Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức thực hành về phân tích một khẩu phần cho trước và tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống.
2. Kĩ năng:
Hs rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra, vận dụng kiến thức các bài thực hành đã học ở học kì II vào bài kiểm tra.
3. Thái độ:
Tuần 29 Ngày soạn: 15/03/2011 Tiết 55 Ngày dạy: 21/03/2011 KIỂM TRA 1 TIẾT (Nội dung kiểm tra thực hành) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức thực hành về phân tích một khẩu phần cho trước và tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống. 2. Kĩ năng: Hs rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra, vận dụng kiến thức các bài thực hành đã học ở học kì II vào bài kiểm tra. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra. II. Chuẩn bị: 1.GV: Đề + Đáp án. 2.HS: Ôn lại 2 bài thực hành đã học. 3. PP: Kiểm tra viết. III. Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: GV hướng dẫn và phát bài kiểm tra, yêu cầu hs thực hiện. 3. Thu bài và dặn dò: GV thu bài và dặn dò hs về nhà xem trước bài mới. ************************************************** ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (nội dung thực hành) Câu 1. Khẩu phần ăn là gì? Hãy nêu nguyên tắc và các bước lập khẩu phần? Câu 2. Dựa vào những kiến thức đã học hãy hoàn thành bảng sau: Điều kiện thí nghiệm TN Cường độ và vị trí kích thích Kết quả quan sát Ếch đã hủy não để nguyên tủy 1 Kích thích nhẹ chi sau bên phải bằng HCl 0,3% 2 Kích thích chi sau bên phải mạnh hơn bằng HCl 1% 3 Kích thích chi sau bên phải rất mạnh bằng HCl 3% Cắt ngang tủy ở đôi dây thần kinh da giữa lưng 1&2 4 Kích thích chi sau rất mạnh bằng HCl 3% 5 Kích thích chi trước rất mạnh bằng HCl 3% Hủy tủy ở trên vết cắt ngang 6 Kích thích chi trước rất mạnh bằng HCl 3% 7 Kích thích chi sau rất mạnh bằng HCl 3% HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN (nội dung thực hành) Câu 1. Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày. (0,5đ) *Nguyên tắc lập khẩu phần ăn: Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đúng mỗi nguyên tắc 0,5đ *Các bước lập khẩu phần: Bước 1. Kẻ bảng tính toán: Phân tích thành phần thức ăn. Tên thực phẩm Khối lượng Thành phần dinh dưỡng Năng lượng Muối khoáng Vitamin A A1 A2 Prôtêin Lipit Gluxit Canxi Sắt A B1 B2 PP C Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được: A2 = A - A1 A1 = A x tỉ lệ phần trăm thải bỏ. Bước 3: Tính giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. Bước 4: Đánh giá chất lượng của phẩu phần (mức đáp ứng so với nhu cầu khuyến nghị) gốm các nội dung: - Cộng số liệu thống kê. - Đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu, điều chỉnh loại thức ăn và khối lượng từng loại cho phù hợp. Bước 1 đúng 1,5đ Bước 2 đúng 1đ Bước 3 đúng 0,5đ Bước 4 đúng 1,5đ Câu 2. Hoàn thành bảng sau: Điều kiện thí nghiệm TN Cường độ và vị trí kích thích Kết quả quan sát Ếch đã hủy não để nguyên tủy 1 Kích thích nhẹ chi sau bên phải bằng HCl 0,3% Ếch co chi khi bị kích thích 2 Kích thích chi sau bên phải mạnh hơn bằng HCl 1% Ếch co cả chi bên đối diện 3 Kích thích chi sau bên phải rất mạnh bằng HCl 3% Ếch giãy giụa, co toàn thân hoặc co cả 4 chi Cắt ngang tủy ở đôi dây thần kinh da giữa lưng 1&2 4 Kích thích chi sau rất mạnh bằng HCl 3% Các chi sau co, chi trước không co 5 Kích thích chi trước rất mạnh bằng HCl 3% Các chi trước co, chi sau không co Hủy tủy ở trên vết cắt ngang 6 Kích thích chi trước rất mạnh bằng HCl 3% Chi trước không co 7 Kích thích chi sau rất mạnh bằng HCl 3% Chi sau co Đúng mổi ý 0,5 đ ******************************************************************* Tuần 29 Ngày soạn: 15/03/2011 Tiết 56 Ngày dạy: 21/03/2011 Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng. - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập xây dựng các thói quen, nếp sống văn hóa. II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Tranh về cung phản xạ, các vùng của vỏ não. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. 