Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 19 - Tiết 22 - Tuần 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 19 - Tiết 22 - Tuần 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

_ Kiến thức: Học sinh nắm được:

 + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 _ Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

_ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực. Giáo dục Hs sự nở vì nhiệt của chất lỏng là kiến thức cơ bản cần nắm của những người làm công việc thiết kế thiết bị là nhiệt kế, sản xuất nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ.

II. Trọng tâm:

 + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 19 - Tiết 22 - Tuần 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 19- TIẾT PPCT: 22 
Ngày dạy:24/01/2011
Tuần 23
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu: 
_ Kiến thức: Học sinh nắm được:
 + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 _ Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 
_ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực. Giáo dục Hs sự nở vì nhiệt của chất lỏng là kiến thức cơ bản cần nắm của những người làm công việc thiết kế thiết bị là nhiệt kế, sản xuất nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ. 
II. Trọng tâm:
 + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
III. Chuẩn bị: 
_ GV: 2 bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thuỷ tinh; 1 bình đựng nước pha màu; 1 bình đựng rượu pha màu; lượng nước và rượu như nhau; màu nước và rượu khác nhau. 
_ HS:1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, 1 nút cao su có đục lỗ, 1 chậu thuỷ tinh hoặc nhựa, nước có pha màu, 1 phích nước nóng, 1 miếng giấy trắng có vạch chia. 
IV. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định – Tổ chức – Kiểm diện:
 Kiểm diện sĩ số HS.
2. Kiểm tra miệng: 
_ HS1: Nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? (4đ)
 ( + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. )
_ Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏiphải mở nút bằng cách nào?Vì sao?(4đ)
 ( + Hơ nóng cổ lọ.Vì khi hơ nóng cổ lọ nở ra® mở nút dễ dàng. )
_ Chất lỏng nóng lên thì như thế nào? Lạnh đi thì như thế nào? (2đ)
(+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. ) 
_ HS2: Sửa Bài 18.3/22/SBT (4đ) 
 Bài18.4/22/SBT:Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? (4đ)
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? (2đ
( + Bài 18.3/22/SBT: 
 1. C.Hợp kim platinit. 
 2. Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không vỡ, còn đổ nước vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ vỡ. Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần. )
 + Bài 18.4/22/SBT: 
( + Các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng. Vì khi trời nóng, ác tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà không bị ngăn cản, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn,có thể làm rách tôn lợp mái.) 
 + Các chất lỏng khác nhau nở vì khác nhau. ) 
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học 
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập .
 Giáo viên vào bài như sách giáo khoa.
 Hoạt động 2: Nghiên cứu xem nước có nở ra khi nóng lên không?
_Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1; 19.2/60/SGK. 
 Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm cho học sinh ® hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
 - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời C1? 
 - C1:Mực nước dâng lên,vì nước nóng lên; nở ra. 
Học sinh đọc câu C2 – dự đoán kết quả thí nghiệm.
C2: Dự đoán:+ Mực nước trong bình hạ xuống. 
 + Mực nước trong bình giữ nguyên. 
Các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng và trả lời C2: Mực nước trong bình hạ xuống. Vì nước lạnh đi, co lại. 
GV nhấn mạnh: Nước và các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên.Co lại khi lạnh đi. 
Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
HS quan sát hình 19.2/60/SBT ®Trả lời C3 
C3: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
GV nêu một số ví dụ thực tế minh hoạ kết luận trên. 
Hoạt động 4: Rút ra kết luận. 
HS đọc và trả lới câu C4 : Chọn từ trhích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu: 
 a) Thể tích nước trong bình (1) tăng khi nóng lên,(2) giảm khi lạnh đi. 
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt(3) không giống nhau. 
_ Chất lỏng nóng lên thì như thế nào? Lạnh đi thì như thế nào? 
Liên hệ thực tế cho ví dụ sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
(Ví dụ: + Khi đun nước, nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi nước sẽ tràn ra ngoài ấm. 
 + Khi đóng chai dầu gió, ta không đổ dầu đầy chai.)
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
Hoạt động 5: Vận dụng 
GV điều khiển hướng dẫn HS thảo luận câu C5, C6,C7. 
Đại diện nhóm HS trả lời lần lượt C5, C6,C7. 
C5:Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Tại sao? 
Giải thích thêm cho HS nắm: Khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Vì khi đun nóng, thể tích của chất lỏng tăng lên, trong khi đó khối lượng của nó không thay đổi, nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống. 
C6:Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 
C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cấm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau hay không? Tại sao?. 
X Giáo dục Hs sự nở vì nhiệt của chất lỏng là kiến thức cơ bản cần nắm của những người làm công việc thiết kế thiết bị nhiệt kế, sản xuất nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ. 
I. Thí nghiệm: 
 Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Đậy chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua ống thuỷ tinh. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống. 
Đặt bình cầu vào chậu nước nóng, mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên. 
II. Kết luận:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
III. Vận dụng: 
C5:Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Vì khi đun nóng, nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra và trào ra ngoài ấm gây nguy hiểm. 
C6: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy. Vì để tránh nắp chai bị bật ra, khi chất lỏng chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. 
C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cấm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống không có dâng cao như nhau. Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn, vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau. Nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. 
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
_ Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào? ( Chất lỏng nở ra khi nóng lên ,co lại khi lạnh đi) 
_ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? ( Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. ) 
5. Hướng dẫn HS tự học: 
_ Đối với bài học này: 
 + Học thuộc bài ghi. 
 + Hoàn chỉnh C1 đến C7/VBT. 
 + Làm BT : 19.1 đến 19.6/23,24/SBT
 + Đọc phần “Có thể em chưa biết”
_ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “Sự nở vì nhiệt của chất khí” Tìm hiểu: 
 + Chất khí nóng lên thì như thế nào? Lạnh đi thì như thế nào? 
 + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 KT Tuần 23 
 TTCM
 Nguyễn Kim Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docSu no vi nhiet cua chat long.doc