Giáo án Lớp 6 - Môn Toán học - Năm học 2009

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán học - Năm học 2009

1. Kiến thức

- Học sinh nhớ được định nghĩa ước và bội của 1 số, ký hiệu tập hợp các ước, các bội của 1 số.

2. Kỹ năng :

- HS làm được bài tập nhận biết 1 số có hay không là ước hoặc là bội của 1 số cho trước, tìm được ước và bội của 1 số cho trước trong các bài tập đơn giản.

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác nhóm

docx 8 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán học - Năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 11. 10. 2009
Giảng: 6A: 13. 10. 2009
	 6B: 14. 10. 2009
Tiết 24 : Ước và bội
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhớ được định nghĩa ước và bội của 1 số, ký hiệu tập hợp các ước, các bội của 1 số.
2. Kỹ năng :
- HS làm được bài tập nhận biết 1 số có hay không là ước hoặc là bội của 1 số cho trước, tìm được ước và bội của 1 số cho trước trong các bài tập đơn giản.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác nhóm.
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập.
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (5’)
	- Mục tiêu: Học sinh làm được bài tập áp dụng các dấu hiệu chia hết.
	+) Yêu cầu HS làm bài tập:
	a) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số chi a hết cho 3.
	b) Lấy 2 ví dụ về số tự nhiên có 3 chữ số chia hết cho cả 5 và 9.
	+) Đáp án: 	a) 1002.
	b) 450 ; 225.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu về ước và bội (12’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được thế nào là bội và ước của một số tự nhiên.
	- Cách tiến hành:
*) GV: Nhắc lại kiến thức khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (bạ0).
- G/V giới thiệu ước và bội
a∶b ú a là bội của b ; b là ước của a
- H/s ghi vào vở
Củng cố làm ?1 SGK
- 2 h/s trả lời miệng, giải thích.
 GV nhận xét, chốt lại. 
ĐVĐ : Muốn tìm bội của 1 số hay ước của 1 số em làm thế nào ?
1. Ước và bội
- Số tự nhiên a chia hết cho số TN b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = bk
a∶b ú a là bội của b ; b là ước của a
?1 : 18 là bội của 3, không là bội của 4 vì 18∶3 ; 18 không chia hết cho 4 ; 4 là ước của 12 không là ước của 15.
15 không chia hết cho 4 ; 12∶4 .
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách tìm ước và bội. (15’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được cách tìm ước và bội của một số cho trước.
	HS làm được bài tập áp dụng.
	- Cách tiến hành: 
 G/v giới thiệu ký hiệu ước, bội của số a
- Y/cầu h/s nghiên cứu sách VD1 (2')
? Để tìm bội của 7 em làm thế nào ?
? Để tìm bội nhỏ hơn 30 tìm các bội khác như thế nào ?
- G/v để tìm bội của 1 số (khác 0) ta làm thế nào ?
- Y/cầu học sinh thảo luận theo bàn
- Rút ra kiến thức 
 Nhân số đó lần lượt với 0 ; 1 ;2 ;3 
- Yêu cầu 2 h/s đọc SGK (to)
- Củng cố cho h/s làm ?2
- H/s Hoạt động cá nhân làm ?2
- G/v nhận xét - khắc sâu kiến thức
*) Số a có bao nhiêu bội ? bội nhỏ nhất, bội lớn nhất là số nào ?
2. Cách tìm ước và bội
HS lắng nghe, ghi bài:
Ký hiệu :
Tập hợp các ước của a Ư(a)
Tập hợp các bội của a B(a)
VD: B7 = { 0: 7; 14 ; 21; 28}
- H/s trả lời miệng
Để tìm bội của a (a ạ 0) ta nhân số đó lần lượt với 0 ; 1 ; 2 ; 3 
? 2: Tập hợp các số tự nhiên x mà 
x ẻ B(8) và x < 40
x ẻ { 0 ; 8 ; 16 ; 24 ; 32 }
- Vô số số là bội của a, bội n2 là 0 không có bội lớn nhất
- Yêu cầu h/s làm bài 111
- GV treo bảng phụ ND bài 111
- H/s hoạt động cá nhân làm bài
- G/v cho H/s nghiên cứu VD 2 (2')
- Để tìm các ước của 8 em làm thế nào ?
- Để tìm các ước của 1 số tự nhiên a ta làm thế nào ?
- H/s lần lượt trả lời
- 2,3 h/s đọc phần in đậm SGK
- Cho H/s HĐ cá nhân làm ?3
Viết tập hợp các Ư(12)
- Tiếp tục HĐ cá nhân làm ?4
* Ước nhỏ nhất của 12 ? của a
 Ước lớn nhất của 12? Của a ?
 a) 1; 1 ; b) 12 ; a
- G/v khắc sâu KT cách tìm ước, bội của 1 số .
- Bài 111:
a. 8 ; 20
b. {0 ; 4 ; 8 ; 12; 16; 20 ; 24; 28)
c. 4 k (k ẻ N)
Ví dụ 2:
Ư(8) = { 1 ; 2; 4 ; 8}
- Muốn tìm ước của 1 số tự nhiên ta chia a cho các số tự nhiên
từ 1 àa xem nó chia hết cho những số nào.
?3 : Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
?4 : Ư(1) = {1}
B(1) = { 0 ; 1 ;2 ; 3 ; }
- H/s trả lời miệng
Hoạt động 3. Củng cố (10’)
	- Mục tiêu: HS làm được các bài tập về bội và ước của một số tự nhiên.
	- Cách tiến hành:
*) Số 0 là ước của số nào ?
 là bội của số nào ?
* Bài tập 112 (SGK)
- Gọi 2 h/s lên bảng
1 em làm 2 câu đầu
1 em làm 3 câu còn lại
*) Yêu cầu HS lên bảng làm bài 113.
 GV nhận xét, chốt lại. 
HS trả lời: 
 Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0, không là ước của số nào.
Bài tập 12 (SGK-14)
Ư(4) = {1 ; 2 ; 4}
Ư(6) = { 1 ; 2 ; 3 ; 6}
Ư(9) = { 1 ; 3 ; 9}
Ư(13) = {1 ; 13}
Ư(1) = { 1 }
HS lên bảng trình bày:
Bài 113 (SGK-44)
a. 24 ; 36 ; 48
b. 15 ; 30
c. 10 ; 20
d. 1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 16
e. tổng kết, hd về nhà (3’)
	Giáo viên chốt lại các kiến thức.
	Giao BTVN: 114.
	Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Soạn: 12. 10. 2009
Giảng: 6A: 14. 10. 2009
	 6B: 19. 10. 2009
Tiết 25 : Số nguyên tố - Hợp số - bảng số nguyên tố
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nhớ được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- Nhận biết 1 số là số nguyên tố hay hợp số trong các t/h đơn giản.
- Thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên ; hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết số nguyên tố, hợp số
- H/s biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết để nhận biết 1 hợp số
- Giải được các bài toán áp dụng.
3. Thái độ : ý thức xây dựng bài học sôi nổi, mạnh dạn
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ số tự nhiên từ 2 – 100.
2. Học sinh: Bảng phụ số tự nhiên từ 2 – 100
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập. 
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (6’)
- Mục tiêu: HS nhớ được cách tìm bội và ước của một số tự nhiên và làm được bài tập áp dụng.
- Cách tiến hành: 
+) HS: Trình bày cách tìm các bội của 1 số ? cách tìm ước của 1 số ?
Viết tập hợp bội của 7 ; viết tập hợp các ước của 24 ?
+) Đáp án : Cách tìm bội và ước của một số : (SGK tr.)
	B(7) = {0 ; 7 ; 14 ; 21 ;  }
	Ư(24) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 12 ; 24}
	Hoạt động 1. Tìm hiểu về số nguyên tố, hợp số (12’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được định nghĩa số nguyên tố, hợp số, nhớ được các số nguyên tố nhỏ hơn 10.
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*) GV treo bảng phụ cho HS quan sát:
Số a
2
3
4
5
6
Các ước của a
1 ; 2
1 ; 3
1; 2; 4
1; 5
1; 2; 3; 6
- Tìm các ước của a ?
a. ? Mỗi số 2 ; 3 ;5 có bao nhiêu ước ?
b. ? Mỗi số 4 ; 6 có bao nhiêu ước ?
HS1: a. Có 2 ước là 1 và chính nó
HS2: b. Có nhiều hơn 2 ước
G/v giới thiệu số 2 ; 3 ;5 được gọi là số nguyên tố ; số 4 ; 6 được gọi là hợp số
Vậy thế nào là số nguyên tố ? hợp số ?
- 2, 3 h/s phát biểu
- G/v chốt lại kiến thức ;
Yêu cầu 2 h/s đọc ĐN (SGK)
1. Số nguyên tố - hợp số
 +) H/s đứng tại chỗ trả lời:
- Số 2 ; 3 ; 5 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó .
à 2 ; 3 ;5 gọi là số nguyên tố
Số 4 ; 6 có nhiều hơn 2 ước
à 4 ; 6 gọi là hợp số
- Định nghĩa (SGK)
- Cho h/s làm ? 1
- H/s trả lời miệng ?1
? 1 : 7 là số ngtố vì 7 > 1 và 7 chỉ có 2 ước là 1 và 7
8 là hợp số vì 8 > 1 và nhiều hơn 2 ước : 1 ; 2; 4; 8
- G/v: Số 0 và số 1 có là số ngtố không?
Có là hợp số không ?
- G/v giới thiệu số 0 và số 1 là 2 số đặc biệt.
- Em hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10 ?
- G/v chốt lại nội dung chú ý (SGK)
- Bài tập củng cố :
? Các số sau là số nguyên tố hay hợp số 312 ; 213 ; 435 ; 417 ; 3311 ; 67
Giải thích ?
9 là hợp số vì 9 > 1 có nhiều hơn 2 ước là : 1 ; 3; 9
- Số 0 và số 1 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số vì không thoả mãn đn ( 0< 1 ; 1 = 1)
- 2 ; 3 ; 5 ; 7
Bài tập 115
Số nguyên tố 67
Hợp số : 312 ; 213 ; 435 ; 417 ; 3311
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 (14’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được cách lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100. Nhớ được các số nguyên tố trong phạm vi 100.
	- Đồ dùng: Bảng phụ (các số tự nhiên từ 2 đến 100).
	- Cách tiến hành:
- G/v treo bảng các số tự nhiên từ 2-100
? Tại sao trong bảng không có số 0?số 1
- ta sẽ loại đi các số là hợp số
? Em hãy cho biết trong dòng đầu có các số nguyên tố nào 
- G/v hướng dẫn h/s làm
- 1 h/a loại các hợp số trên bảng lớn
- Các h/s khác loại hợp số trên bảng cá nhân.
- G/V hướng dẫn loại các số là bội của 2 lớn hơn 2.
- Giữ lại số 3 loại các số là bội của 3
 " 5 " 5
 " 7 " 7
Các số còn lại không chia hết cho mọi số nguyên tố < 10.
=> Đó là số ngtố nhỏ hơn 100
- G/v kiểm tra kết qủa của 1 số h/s
- G/v Có số ngtố nào là số chẵn
? Trong bảng có số ngtố nào lớn hơn 5 có tận cùng bởi các chữ số nào ?
- G/v tìm 2 số ngtố hơn kém nhau 2 đơn vị ; 1 đơn vị ?
- G/v giới thiệu bảng số ngtố < 1000
2. Lập bảng số gnuyên tố không vượt quá 100.
H/s : 2; 3; 5 ; 7
- H/s số 2 đó là số chẵn duy nhất
- H/s 1 ; 3 ; 7 ; 9
* 3 và 5 ; 5 và 7 ; 11 và 13 ; 
* 2 và 3
Hoạt động 3. Củng cố (10’)
	- Mục tiêu: HS làm được các bài tập áp dụng kiến thức trong bài học.
	- Cách tiến hành:
- G/v yêu cầu 1 h/s lên bảng làm bài 116 ; h/s dưới lớp làm ra vở - nhận xét
- Bài 118 (47)
- G/v hướng dẫn H/s giải mẫu phần a
Bài 116 (47)
P là tập hợp số nguyên tố
83 [ẻ] P 15 [ẻ] N
91 [ẽ] P P [è] N
Nhận xét 3.4.5 và 6.7 cùng chia hết cho số nào ? Vì sao : ( chia hết cho 3)
Từ đó KL : 3.4.5 + 6.7 là ước số hay hợp số ? 
- G/v chốt lại :
Để khẳng định 1 số hay 1 biểu thức là hợp số chỉ cần chỉ ra 1 ước khác 1 và chính nó .
- Yêu cầu h/s làm phần b, c
HS1 : b. 7.9.11.13 - 2.3.4.7
HS2: c. 3.5.7 + 11.13.17
Bài tập 118 (47)
a. 3.4.5 + 6.7
Có 3.4.5 chia hết cho 3
 6.7 chia hết cho 3
=> 3.4.5 + 6.7 chia hết cho 3
và 3.4.5 + 6.7 > 3
nên nó là hợp số
b. 7.9.11.13 - 2.3.4.7 = A
Có 7.9.11.13 chia hết cho 3
 2.3.4.7 chia hết cho 3
=> A chia hết cho 3
Vậy A là hợp số
c. 3.5.7 + 11.13.17
e. tổng kết, hd về nhà (3’)
	Giáo viên chốt lại các kiến thức.
HDVN :
- Số ngtố là gì ?
- Hợp số là gì ?
	BTVN: 117; 118 (d) 119 ; 120 ; 121 (SGK)
Soạn: 13. 10. 2009
Giảng: 6A: 15. 10. 2009
	 6B: 20. 10. 2009
Tiết 26 : Luyện tập
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- H/s được củng cố, khắc sâu về số nguyên tố, hợp số.
- H/s nhận biết được 1 số là số nguyên tố hay hợp số dựa vào kiến thức về phép chia hết đã học.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng hợp lý các kiến thức về số ngtố, về hợp số để giải các bài toán.
3. Thái độ : Cẩn thận, làm việc khoa học (có ý thức tr. bày sạch đẹp vở ghi)
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng số nguyên tố không vượt quá 100. 
 2. Học sinh: Bảng số nguyên tố.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (Kiểm tra 15 phút) (15’)
- Mục tiêu : HS nhớ định nghĩa số nguyên tố, hợp số ; thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên.
- Cách tiến hành:
Đề bài
+) HS phát biểu định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Viết 10 số nguyên tố đầu tiên.
Đáp án
+) Phát biểu đúng định nghĩa (5đ)
+) 10 số nguyên tố đầu tiên là : (5đ)
2 ; 3 ; 5 ; 7 ; 11 ; 13 ; 17 ; 19 ; 23 ; 29.
*) Hoạt động 1. Luyện tập (27’)
- Mục tiêu : HS làm được các bài tập áp dụng các kiến thức về số nguyên tố, hợp số.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- G/v treo bảng phụ nội dung bài tập 149 (SBT)
 Để khẳng định mỗi biểu thức đã cho là số ngtố hay hợp số ta làm thế nào?
- Ta xét xem ngoài ước là 1 và chính nó BT đó có còn có ước nào nữa không ?
- 2 h/s lên bảng làm
HS1 : Phần a ; b
HS2 : Phần c ; d
- Cả lớp làm ra nháp
- G/v gọi h/s khác nhận xét bài làm của bạn, sửa sai
- G/v chốt lại kiến thức cơ bản và khắc sâu. Dựa vào dấu hiệu nhận biết 1 số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9  tính chất chia hết của tổng để nhận biết 1 số là số ngtố hay hợp số.
Bài tập 149 (SBT)
a. 5.6.7 + 8.9 = 2(5. 3.7 + 4.9)∶ 2
Vậy tổng trên là hợp số vì ngoài 1 cà chính nó còn có ước là 2
b. Lập luận tương tự a thì b có ước là 7 nên là hợp số
c. (5.7.11 + 13.17.19) ∶ 2
Hai số hạng lẻ nên tổng chẵn => là hợp số.
d. (4235 + 1422) ∶ 5
Tổng có tận cùng là 5
Bài 122 (147)
G/v : Phát phiếu học tập bài 122 (SGK)
Câu
Đ
S
a. Có 2 số TN liên tiếp đều là số ngtố
X
Đ ví dụ 2 ;3
b. Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số ngtố
X
đ. 3; 5; 7
c. Mọi số ngtố đều là số lẻ
X
S : VD 2
d. Mọi số ngtố đều có chữ số tận cùng là 1 trong các chữ số 1 ; 3 ; 7 ; 9
X
S : VD 5
H/s HĐ nhóm
- Điền dấu x vào ô thích hợp
- G/v treo bảng kết quả các nhóm nhận xét
- H/s nhận xét kq nhóm bạn, sửa sai
- G/v yêu cầu h/s sửa câu sai thành câu đúng mỗi câu cho 1 VD minh hoạ
Sửa lại cho đúng
c. Mọi số ngtố lớn hơn 2 đều là số lẻ
VD : 3 ; 5 ; 
d. Mọi số ngtố lớn hơn 5 đều có tận cùng là 1 ; 3 ; 7 ;9
Muốn tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố em làm thế nào ?
- H/s trả lời miệng theo HD của g/viên
- Yêu cầu h/s làm phần b tương tự a
- G.v treo bảng phụ BT 123
- Yêu cầu 1 h/s lên bảng điền
Bài 121 (SGK- 47)
a. 3k với k = 0
=> 3.k = 0 không là số ngtố, không là hợp số
k = 1 => 3.k = 3 là số ngtố
k = 2 => 3.2 = 6 là hợp số
Với k > 2 thì 3.k là hợp số
Vậy k = 1 thì 3k là hợp số
a
29
67
49
127
173
253
p
2; 3; 5
2; 3 ;
5; 7
2; 3; 5; 7
2;3;5;
7;11
2; 3; 5;
7; 11;13
2; 3; 5; 7;
11;13
- G/v giới thiệu cách kiểm tra 1 số là ngtố (SGK) 
e. tổng kết, hd về nhà (3’)
	Giáo viên chốt lại các kiến thức.
- HDVN : Ôn kiến thức cơ bản
- Bài 124 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docx24,25,26..docx