Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.Vận dụng kiến thức đê giải thích một số hiện tượng đơn giản
- Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra những kết luận cần thiết.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
B- Chuẩn bị
- Mỗi HS: 1 tờ giấy kẻ ô vuông
- Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế dầu, 1 đèn cồn, băng phiến, bảng phụ kẻ ô vuông.
C- Tổ chức hoạt động dạy học
Tiết 28: Sự nóng chảy và sự đông đặc A- Mục tiêu - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.Vận dụng kiến thức đê giải thích một số hiện tượng đơn giản - Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra những kết luận cần thiết. - Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. B- Chuẩn bị - Mỗi HS: 1 tờ giấy kẻ ô vuông - Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế dầu, 1 đèn cồn, băng phiến, bảng phụ kẻ ô vuông. C- Tổ chức hoạt động dạy học 1- Tổ chức Ngày dạy:........... ............ ........... ........... Lớp: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2- Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3ph) - GV gọi HS đọc phần mở đầu trong SGK - ĐVĐ: Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lý: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Đặc điểm của hiện tượng này như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu. HĐ2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy (5ph) - GV lắp ráp thí nghiệm và giới thiệu cho HS chức năng của từng dụng cụ. - GV giới thiệu cách làm thí nghiệm. Chú ý: không đun trực tiếp băng phiến đựng trong ống nghiệm mà nhúng vào cốc nước được đun nóng dần để băng phiến cũng nóng dần. - Thông báo kết quả theo dõi kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến ( bảng 24.1- SGK/67) HĐ3: Phân tích kết quả thí nghiệm (28ph) - Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng phụ có kẻ ô vuông: + Cách vẽ các trục, xác định truch thời gian và trục nhiệt độ + Cách biểu diễn các giá trị trên trục. Trục thời gian bắt đầu từ phút thứ 0, trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 600C + Cách xác định một điểm biểu diễn trên đồ thị GV làm mẫu: xác định 3 điểm đầu tiên ứng với phút thứ 0, 1, 2. + Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn. GV làm mẫu nối 3 điểm - Theo dõi và gúp đỡ HS vẽ đường biểu diễn và trả lời các câu hỏi. - GV điều khiển lớp thảo luận về các câu trả lời của HS HĐ4: Rút ra kết luận (5ph) - Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C5 - Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế. - GV chốt lại kết luận chung cho sự nóng chảy - HS đọc phần mở đầu trong SGK và lắng nghe phần đặt vấn đề của GV - Ghi đầu bài I- Sự nóng chảy - HS nhận biết được chức năng của từng dụng cụ - Theo dõi cách lắp ráp và cách tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. - Theo dõi bảng kết quả thí nghiệm để vận dụng cho việc phân tích kết quả thí nghiệm 1- Phân tích kết quả thí nghiệm - HS chú ý lắng nghe để nắm được cách vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ ô vuông - Theo dõi các thao tác mẫu của GV - HS vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ vuông theo sự hướng dẫn của GV - Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ được, trả lời câu C1, C2, C3 - Tham gia thảo luận ở lớp về các câu trả lời. C1: Nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Đường biểu diễn từ phút thứ 0 đén phút thứ 6 là đoạn nằm nghiêng. C2: Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ 800C, tồn tại ở thể rắn và thể lỏng. C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. C4: Khi nóng chảy hết, nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng. 2- Kết luận - Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời. C5: Băng phiến nóng chảy ở 800C, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi - Kết luận: + Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. + Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. + Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 4- Củng cố - GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Yêu cầu HS làm bài tập 24-25.1 (SBT) 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 24-25.3 đến 24-25.6 (SBT) - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông - Đọc trước bài 25: Sự nóng chảy và sự đông dặc (tiếp theo) ************************
Tài liệu đính kèm: