Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1: Sự nở vì nhiệt của các chất

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1: Sự nở vì nhiệt của các chất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được hầu hết các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Nêu được một số ví dụ vì sự nở vì nhiệt của các chất.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm và nêu được các hiện tượng

- Làm được thí nghiệm và rút ra nhận xét từ thí nghiệm

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- bộ thí nghiệm hình 18.1, 19.1, 20.1

- phiếu học tập cho học sinh

2. Học sinh

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 1: Sự nở vì nhiệt của các chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT
Bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Sự nở vì nhiệt của các chất
Kiến thức
Biết được hầu hết các chất nở ra khi nóng lên (thể tích tăng) và co lại khi lạnh đi thể tích giảm).
Một số chất co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi.
Nêu được một số ví dụ về sự nở vì nhiệt.
Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm và nêu được các hiện tượng
Rút ra nhận xét từ hiện tượng
Làm được thí nghiệm
2. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất
Kiến thức
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Các chất rắn/chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
.
Kĩ năng
So sánh được mức độ nở vì nhiệt của các chất rắn/lỏng/khí khác nhau dựa vào bảng số liệu.
3. Ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất
Kiến thức
Nêu được một số ví dụ về lợi ích/tác hại của sự nở vì nhiệt của chất rắn/lỏng/khí.
Trả lời được các câu hỏi ở đầu các bài 18/19/20 SGK
Giải thích được một số ứng dụng vì nhiệt của chất rắn.
Giải thích được một số ứng dụng liên quan đến sự giảm/tăng khối lượng riêng của các chất khi nóng lên/lạnh đi.
Kĩ năng
Vận dụng được các kiến thức tổng hợp đã học ở tiết 1, 2 để giải thích các hiện tượng. 
4. Luyện tập
Kĩ năng
Làm được các bài tập liên quan.
Tiết 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được hầu hết các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nêu được một số ví dụ vì sự nở vì nhiệt của các chất.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và nêu được các hiện tượng
- Làm được thí nghiệm và rút ra nhận xét từ thí nghiệm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- bộ thí nghiệm hình 18.1, 19.1, 20.1
- phiếu học tập cho học sinh
2. Học sinh
Tìm hiểu trước các nội dung được giao trong phiếu học tập
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Tổ chức lại lớp học theo dạng chữ U với bàn làm TN ở phía trên
2. Bài mới
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Trả lời các câu hỏi đặt vấn đề của GV
=> thể rắn, thể lỏng, thể khí
=> Lấy ví dụ theo ý kiến cá nhân
- Chất rắn: Bàn ghế, bê tông, thanh sắt
- Chất lỏng: nước, rượu, bia
- Chất khí: không khí, hơi nước
=> Nước/không khí
Lắng nghe và suy nghĩ, liên hệ với những hiểu biết, kinh nghiệm của cá nhân.
- Chừa khe hở để thoát nước/ để bê tông nở ra
- Đóng đầy chai thì nước có thể tràn ra ngoài
- Trời nắng to thì hơi trong săm bị nóng lên và nở ra, làm săm bị nổ.
.
1. Các chất xung quanh chúng ta tồn tại ở những thể (dạng) nào?
Khi một chất ở thể rắn, ta gọi là chất rắn. Tương tự với chất lỏng và chất khí. 
- Hãy lấy một vài ví dụ về chất rắn?
- Một số ví dụ về chất lỏng?
- Một số ví dụ về chất khí?
=> chốt: có rất nhiều chất rắn, nhưng trong bài học hôm nay chúng ta chỉ làm thí nghiệm với kim loại. Các chất rắn khác cũng có tính chất tương tự.
Đối với chất lỏng và chất khí, ta nên chọn chất nào để dễ kiếm và rẻ tiền?
2. Tại sao khi xây sân trường hoặc làm đường bê tông, người ta không đổ bê tông liền mạch mà cứ cách một quãng lại chừa ra một khe hở?
Tại sao nước ngọt, nước khoáng đóng chai không được đóng đầy chai?
Tại sao xe đạp đi trên đường nhựa những ngày nắng to thì có thể bị nổ săm? Những ngày trời mưa, săm xe có bị nổ không?
=> Những câu hỏi trên sẽ được trả lời sau khi chúng ta tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của các chất. 
I. Đặt vấn đề
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của các chất
* Tự tìm hiểu SGK và liệt kê các dụng cụ cần dùng cho TN
* Nêu các bước tiến hành TN
*2 HS nhóm 1 làm TN, cả lớp quan sát và ghi lại hiện tượng vào phiếu học tập:
- Cho quả cầu đi qua vòng kim loại: lọt
- Đốt đèn cồn, hơ nóng quả cầu rồi cho đi qua vòng: không lọt
- Nhúng quả cầu vào nước lạnh rồi cho đi qua vòng: lọt
- Nhóm 1 đặt câu hỏi về hiện tượng quan sát được cho 2 nhóm còn lại
(1. Tại sao khi hơ nóng, quả cầu không lọt qua vòng kim loại nữa?
2. Tại sao khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?)
Các nhóm thảo luận và trả lời, nhóm 1 nhận xét và bổ sung theo ý kiến thống nhất từ trước
- Quả cầu to ra/nở ra
- Quả cầu nhỏ lại/co lại
Thảo luận nhóm, đưa ra các ý kiến cá nhân:
- Cần hơ nóng chiếc vòng
Trả lời theo ý kiến cá nhân (khối lượng, trọng lượng, thể tích)
* Thảo luận nhóm và điền từ vào chỗ trống:
Điền từ vào chỗ trống: (nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm)
a) Thể tích quả cầu (1)  khi quả cầu nóng lên.
a) Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) ..
- Lắng nghe và liên hệ các chất rắn trong thực tiễn
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
* Tự tìm hiểu SGK và liệt kê các dụng cụ cần dùng cho TN
Dụng cụ:
- 1 bình cầu đựng nước pha màu được nút kín bằng nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua
- 1 chậu nước nóng, 1 chậu nước đá
* Tìm hiểu các bước tiến hành TN
*2 HS nhóm 1 làm TN, cả lớp quan sát và ghi lại hiện tượng vào phiếu học tập:
- Đặt bình cầu vào chậu nước nóng: mực nước trong ống dâng lên
- Lấy bình cầu ra khỏi chậu nước nóng và đặt vào chậu nước đá: mực nước trong ống hạ xuống
Nhóm 2 đặt câu hỏi về hiện tượng quan sát được cho 2 nhóm còn lại
(3. Tại sao khi nhúng bình cầu vào nước nóng thì mực nước trong ống dâng lên?
4. Tại sao khi nhúng bình cầu vào chậu nước lạnh thì mực nước trong ống hạ xuống?)
Các nhóm thảo luận và trả lời, nhóm 2 nhận xét và bổ sung theo ý kiến thống nhất từ trước:
(- Nước nóng lên và nở ra nên mực nước dâng lên.
- Nước lạnh đi và co lại nên mực nước hạ xuống)
* Thảo luận nhóm và điền từ vào chỗ trống:
Điền từ vào chỗ trống: (tăng, giảm)
Thể tích nước trong bình (1)  khi nóng lên, (2)  khi lạnh đi.
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
* Tự tìm hiểu SGK và liệt kê các dụng cụ cần dùng cho TN
Dụng cụ:
- 1 bình cầu có nút cao su
- 1 ống thủy tinh nhỏ
- nước pha màu
* Nêu các bước tiến hành TN
*2 HS nhóm 3 làm TN, cả lớp quan sát và ghi lại hiện tượng vào phiếu học tập:
- Cắm ổng thủy tinh qua nút cao su, lấy một giọt nước màu vào ống
- Lắp chặt nút cao su gắn ống thủy tinh vào bình cầu
- Áp 2 bàn tay bên ngoài bình cầu: giọt nước đi lên
- Bỏ tay ra khỏi bình cầu: giọt nước hạ xuống
* Nhóm 3 đặt câu hỏi về hiện tượng quan sát được cho 2 nhóm còn lại:
(5. Tại sao giọt nước trong bình cầu lại đi lên khi ta áp hai bàn tay vào bình?
6. Tại sao giọt nước trong bình cầu lại đi xuống khi ta thôi áp bàn tay vào bình?)
Hai nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi, nhóm 3 nhận xét, bổ sung 
(5. Khi áp tay vào bình thì tay nóng nên làm cho không khí trong bình nở ra, đẩy giọt nước đi lên.
6. Khi bỏ tay ra, không khí trong bình lạnh đi và co lại nên giọt nước đi xuống)
* Thảo luận nhóm và điền từ vào chỗ trống
Điền từ vào chỗ trống: (nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm)
a) Thể tích khí trong bình (1) .. khi khí nóng lên.
b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) 
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Giới thiệu các TN
1. TN sự nở vì nhiệt của chất rắn (hình 18.1)
* Nêu mục đích thí nghiệm
Dụng cụ
- 1 chiếc vòng và 1 quả cầu bằng thép
- 1 đèn cồn
* HS tự nêu các bước làm TN, GV điều chỉnh lại nếu cần
* Mời đại diện nhóm 1 lên bàn TN thực hiện TN
Quan sát và điều chỉnh hoạt động của HS nếu cần
Lật ngược vấn đề: Làm thế nào để quả cầu lọt qua vòng kim loại khi nó vẫn còn nóng?
=> chuẩn xác kiến thức
Khi quả cầu nở ra, đại lượng vật lý nào của nó thay đổi?
=> chốt: thể tích quả cầu thay đổi.
* Yêu cầu HS điền từ vào chỗ trống ở ô nhận xét trên phiếu học tập
Từ thí nghiệm, ta thấy kim loại nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác cũng có tính chất tương tự.
Yêu cầu HS kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
=> chốt nhận xét
2. TN sự nở vì nhiệt của chất lỏng (hình 19.1)
* Nêu mục đích thí nghiệm
*HS tự nêu các bước làm TN, GV điều chỉnh lại nếu cần
* Mời đại diện nhóm 1 lên bàn TN thực hiện TN
Quan sát và điều chỉnh hoạt động của HS nếu cần
* Yêu cầu HS điền từ vào chỗ trống ở ô nhận xét trên phiếu học tập
Yêu cầu HS kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
=> chốt nhận xét, lưu ý HS: từ 0 – 40C, nước không nở ra mà co lại.
3. TN sự nở vì nhiệt của chất khí (hình 20.1)
* Nêu mục đích thí nghiệm
*HS tự nêu các bước làm TN, GV điều chỉnh lại nếu cần
* Mời đại diện nhóm 3 lên bàn TN thực hiện TN
Quan sát và điều chỉnh hoạt động của HS nếu cần
- Yêu cầu HS điền từ vào chỗ trống ở ô nhận xét trên phiếu học tập
Yêu cầu HS kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí.
=> chốt nhận xét
II. Sự nở vì nhiệt của các chất
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn 
Nhận xét: 
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Hầu hết chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
3. Sự nở vì nhiệt của chất khí 
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Trả lời theo ý kiến cá nhân
* Yêu cầu HS nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất
=> Chốt: Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
III. Kết luận
Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day hoc theo chu de Su no vi nhiet cua cac chat tiet 1.doc