3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ :4’ Trả bài kiểm tra. 3. Bài mới : *Mở bài. *Các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều. ( 14’) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Thông tin trên cho em biết điều gì ? - Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới và ức chế phản xạ cũ. GV nhận xét, lấy thêm VD. GV nhấn mạnh: Khi PXCĐK không được củng cố thì ức chế sẽ xuất hiện. Hỏi: Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người giống và khác động vật những điểm nào ? Nhận xét, chốt lại: - Sự thành lập và ức chế PXCĐK là hai quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau giúp cơ thể thích ứng được với điều kiện sống luôn thay đổi. - Là cơ sở để hình thành thói quen, nếp sống văn hóa. Cá nhân HS tự thu nhận thông tin trả lời câu hỏi. - PXCĐK được hình thành ở trẻ từ rất sớm. - HS lấy ví dụ. Chú ý. HS Chú ý. HS: giống nhau về quá trình thành lập và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng, khác nhau về số lượng PX và mức độ phức tạp của PX. Chú ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết. ( 15’) GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trao đổi nhóm trả lời: - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống ? GV yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế. GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức: (giải thích từng ý) - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các PXC ĐK cấp cao. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. HHS thu nhận thông tin trao đổi trả lời. - Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật – đọc nghe, tưởng tượng ra được. - Là KQ của quá trình học tập hình thành các PXCĐK. Là phương tiện giao tiếp truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau. HS lấy thêm VD. Chú ý. Hoạt động 3: Tìm hiểu tư duy trừu tượng.( 7’ ) GV phân tích các ví dụ con gà, con trâu, con cá có đặc điểm chung xây dựng thành khái niệm “Động vật”. GV tổng kết lại kiến thức: - Từ những thuộc tính chung của sự vật con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ. - Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở tư duy trừu tượng. HS ghi nhớ kiến thức. Chú ý. 4. Củng cố: (4’) Cho HS trả lời câu hỏi : - Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? - Hãy trình bày về khả năng tư duy trừu tượng của con người? Cho HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: ( 1’) - Về nhà học bài, trả lời theo 2 câu hỏi sgk tr171 và tìm hiểu về các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh. - Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến chất gây nghiện. ****************************************************************** Tuần 30 Ngày soạn: 22/03/2011 Tiết 57 Ngày dạy: 28/03/2011 Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nêu được tác nhân ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh: chế đôï làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí, ngủ không đủ, sử dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh. - HS biết được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, hạn chế tiếng ồn, đảm bảo giấc ngủ hợp lí, giữ cho tâm hổn thư thái và không lạm dụng các chất kích thích, ức chế đối với hệ thần kinh. - HS nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, có thái độ cương quyết tránh xa ma túy. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên:Tranh tác hại của chất gây nghiện. Bảng phụ ghi nội dung bảng 54. 2. Học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến chất gây nghiện, xem trước bài mới. 3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ - Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? - Hãy trình bày về khả năng tư duy trừu tượng của con người? 3. Bài mới : *Mở bài. *Các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Những tác nhân ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh (10’) GV cho hs nghiên cứu sgk, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi sau: - Hãy nêu những tác nhân ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh? Nhận xét, bổ sung giải thích thêm và chốt lại: Những tác nhân ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh: chế đôï làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí, ngủ không đủ, sử dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh. HS trao đổi nhóm hoàn thành. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Chú ý. Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh ( 11’) GV cho hs nghiên cứu sgk, liên hệ thực tế và từ những tác nhân trên, yêu cầu HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi sau: - Hãy nêu những biện pháp bảo vệ hệ thần kinh? Nhận xét, bổ sung giải thích thêm và chốt lại: Các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, hạn chế tiếng ồn, đảm bảo giấc ngủ hợp lí, giữ cho tâm hồn ... chức năng của tuyến tụy. ( 21’) GV yêu cầu HS nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết ? GV yêu cầu HS QS H57.1 đọc thông tin phân biệt chức năng nội tiết, ngoại tiết của tuyến tụy. GV nhận xét, chốt lại: – Tuyến tụy vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết. – Chức năng nội tiết do các TB đảo tụy thực hiện. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin vai trò của hoocmôn tuyến tụy trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyến ở mức ổn định. GV nhận xét, liên hệ tình trạng bệnh lý. - Bệnh tiểu đường. - Chứng hạ đường huyết. Chốt lại: - TB a tiết glucagôn. - TB b tiết insulin. - Vai trò của các hooc môn nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn trên mà tỉ lệ đường huyết luôn luôn ổn định đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường. HS nêu có thể được 2 chức năng: tiết dịch tiêu hóa và dịch hooc môn tự thu nhập kiến thức. HS QS kĩ hình kết hợp thông tin thảo luận trả lời. - Chức năng ngoại tiết do các tế bào tiết dịch tụy ống dẫn. - Chức năng nội tiết do các tế bào ở đảo tụy tiết ra các hooc môn. Chú ý. HS đại diện nhóm trình bày kết quả lớp nhận xét bổ sung. HS dựa vào thông tin SGK trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. - Khi đường huyết tăng TB b tiết in sulin chuyển glucozơ glucozen. - Khi đường huyết giảm; TB a glucazen: chuyển glucôgen thành glucozơ. Chú ý. Chú ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ bộ cấu tạo tuyến trên thận. ( 15’) GV yêu cầu HS QS H57.2 để trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát cấu tạo của tuyến trên thận ? GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức: – Vị trí gồm một đôi nằm trên 2 quả thận. – Cấu tạo. + Phần vỏ có 3 lớp. + Phần tủy. + Chức năng SGK. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin nêu chức năng của các hoocmôn tuyến trên thận. HS QS kĩ hình ghi nhớ kiến thức. HS mô tả vị trí, cấu tạo của tuyến trên tranh lớp theo dõi bổ sung. Chú ý. HS trình bày lại vai trò của các hoocmôn như phần thông tin. 4. Củng cố: (4’) GV yêu cầu HS trao đổi câu hỏi: - Trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy? - Trình bày quá trình điều hòa đường huyết trên sơ đồ. Cho hs đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: ( 1’) - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài mới, kẻ bảng 58.1,2 sgk. ******************************************************************* Tuần 32 Ngày soạn: 05/04/2011 Tiết 61 Ngày dạy: 11/04/2011 Bài 58: TUYẾN SINH DỤC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Trình bày vai trò của tinh hoàn và buồng trứng. - Kể tên các hoocmôn sinh dục nam và sinh dục nữ. - Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmôn sinh dục nam và nữ đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì. 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh bảo vệ cơ thể. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Tranh phóng to các hình 58.1.2.SGK. Phiếu học tập, bảng 58.1,58.2 2. Học sinh: Kẽ trước bảng 58-1,2 sgk và xem trước bài mới ở nhà. 3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ - Trình bày cấu tạo và vai trò của các hoocmôn tuyến tụy và tuyến trên thận? 3. Bài mới : *Mở bài. *Các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: T#m hiểu chức năng của hooc môn sinh dục nam. ( 18’) GV hướng dẫn HS QS H58.1,2 tìm hiểu vị trí TB và hoocmôn do các TB này tiết ra. Hoàn chỉnh thông tin. GV gọi đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét, chốt lại các ý kiến và hoàn thiện kiến thức: + 1LH, FSH + 2 TB kẽ + 3 testosteron GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin nêu chức năng của tinh hoàn? GV phát phiếu bài tập bảng 58.1 cho HS nam làm. GV nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam. GV nhấn mạnh xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức. (gd ý thức giữ vệ sinh). Chốt lại: – Tinh hoàn: + Sinh sản ra tinh trùng. + Tiết hoocmôn sinh dục nam testosteron. – Hoocmôn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam. – Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (bảng tr 183). HS làm việc độc lập QS kĩ hình vẽ tự thu nhập kiến thức thảo luận nhóm thống nhất các từ cần điền. HS đại diện nhóm trình bàynhóm khác nhận xét bổ sung. Chú ý. HS dựa vào thông tin vừa hoàn chỉnh tự rút ra kết luận. HS nam đọc kĩ bảng 58.1 đánh dấu vào ý lựa chọn. HS thu bài tập nộp cho GV. HS lắng nghe và ghi bài. Chú ý. Chú ý. Hoạt động 2: T#m hiểu chức năng của hooc môn sinh dục nữ.. ( 18’) GV yêu cầu HS QS H 58.2 để hoàn thành bài tập điền từ. GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức: - Tuyến yên. - Nang trứng. - Ơstrogen. - Progesteron. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin nêu chức năng của buồng trứng. GV Phát phiếu bài tập bảng 58.2 cho HS nữ các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bản thân. GV tổng kết lại ý kiến của HS, nhấn mạnh: Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu dậy thì chính thức. – Buồng trứng: + Sản sinh trứng. + Tiết hoocmôn sinh dục nữ ơstrogen. + Ơstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ. – Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ. (bảng 58.2 sgk tr 184). HS QS kĩ hình ghi nhớ kiến thứctrao đổi nhóm hoàn thành bài tập HS đại diện nhóm trình bàyHS nhóm khác nhận xét. Chú ý. HS trình bày lại vai trò của các hoocmôn như phần thông tin. HS nữ đọc kĩ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào các ô lựa chọn. HS thu bài nộp cho GV. HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức. 4. Củng cố: (4’) GV yêu cầu HS trao đổi câu hỏi: - Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. - Nêu nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ. Cho HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: ( 1’) - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc thêm mục “Em có biết”. - Ôn lại toàn bộ chương nội tiết, xem trước bài 59. ****************************************************************** Tuần 32 Ngày soạn: 05/04/2011 Tiết 62 Ngày dạy: 13/04/2011 Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết. - Phân tích VD cụ thể về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Tranh phóng to các hình 59.1, 2,3. 2. Học sinh: Học bài và ôn tập kiến thức đã học trong chương. 3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ? - Nêu chức năng của tuyến sinh dục ? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết ? 3. Bài mới : *Mở bài. *Các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết. ( 18’) GV yêu cầu HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tuyến yên ? GV tổng kết lại kiến thức, yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin QS H59.1 và 59.2 trình bày sự điều hòa hoạt động của: - Tuyến giáp. - Tuyến thận trên. GV gọi HS trình bày trên tranh. GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức: – Tuyến yên tiết hoocmôn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. – Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược. HS liệt kê được các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận. 1- 2 HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung. HS tự rút ra kết luận. HS nghiên cứu thông tin H59.1, 59.2 lưu ý: - Tăng cường và kìm hãm. HS thảo luận thống nhất ý kiến sự điều hòa hoạt động của từng tuyến nội tiết. HS đại diện nhóm trình bày KQcác nhóm khác nhận xét bổ sung. Chú ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. ( 17’) GV hỏi: - Lượng đường trong máu được ổn định là do đâu? GV nhận xét, nhấn mạnh: Khi lượng đường trong máu giảm nhiều tuyến nội tiết phối hợp hoạt động tăng đường huyết. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin QS H 59.3 trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm. GV chú ý: ngoài ra còn coAđrênalin, Noađrênalin ® tham gia vào việc điều hòa đường huyết trong máu. Nhận xét. Hỏi: Sự phối hợp hoạt động của tuyến nội tiết được diễn ra như thế nào? Nhận xét, chốt lại: Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đảm bảo các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường. HS trả lời câu hỏi: - Nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào α & β của đảo tụy. Chú ý. HS nghiên cứu thông tin, QS hình 59.3 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. HS đại diện trình bày trên tranhHS nhóm khác nhận xét bổ sung . Chú ý. HS tự rút ra kết luận từ các ý kiến trên. Chú ý. 4. Củng cố: (4’) GV yêu cầu HS trao đổi câu hỏi: - Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác? Cho HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: ( 1’) Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Xem trước bài 60, kẽ trước bảng 60. *****************************************************************
Tài liệu đính kèm: