Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 5 - Trường THCS Vĩnh Bình Nam I

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 5 - Trường THCS Vĩnh Bình Nam I

I. Mục tiêu bài học

- Củng cố khắc sâu kiến thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và vận dụng được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và quy ước a0 = 1 để giải các bài tập liên quan.

- Biết chia hai lũy thừa cùng cơ số và có kĩ năng khi áp dụng.

- Xây dựng ý thức học tập nghêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.

II. Phương tiện dạy học

- GV: Bảng phụ

- Phương pháp: Đàm thọai gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

- HS: Bảng nhóm

 

doc 20 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1376Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 5 - Trường THCS Vĩnh Bình Nam I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 06/10/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 5. Tiết 13
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học 
- Củng cố khắc sâu kiến thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và vận dụng được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và quy ước a0 = 1 để giải các bài tập liên quan.
- Biết chia hai lũy thừa cùng cơ số và có kĩ năng khi áp dụng.
- Xây dựng ý thức học tập nghêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Phương tiện dạy học
- GV: Bảng phụ
- Phương pháp: Đàm thọai gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- HS: Bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra 
C1: Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm thế nào? Viết công thức tổng quát
C2: Áp dụng sửa BT 67 trang 30
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề:
Vào bài trực tiếp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Cho HS làm BT68 SGK
GV gọi 4 HS lên bảng làm 
- Hãy so sánh kết quả của hai cách làm khác nhau
=> Dù làm bằng cách này hay cách khác vẫn cho ta 1 kết quả duy nhất
=> Vận dụng các cách để tính sao cho cách làm là dễ nhất
- Cho HS làm BT 69 trên bảng phụ
Bài 70: Cho HS thảo luận nhóm
- 4 HS lên bảng làm bài (Mỗi HS làm chung 1 ý với 2 cách làm khác nhau)
- Có cùng 1 kết quả
=> Cách làm 2
- Quan sát và đứng tại chỗ trả lời
HS thảo luận theo nhóm làm bài
BT68. Tính bằng hai cách
Cách 1: Tính số bị chia, tính số chia rồi tính thương
a) : = 1024 : 256 = 4
b) : = 4096 : 64 = 64
c) : = 32768 : 4096 = 8
d) : = 2401 : 2401 = 1
Cách 2: Chia hai lũy thừa cùng cơ số rồi tính kết quả
a) : = ... = 4
b) : = ... = 64
c) : = ... = 8
d) : = ... = 1
BT69 Điền chữ Đ hoặc S vào ô vuông:
a) . bằng: , , , 
b) : 5 bằng: , , , , 
c) . bằng: , , , , 
BT70: Viết các số dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
987 = 9.102 + 8.101 + 7.100
2564 = 2.103 + 5.102 + 6.101 + 4.100
 = a.104 + b.103 + c.102 + d.101 + e.100
4./ Củng cố:
Kết hợp trong bài
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
Làm BT 71, 72 SGK 
Gợi ý BT 72: Các số 0; 1; 4; 9; 16; ... là số chính phương vì: 02 = 0; 12 = 1; 22 = 4; 32 = 9 ...
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
................................................................................................................................................
Ngày soạn 06/10/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 5. Tiết 14
§9. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TOÁN
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được thứ tự thực hiện các phép toán
- Học sinh biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tích cực, tự giác trong học tập
II. Phương tiện dạy học
-GV:Bảng phụ
- Phương pháp: Đàm thọai gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
-HS: Bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Viết hai công thức: tích, thương hai lũy thừa cùng cơ số 
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề:
- Chúng ta đã biết thứ tự thực hiện các phép toán như thế nào? -> Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Nhắc lại kiến thức
- Cho học sinh lấy một số VD về biểu thức
=> Một số có được coi là một biểu thức?
-Trong biểu thức ngoài các phép toán còn có các dấu nào?
Hoạt động 2: thứ tự thực hiện các phép toán
- Thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Thực hiện từ phép toán nào đến phép toán nào?
- Yêu cầu học sinh thực hiện tại chỗ VD
- Cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày VD
- Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm ntn ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm ?1
- Tổ chức làm ?2 theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Tổ chức các nhóm nhận xét lẫn nhau
- HD HS học phần tổng quát ở sgk.
Hoạt động 3: Củng cố
73 sgk/32
- Gọi 4 HS lên bảng cùng làm
- Thực hiện phép tính nào trước?
74 sgk/32
218 – x = ?
- Yêu cầu 2 học sinh lên thực hiện
- Lấy VD
- TL
- Suy nghĩ, TL
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
- Thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân chia cuối cùng đến cộng và trừ 
- Thực hiện
- Làm theo nhóm -> trình bày.
- TL
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm nháp ->N. xét
- Làm ?2 theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét
Lũy thừa đến nhân chia đến
- Học sgk
- HS nêu các bước thực hiện và lên bảng trình bày
218 – x = 735 – 541
- 2 HS thực hiện
1.Nhắc lại kiến thức
VD: 5 + 2 -3; 12 :4 +5 ; 32  gọi là các biểu thức
* Chú ý:
2 .Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
a. Đối với biểu thức không có ngoặc:
* Chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia
VD: 52- 23 +12 = 29 +12 = 41
 45 :15 . 5 = 3 . 5 = 15
* Gồm các phép toán + , -, . , : và lũy thừa
VD: 3 .32 -15 :5 . 23 
 = 3.9–15 : 5 . 8 = 27 – 3.8
 = 27 – 24 = 3
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc
VD: 100 :{2 .[52 – (35 – 8)]}
 = 100 :{2 .[52 – 27]}
 = 100 :{2 . 25}
 = 100 : 50 = 2
?1. 
?2 
a (6x – 39) : 3 = 201
 6x – 39 = 201 . 3 
 6x – 39 = 603
 6x = 603 + 39
 6x = 642
 x = 107
b. 23 + 3x = 56 : 53
 23 + 3x = 53
 23 + 3x = 125
 3x = 125 – 23
 3x = 102
 x = 34
* Tổng quát:
 Bài tập:
73 sgk/32
d. 80 – [ 130 – (12 – 4)2 ]
 = 80 – [ 130 – ( 8)2 ]
 = 80 – [ 130 – 64 ]
 = 80 – 66 = 14
4./ Củng cố:
Kết hợp trong bài
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học, ghi nhớ các kiến thức đã họổtng bài và các dạng bài tập đã học tiết sau luyện tập
- BTVN:73 – 77 sgk/32
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
................................................................................................................................................
Ngày soạn 06/10/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 5. Tiết 15
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học :
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép toán, các kiến thức về nhân chia, lũy thừa
- Kĩ năng vận dụng chính xác linh hoạt, chính xác, kĩ năng biến đổi tính toán
- Xây dựng ý thức học tập nghiêm túc tự giác, tích cực
II. Phương tiện dạy học :
- GV : Bảng phụ, máy tính 
- Phương pháp: Đàm thọai gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- HS : Bảng nhóm, Máy tính
