. Kiến thức:
- Học sinh nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
- Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O, O1, O2 và các lực F1, F2).
- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng)
2. Kỹ năng:
- Biết đo lực ở mọi trường hợp.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
Ngày soạn: 28.11.2009 Vật lý 6 Ngày dạy: 30.11.2009 Tiết 16 BÀI 15 ĐÒN BẨY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O, O1, O2 và các lực F1, F2). Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng) 2. Kỹ năng: Biết đo lực ở mọi trường hợp. 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm học sinh: 1lực kế có GHĐ 3N 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N Một giá đở có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế. Cả lớp: Một vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh họa hình 15.2 Tranh vẽ phóng to các hình 15.1, 15.2, 15.3 và 15.4 trong sách giáo khoa. III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (5’) Học sinh 1: chữa bài tập 14.1 và 14.2 trong sách bài tập. Đáp án: 14.1: Chọn B. giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. 14.2: a. nhỏ hơn b. càng giảm. c. càng dốc đứng * Tổ chức tình huống học tập: Giáo viên nhắc lại tình huống thực tế như tính huống đầu bài 13. Giáo viên treo tranh 15.1 yêu cầu học sinh cho biết người ta đã dùng cách gì để đưa ống bêtông lên? Chuyển ý: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? Nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng như thế nào? Bài 15 ĐÒN BẨY * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (7’) Giáo viên treo tranh và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3 Yêu cầu học sinh đọc thông tin của phần I và cho biết “các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố, đó là những yếu tố nào?” Học sinh: 3 yếu tố đó là + Điểm tựa O. + Điểm tác dụng của lực F1: O1 + Điểm tác dụng của lực F2: O2 Giáo viên: Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không? Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả lời câu C1 vào tranh vẽ phóng to 15.2 và 15.3 Giáo viên nhấn mạnh về đặc điểm của đòn bẩy cho học sinh khỏi lúng túng khi tìm ví dụ. Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ và phân tích các yếu tố trên đòn bẩy. I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. Đòn bẩy được cấu tạo gồm 3 yếu tố: + Điểm tựa O. + Điểm tác dụng của lực F1: O1 + Điểm tác dụng của lực F2: O2 C1. Hình 15.2: (1) là O1; (2) là O và (3) là O2 Hình 15.3: (4) là O1; (5) là O và (6) là O2 * Hoạt động 3: Tìm hiểu đòn bẩy giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào? (18’) Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét: ở cả 3 hình trên, khoảng cách O2O lớn hớn khoảng cách O1O. Dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên điểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng như thế nào? Giáo viên ghi lại dự đoán của 1, 2 học sinh lên bảng. Giáo viên: khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 thì độ lớn của lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lượng F1 như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và thông tin trong sách giáo khoa để cho biết cần những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm? Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết mục đích của thí nghiệm? Các bước tiến hành thí nghiệm Học sinh xem thông tin trong sách giáo khoa và trả lời. Giáo viên yêu cầu các học sinh đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước. Giáo viên ghi tóm tắc lên bảng: muốn F2<F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và lưu ý học sinh những sai sót. Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và ghi kết quả thu được vào bảng 15.1 Học sinh làm thí nghiệm và cử đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các kết quả về độ lớn của lực F2 với F1 trong 3 trường hợp. Dựa vào kết qủa thí nghiệm, yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3. II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề + Độ lớn của lực bẩy F2 so với trọng lưọng của vật nâng F1 như thế nào? + Làm thế nào để giảm lực bẩy F2? 2. Thí nghiệm a. chuẩn bị b. Tiến hành + Lắp thí nghiệm như hình 15.4 + Điều chỉnh độ dài đoạn OO1< OO2 đo lực kéo vật lên F2 + Điều chỉnh độ dài đoạn OO1= OO2 đo lực kéo vật lên F2 + Điều chỉnh độ dài đoạn OO1> OO2 đo lực kéo vật lên F2 C2: Đo trọng lượng của vật 3. Rút ra kết luận C3: nhỏ hơn lớn hơn * Hoạt động 4: Vận dụng (10’) Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm 3 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và xác định các điểm tựa, điểm tác dụng các lực F1, F2 Yêu cầu học sinh nhắc lại làm như thế nào thì có thể giảm lực kéo F2? Từ đó yêu cầu học sinh đưa ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn. III. Vận dụng C4: Về nhà làm * Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’) Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Mỗi đòn bẩy đều có những yếu tố nào? Nếu thiếu 1 trong 3 yêu tố có được không? + Khi nào thì lực tác dụng kéo vật lên F2 nhỏ hơn trọng trọng của vật F1? Hướng dẫn về nhà: + Yêu cầu học sinh học bài và làm các bài tập 15.1; 15.2; 15.3; 15.4 trong sách bài tập. + Ôn tập các kiến thức đã học và đề cương đã cho để tiết sau thi học kì
Tài liệu đính kèm: