
4- Củng cố
 - GV thu bài của một số HS, nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân
 - Cho điểm khuyến khích những HS hoạt động tích cực. 
5- Hướng dẫn về nhà
 - Yêu cầu HS vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước
 - Học bài và làm bài tập 28-29.4 & 28-29.6 (SBT)
 - Đọc trước bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
 ************************ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32(6).doc