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu thứ tự thực hiện các phép tính ? (-Ta thực hiện từ lũy thừa => nhân chia => cộng trừ. Nếu có dấu ngoặc ta thực hiện thứ tự các ngoặc từ ( ) => [ ] => { }.
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm x
- Tổ chức cho HS sửa BT 47
- Gọi 4 HS lên bảng cùng làm
Hoạt động 2: Tính giá trị của biểu thức
- Áp dụng tính chất nào để tính nhanh hơn?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Thực hiện phép tính nào trước? và thực hiện như thế nào?
- Gọi HS lên đứng tại chổ trình bày bài làm.
- Ta thực hiện phép tính nào trước?
- Yêu cầu học sinh lên tính
- Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét bổ sung
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính
- GV hướng dẫn tính năng của các phím M+ M- MR 
R-CM như SGK
- Tổ chức lớp làm việc theo nhóm để làm BT 81
- HS nêu cách làm và lên bảng trình bày
4 HS lên bảng làm ...
- Phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- 1 HS lên bảng làm.
35 .7 trong ( ) trước, thực hiện từ trong ra ngoài
- 1 HS thực hiện
- Trong ( ) trước
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm nháp, nhận xét bổ sung
HS nghe và quan sát trên máy để tìm các phím tương ứng
- HS làm bài theo nhóm trên máy.
74 sgk/ 32
a. 541 +(218 – x ) = 735
 218 – x = 735 – 541 
 218 – x = 194
 x = 218 – 194
 x = 24 
b) 5(x + 35) = 515
 x + 35 = 515 : 5
 x + 35 = 103
 x = 103 - 35
 x = 68
c) 96 - 3(x + 1) = 42
 3(x + 1) = 96 - 42
 3(x + 1) = 54
 x + 1 = 54 : 3
 x = 16
d) 12x - 33 = 32. 33
 12x - 33 = 243
 12x = 243 + 33
 x = 276 : 12
 x = 23
Bài 77sgk/32
a. 27 .75 +25 . 27 - 150
 = 27.(75 + 25) – 150
 = 27. 100 – 150
 = 2700 – 150 = 250
b. 12 :{390 :[500 – (125 +35 .7)]}
 = 12 :{390 :[500 – (125 +245)]}
 = 12 :{390 :[500 – 370]}
 = 12 :{390 :130}
 = 12 :3 
= 4
Bài 78 sgk/33
12000-(1500.2+1800.3+1800.2:3)
= 12000–(3000+5400+3600 :3)
= 12000 – (8400+1200)
= 12000 – 9600 
= 2400
Bài 81sgk/33
a. (274 +318) .6 = 592.6 
 = 3552
b. 34.29+14.35 = 986+490
 =1476
c. 49.62–32.51 =3038-1632
 =1406
4./ Củng cố:
Kết hợp trong bài
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về xem kĩ các bài tập đã làm và lý thuyết đã học.
 - Xem lại toàn bộ các dạng bài tập đã làm từ đầu năm.
 - Làm bài tập 80 sgk/33.
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
................................................................................................................................................
Ngày soạn 06/10/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 6. Tiết 16
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học 
 - Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học từ đầu năm.
 - Kĩ năng áp dụng, tính toán, biến đổi nhanh chính xác, logíc
 - Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực 
II. Phương tiện dạy học 
 -GV: Bảng phụ, thước
* Phương pháp: Đàm thoại, Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
 -HS : Bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong bài
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập
- Tập hợp con của một tập hợp là một tập hợp như thế nào?
- Cho học sinh thực hiện BT1
Giợi ý BT2
- Ta có thể nhóm số nào để thực hiện cho dễ ? 
- Cho học sinh thực hiện 
- Nhóm cặp số nào để nhân dễ?
- Gọi HS lên bảng tực hiện.
- Nêu BT c,d -> gọi 2 HS lên bảng làm.
Gợi ý BT3:
- Thừa số chưa biết ?
? Tìm x
- Số bị trừ?
? Tìm x như thế nào
- Số trừ ?
- Gọi học sinh thực hiện 
Gợi ý BT4
74 : 72  = ?
23.22 =? (25)
42 =? (24)
Chú ý HS câu b: đưa các lũy thừa về cùng cơ số
BT5: Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính?
- Cho học sinh thực hiện 
- Là một tập hợp mà mọi phần tử của nó phải thuộc tập hợp đó
- Thực hiện làm -> TL
168 với 132
- 1 HS đứng tại chổ thực hiện
25.4 và 5.16
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp làm nháp -> nhận xét, bổ sung
- 2 HS lên bảng làm.
x – 3
- Thực hiện, nêu kết quả
3.x
- TL, nêu các làm
87 + x
- 1HS lên bảng làm
- Cả lớp làm nháp -> nhận xét, sửa sai
72 = 49
8 . 4 
16 => 8 . 4 : 16= 2
( ), [ ] , { }
- Làm nháp, 2Hs lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi -> nhận xét
Bài 1: Cho tập hợp 
 A = {1,2,a,b,c}
Trong các tập hợp sau tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp A
 B = { 1,2,3,c} ; C = {1,2}
 D = {2,b,c} ; H = { þ}
 Giải
Tập hợp D, C, H là tập hợp con của tập hợp A
Bài 2: Thực hiện phép tính
a. 168 + 79+132
 = (168 + 132) +79
 = 300 + 79 = 379
b. 5 . 25 . 4 16
 = (25.4) .(5.16)
 = 100.80 = 8000
c . 32.46 + 32.54
 = 32(46 +54) 
 = 32 . 100 = 3200
d. 15( 4 + 20)
 = 15 . 4 + 15 . 20 
  ... i 92, 94, 96, 98 SGK
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
................................................................................................................................................
Ngày soạn 16/9/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 8. Tiết 22
§12. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
I. Mục tiêu bài học 
- Học sinh nắm vững và nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 
- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có chia hết cho 3, cho 9 không
- Rèn kĩ năng phân tích, áp dụng chính xác, linh hoạt. xây dựng ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Phương tiện dạy học 
- GV: Bảng phụ
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm
- HS: Bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực hiện phép chia để xem trong các số sau số nào chia hết cho 9?
1242; 3574; 234
(1242 : 9 = 138; 3574 : 9 = 397 dư 1; 234 : 9 = 26
Vậy số 1242 và số 234 chia hết cho 9)
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề: - Vậy làm như thế nào để biết được một số có chia hết cho 9 hay không thầy cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
VD: Số 234 9 
Ta có thể viết số 234 = ?
? 100 ta có thể viết thành tổng của một số chia hết cho 9 với số nào nữa
Tương tự 10 = ?
=> 234 = ?
- Gv hướng dẫn học sinh phân tích
- Ngoặc 1 có 9 ?
- Ngoặc 2 có 9 ?
- Tổng trong ngoặc 2 có gì đặc biệt?
- Vậy mọi số tự nhiên ta có thể viết dưới dạng nào?
- VD: Áp dụng nhận xét trên hãy viết số 2340 ?
=> 2340 ? 9
Hoạt động 2: Dấu hiệu 9
- Vậy số như thế nào thì chia hết cho 9?
- Tương tự số 5467 = ?
=> 5467 ? 9
- Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 9
=> Tổng quát?
- GV treo bảng phụ cho học trả lời tại chỗ
- Số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 ?
Hoạt động 3:Dấu hiệu 3
- Áp dụng nhận xét mở đầu hãy viết số 3525 =?
- Số này có chia hết cho 9?
-Nhưng nó như thế nào với 3?
=> kết luận ? 
- Vậy xét xem số 4372 3 ?
=> Kết luận
- Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 3 ?
- GV treo bảng phụ học sinh trả lời tại chỗ ?2
Hoạt động 4: Củng cố 
- Cho HS giải miệng bài tập 101
- Bài 103Sgk/41 Cho học sinh thảo luận nhóm
234 = 2 . 100 + 3 . 10 + 4
100 = 99 + 1
10 = 9 + 1
234 = 2 . 100 + 3 . 10 + 4
 = 2.(99+1) + 3.(9+1) + 4
 =2.11.9 + 2.1 +3.9+3.1+4
 = (2.11.9+3.9) +(2+3+4)
- Tổng các chữ số của số 234 
- TL
2340=(2+3+4+0)+(số 9)
 = 9 + (số 9)
=> 2340 9
- Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
5467 = (5+4+6+7)+(số 9)
= 22 + ( số 9)
=> 5467 9 
- TL
- Học sinh phát biểu vài lần
- Học sinh đứng tại chổ trả lời
- Có 
3525= (3+5+2+5)+( Số 9)
= 15 + ( Số 9)
- Không 
- Chia hết cho 3
- Nêu kết luận
- Không chia hết cho 3
- Nêu kết luận
- Học sinh trả lời vài lần
- Trả lời
- Phát biểu dấu hiệu
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày và nhận xét lẫn nhau.
1.Nhận xét mở đầu
VD:1 
234 = 2 . 100 + 3 . 10 + 4
 = 2.(99+1) + 3.(9+1) + 4
 = 2.11.9 + 2.1 +3.9+3.1+4
 = (2.11.9+3.9) +(2+3+4)
Nhận xét:
 Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9
2. Dấu hiệu chia hết cho 9
VD
5467 = (5+4+6+7)+(số 9)
 = 22 + ( số 9)
 => 5467 9 
Tổng quát: 
?1. Các số 621 9 , 6354 9
 Các số 1205 9 , 1327 9
3. Dấu hiệu chia hết cho 3
VD1:
3525 = (3+5+2+5)+( Số 9)
 = 15 + ( Số 9)
 = 15 + ( Số 3)
=> 3525 3
VD2: 
4372 =(4+3+7+2)+(Số 9)
 16 + ( Số 3)
Tổng quát: 
?2. Ta có thể điền * = 2, 5, 8
Được số: 1572, 1575, 1578 chia hết cho 3
4. Bài tập
Bài 101 Sgk/41
Các số chia hết cho 3 là:
1347; 6534; 93258
Các số chia hết cho 9 là:
6534; 93258
Bài 103 Sgk/41
a. (1251+5316) 3 và 9
b. (5436+1324) 3 và 9
c. (1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 +27)3 và9
4./ Củng cố:
Kết hợp trong bài
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về học kĩ các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 và tính chất chia hết của một tổng
- Chuẩn bị bài tập tiết sau luyện tập
 BTVN : 101, 102, 104, 105.
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn 16/9/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 8. Tiết 23
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- Rèn kĩ năng phân tích áp dụng linh hoạt, chính xác
- Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc
II. Phương tiện dạy học 
- GV: Bảng phụ
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, làm việc theo nhóm
- HS: bảng nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. 
Sửa bài tập 104 a,b
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề:Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Luyện tập
- Cho học sinh trả lời tại chỗ
- Gv treo bảng phụ cho học sinh trả lời tại chỗ, và vì sao?
- Gọi 4 học sinh lên bảng thực hiện giáo viên nhận xét bổ sung 
- Tổ chức HS cả lớp nhận xét
- GV treo bảng phụ cho học sinh trả lời tại chỗ
- Cho học sinh thảo nhóm, giáo viên hoàn chỉnh
- Các em có nhận xét gì về số dư r và d?
- Lần lượt từng HS đứng tại chổ TL
- Học sinh thực hiện tại chỗ
- 4 học sinh lên thực hiện
- Nhận xét
- Học sinh trả lời tại chỗ
- Học sinh thảo luộn nhóm, trình bày.
- Hai số dư bằng nhau 
Bài 106 sgk/42
a.	Số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 3 là: 100023 
b.	Số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 9 là: 10008 9
Bài 107 Sgk/42
 a. Đ b. S c. Đ d. Đ 
Bài 108/42
a.	1546 : 9 dư 7; 1546 : 3 dư 1
b.	1527 : 9 dư 6; 1527 : 3 dư 0
c.	2468 : 9 dư 2; 2468 : 3 dư 2
d.	1011 : 9 dư 2; 1011 : 3 dư 1
Bài 109sgk/42. Tìm số dư m trong các phép chia sau cho 9:
a	16	213	827	468
m	7	6	8	0
Bài 110 Sgk/42
a	78	64	72
b	47	59	21
c	3666	3776	1512
m	6	1	0
n	2	5	2
r	3	5	0
d	3	5	0
Số dư khi chia tích của hai số cho 9 bằng số dư khi chia tích hai số dư cho 9 ( r = d)
 Hoạt động 2: KIỂM TRA 10’
Không thực hiện phép tính hãy tìm số dư trong các phép chia sau? ( 4đ)
 a. 2034 : 9 ; b. 3247 : 3 ; c. 1238 : 5 ; d. 2357 : 2
2. Dùng ba trong năm chữ số 4, 5, 8, 0, 1 để viết thành số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3.(6đ)
4./ Củng cố:
Kết hợp trong luyện tập
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
Về xem kĩ lý thuyết và các dạng bài tập đã làm
Chuẩn bị trước bài 13 tiết sau học
? Khi nào thì b gọi là ước của a?
? Khi nào thì a gọi là bội của a
? Làm thế nào để tìm ước và bội của một số ?
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn 16/9/2010
Ngày dạy :
Lớp: 6A1,2
Tuần 8. Tiết 24
§13. ƯỚC VÀ BỘI
I. Mục tiêu bài học 
- Học sinh nắm được định nghĩa về ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số
- Học sinh có kĩ năng kiểm tra một số có phải là ước hoặc là bội của của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản, biết tìm bội và ước trong các bài toán thực tế đơn giản.
- Xây dựng ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
 II. Phương tiện dạy học 
- GV: Bảng phụ.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, làm việc theo nhóm
- HS: Bảng nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số HS của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trong các số 123, 425, 267 số nào chia hết cho 3 ? (- Các số: 123. 267 chia hết cho 3)
3. Tiến hành bài mới:
Đặt vấn đề: => Khi đó 123 và 267 gọi là các bội của 3 hay còn nói 3 là ước của 123 và 267. Vậy khi nào a gọi là bội của b? hoặc khi nào thì b gọi là ước của a ?.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1 Ước và bội
GV giới thiệu KN
?.1 Cho học sinh trả lời tại chỗ 
Hoạt động 2:Cách tìm ước và bội
- Giới thiệu kí hiệu
- Vd: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7? 
- Làm cách nào để tìm bội của 7 nhanh nhất?
- Vậy để tìm các bội của một số ta làm như thế nào?
?2. Cho học sinh thảo luận nhóm (3’)
? 8 chia hết cho các số nào ?
? Ư(12) = ?
? Vậy để tìm ước số a ta làm như thế nào ?
- Chốt lại vấn đề.
? 4. Cho học sinh trả lời tại chỗ
Hoạt động 3: Củng cố
? Cách tìm Ư, B của một số.
- Bài 111 Cho học sinh thực hiện theo nhóm
- Bài 112 gọi 2 HS lên bảng trình bày
18 là bội của 3 và không là bội của 4.
4 là ước của 12 và không là ước của 15
- Tiếp thu, ghi vở
- TL: Là: 0, 7, 14, 21, 28.
-.Lấy 7 nhân lần lượt với 0, 1, 2, 3, 4 ta được các bội của 7 nhỏ hơn 30
- TL: Lần lượt nhân số đó với 0, 1, 2, 3, 4, 5, 
- Thảo luận nhóm -> TL kết quả.
- TL.
- Lấy a chia lần lượt các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, xem a chia hết cho số nào thì các số đó là ước của a.
- Đứng tại chổ TL kết quả.
- Hs đứng tại chỗ trả lời 
- HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày
- 2 HS lên bảng
1. Ước và bội
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a
2. Cách tìm ước và bội
- Tập hợp các ước của a là Ư(a), tập hợp các bội của a là B(a)
- VD1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7
B(7) , 30 là : 0, 7, 14, 21, 28.
* Ta có thể tìm các bội của một số bằng các nhân lần lượt số đó với 0, 1, 2, 3, 
VD2: Tìm tập hợp Ư(8)
Ta có: Ư(12) ={1, 2, 3, 4, 6, 12 }
* Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chi hết cho số nào thì, khi đó các số ấy là ước của a. 
?.4
+ Các ước của 1 là 1.
+ Bội của 1 là 0, 1, 2, 3, 
3. Bài tập
Bài 111 Sgk/44
a. Các bội của 4 là 8 và 20
b. B(4) = {4a | aN, a< 8 }
c. B(4) = {4a | aN }
Bài 112
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(9) = {1; 3; 9}
Ư(13) = {1; 13}
Ư(1) = {1}
4./ Củng cố:
Kết hợp trong bài
5./ Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về xem kĩ cách tìm ước và bội của một số, xem lại các dấu hiệu chia hết 
- Chuẩn bị trước bài 14 tiết sau học
 BTVN: Bài 113, 114 Sgk/44.45. 
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5-8.doc