Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 40 - Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 40 - Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Kiến thức

- Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.

- Nêu được sự đa dạng của lớp Lưỡng cư về số lượng, thành phần loài, môi trường sống.

- Nêu được đặc điểm cơ thể của một số loài Lưỡng cư sống các môi trường, các điều kiện sống khác nhau.

- Trình bày được đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.

- Nêu được vai trò của Lưỡng cư đối với đời sống và tự nhiên.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống; đặc điểm chung về cấu tạo, hoạt động sống và vai trò của Lưỡng cư với đời sống.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 40 - Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 2/1/2012
Tiết PPCT: 40 Ngày dạy: /1/2012
Bài 37 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP
LƯỠNG CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
- Nêu được sự đa dạng của lớp Lưỡng cư về số lượng, thành phần loài, môi trường sống.
- Nêu được đặc điểm cơ thể của một số loài Lưỡng cư sống các môi trường, các điều kiện sống khác nhau.
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.
- Nêu được vai trò của Lưỡng cư đối với đời sống và tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống; đặc điểm chung về cấu tạo, hoạt động sống và vai trò của Lưỡng cư với đời sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh có thái độ yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. PHÂN TÍCH THEO CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
* Sự đa dạng của lớp Lưỡng cư: số lượng loài lớn, đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
* Đặc điểm cơ thể của một số Lưỡng cư: Cá cóc Tam Đảo, ếch đồng, ếch giun
* Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam: 
- Bộ Có đuôi: có đuôi, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
- Bộ Không đuôi: không đuôi, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
- Bộ Không chân: thiếu chi.
* Đặc điểm chung lớp Lưỡng cư: 
- Cơ quan di chuyển: bằng 4 chi.
- Da trần và ẩm.
- Hô hấp bằng phổi và da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.
- Thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
- Môi trường: nước và cạn.
* Vai trò của lớp Lưỡng cư:
- Trong tự nhiên: tiêu diệt sâu bọ có hại giúp ích cho nông nghiệp.
- Trong đời sống con người: 
+ Có giá trị thực phẩm: thịt ếch, bột cóc.
+ Là động vật thí nghiệm.
+ Một số dùng làm thuốc.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- 
- Bảng phụ ghi nội dung kèm theo các mảnh giấy rời ghi câu trả lời lựa chọn.
Tªn bé lìng c
§Æc ®iÓm ph©n biÖt
H×nh d¹ng
§u«i
KÝch thíc chi sau
Cã ®u«i
Kh«ng ®u«i
Kh«ng ch©n
2. Học sinh:
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trực quan.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra.
3. Bài mới
a. Mở bài: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về đại diện của lớp lưỡng cư. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngoài đại diện là ếch ra thì lớp lưỡng cư còn có những loài nào và chúng có những đặc điểm chung gì?
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài 
I. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV treo tranh 37.1 SGK, bảng phụ và giới thiệu một số đại diện Lưỡng cư.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 37.1 SGK kết hợp tranh, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập bảng sau: 
Tªn bé lìng c
§Æc ®iÓm ph©n biÖt
H×nh d¹ng
§u«i
KÝch thíc chi sau
Cã ®u«i
Kh«ng ®u«i
Kh«ng ch©n
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt 3 bộ là gì?
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
- Thông qua bảng GV phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau thì ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của từng bộ.
- HS quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chia nhóm: 2 bàn làm thành 1 nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
Đại diện 1 đến 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu được: đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt 3 bộ là căn cứ vào đuôi và chân.
Nội dung:
Lưỡng cư số lượng loài lớn chia làm 3 bộ: 
- Lưỡng cư có đuôi: có đuôi, hai chi sau và chi trước dài tương đương nhau.
- Lưỡng cư không đuôi: không đuôi, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
- Lưỡng cư không chân: thiếu chi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống và tập tính của một số đại diện Lưỡng cư
II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1 SGK kết hợp tranh phóng to, đọc chú thích, thảo luận nhóm và lựa chọn câu trả lời điền vào bảng trang 121 SGK.
- GV hướng dẫn HS điền đại diện thứ nhất là Cá cóc Tam Đảo, các đại diện còn lại 4 nhóm sẽ hoàn thành, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, đưa đáp án đúng để HS sửa và rút ra nội dung.
- HS thảo luận nhóm, quan sát tranh, thu thập thông tin và hoàn thành bảng trang 121 SGK.
Đại diện 4 nhóm lên trình bày đáp án, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Nội dung:
- Có đời sống gắn bó nhiều hoặc ít với môi trường nước.
- Tập tính tự vệ: trốn chạy, ẩn nấp, dọa nạt, tiết nhựa độc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm chung của Lưỡng cư
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu các nhóm trao thảo luận và hoàn thành câu hỏi sau;
? Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, tuần hoàn, đặc điểm sinh sản, da, môi trường sống.
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
HS phải trả lời được: 
+ Cơ quan di chuyển: bằng 4 chi.
+ Da trần và ẩm.
+ Hô hấp bằng phổi và da.
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.
+ Thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
+ Là động vật biến nhiệt.
+ Môi trường: nước và cạn.
Đại diện 1 đến 2 nhóm trả lời.
Nội dung:
- Cơ quan di chuyển: bằng 4 chi.
- Da trần và ẩm.
- Hô hấp bằng phổi và da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.
- Thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
- Môi trường: nước và cạn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của Lưỡng cư
IV. VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
? Lưỡng cư có những lợi ích gì? Cho ví dụ minh họa?
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
? Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có ích ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
Giáo dục BVMT: 
? Lưỡng cư có vai trò rất quan trọng với đời sống của con người và tự nhiên vậy chúng ta cần làm gì?
Đáp án: có ý thức BV ĐV có ích.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
1 đến 2 HS trả lời.
HS phải trả lời được:
+ Cung cÊp thùc phÈm
+ Gióp viÖc tiªu diÖt s©u bä g©y thiÖt h¹i cho c©y.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu HS nêu được:
+ Cấm săn bắn.
+ Gây nuôi, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
1 đến 2 HS trả lời.
Nội dung:
- Trong tự nhiên: tiêu diệt sâu bọ có hại giúp ích cho nông nghiệp.
- Trong đời sống con người: 
+ Có giá trị thực phẩm: thịt ếch, bột cóc.
+ Là động vật thí nghiệm.
+ Một số dùng làm thuốc.
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
4. Củng cố
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
HS phải nêu được: Đa số chim kiếm mồi về ban ngày. Đa số lưỡng cư không đuôi đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- §äc môc “Em cã biÕt”.
- KÎ b¶ng trang 125 SGK vµo vë.
- Xem lại cấu tạo ngoài của ếch đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 37 đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.doc