Kiến thức: HS cần
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
- Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Nhận biết được những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng :
+ Làm việc độc lập, nhóm.
+ Quan sát vật mẫu, tranh vẽ.
+ Sử dụng các thao tác tư duy.
TUẦN 20: Tiết 37: Bài 30: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: HS cần Phát biểu được khái niệm thụ phấn. Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Nhận biết được những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng : + Làm việc độc lập, nhóm. + Quan sát vật mẫu, tranh vẽ. + Sử dụng các thao tác tư duy. 3/Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên. II/ CHUẨN BỊ: GV: - Sưu tầm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương. - Tranh hình 30.1 và 30.2 (hoa tự thụ phấn và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ). HS: -SGK - Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Kiểm tra sĩ số,vệ sinh lớp. 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:4´ CÂU HỎI: - Có mấy loại hoa ? là những loại hoa nào? Lấy ví dụ Học sinh : Lên bảng trả lời Giáo viên: Nhận xét.Chuẩn kiến thức * Do: Lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây. * Những kiểu khí hậu: + Dọc theo kinh tuyến 70ºT từ Bắc xuống Nam có khí hậu cận xích đạo-xích đạo-cận xích đạo- nhiệt đới- cận nhiệt đới- ôn đới. + Dọc theo chí tuyến Nam (23º27´N) từ Đông sang Tây trên đại lục Nam Mĩ có các kiểu khí hậu: Hải dương, lục địa, núi cao, địa trung hải. 3/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI:1´ -Các nước Trung và Nam Mĩ đều đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Song cho đến nay họ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh để có nền tự chủ thực sự cả về chính trị và kinh tế. Nền văn hóa Mĩ la-tinh độc đáo của Trung và Nam Mĩ là kết quả sự hình thành các dân tộc gắn với sự hình thành các chủng tộc người lai. Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ có đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay TIẾT 48: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1:10´ TÌM HIỂU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG VÀ NAM MĨ. GV: Qua nội dung mục 1 của bài SGK và sự hiểu biết của mình.Em hãy cho biết: lịch sử Trung và Nam Mĩ có thể chia ra mấy thời kì lớn?Cho biết các nét chính trong nội dung từng thời kì? HS:Tìm hiểu thông tin mục 1 SGK+ vận dụng hiểu biết. trả lời GV: Nhận xét.Chuẩn kiến thức. -Lịch sử Trung và Nam Mĩ chia 4 thời kì: + Trước năm 1492:Người Anh-điêng sinh sống. + Từ 1492-Thế kỉ XVI xuất hiện luồng nhập cư người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa người Phi sang + Từ thế kỉ XVI-TK XIX : thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ xâm chiếm. +Từ đầu thế kỉ XIX: bắt đầu đấu tranh giành độc lập. GV:-Ghi bảng -Mở rộng: + Hiện nay các nước Trung Và Nam Mĩ cùng sát cánh đấu tranh chống sự chèn ép bóc lột của các công ty tư bản nước ngoài đặc biệt là Hoa Kì. + 50% tổng số hàng hóa của khu vực là trao đổi với Hoa Kì, bị chi phối giá cả nên chịu thiệt hại. Các nước Trung và Nam Mĩ đấu tranh đòi buôn bán bình đẳng. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được lập như hệ thống kinh tế Mĩ La-tinh; Hiệp ước An-đét;Cộng đồng Ca-ri-bê; Thị trường chung Nam Mĩnhằm giúp nhau phát triển + Liên hệ ở Việt Nam: Mĩ áp đặt "chống bán phá giá cá tra,cá basa ". Áp đặt thuế đối với hàng giầy mũ da của Việt Nam. + Hiện nay Mĩ vẫn còn thực hiện bao vây cấm vận CuBa. Nói tới CuBa đó là một nước ở bên kia bán cầu, song rất gần gũi, thân thiết với Việt Nam. Nhân dân CuBa đã nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ. Nhân dân CuBa dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Phi Đen Cax-tơ-rô đã làm cuộc cách mạng thành công và trở thành "lá cờ đầu" trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh. GV: Chuyển ý HỌAT ĐỘNG II:15' TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ TRUNG VÀ NAM MĨ. GV:-Treo hình35.2"Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ." Yêu cầu học sinh quan sát Hỏi:Em hãy cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ? HS: Quan sát hình 35.2 trả lời GV: Nhận xét.Chuẩn kiến thức -Gồm luồng nhập cư của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, chủng tộc Nê grô it, Môn gôlôit cổ. GV: Sự hình thành dân cư gắn liền với sự hình thành chủng tộc người lai và nền văn hóa Mĩ La- tinh độc đáo tạo điều kiện cho các quốc gia trong khu vực xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc. Hỏi: Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? Có nền văn hóa nào? Nguồn gốc của nền văn hóa đó như thế nào? HS: Tìm hiểu thông tin mục 2 SGK. Trả lời. GV: Nhận xét.Chuẩn kiến thức. Ghi bảng GV: “Treo bản đồ Dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn” -Hướng dẫn HS quan sát bản đồ Hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ? HS: Quan sát bản đồ kết hợp thông tin SGK- trả lời. GV: -Nhận xét. Chuẩn kiến thức. Ghi bảng. Hỏi: Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? HS: Quan sát bản đồ trả lời. GV: Nhận xét. Chuẩn kiến thức + Giống: Cả 2 khu vực trên dân cư đều phân bố thưa trên hai hệ thống núi Cooc-đi-e và An-đét + Khác: - Bắc Mĩ dân cư tập trung đông ở đồng bằng trung tâm. Trung và Nam Mĩ dân cư thưa thớt ở đồng bằng A-ma-dôn. Hỏi: Tại sao dân cư thưa thớt trên một số vùng của Châu Mĩ? HS: Bằng kiến thức đã học kết hợp quan sát bản đồ trả lời. GV: Nhận xét. Chuẩn kiến thức. -Bắc Ca-na- đa: Khí hậu lạnh giá. -Hệ thống núi Cooc- đi- e và hệ thống An- đet: Khí hậu khô hạn, địa hình hiểm trở. -Đồng bằng A- ma- dôn mạng lưới sông ngòi rộng lớn dày đặc, rừng rậm bao phủ, chưa khai thác hợp lí. Hỏi: Em hãy cho biết sự phát triển dân số ở Trung và Nam Mĩ? HS: Tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trả lời. GV: Nhận xét. Chuẩn kiến thức. Ghi bảng. GV: Chuyển ý HOẠT ĐỘNG III:12' TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TRUNG VÀ NAM MĨ. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ. -Chia nhóm. - Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời theo nội dung: Câu 1: So sánh đô thị hóa ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ về: + Sự phân bố các đô thị trên 3 triệu dân. + Số đô thị trên 5 triệu dân. + Tốc độ đô thị hóa. + Quá trình đô thị hóa. Câu 2: Nêu tên một số đô thị lớn của Trung và Nam Mĩ? Câu 3: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ? HS: - Thảo luận Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét. Chuẩn kiến thức. Câu 1: So sánh theo bảng Đặc điểm Bắc Mĩ Trung và Nam Mĩ -Phân bố đô thị trên 3 triệu dân. -Số đô thị trên 5 triệu dân. -Tốc độ đô thị hóa. -Quá trình đô thị hóa. -Có cả ở trong nội địa. -Ít hơn -Chậm hơn. -Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. -Có ở ven biển. - Nhiều hơn. -Nhanh hơn (nhất thếgiới). -Diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. Câu 2:Xác định trên lược đồ :Đô thị lớn của Trung và Nam Mĩ: -Xao pao lô;Ri ô đê Gia – nê – rô;Bu-ê-nốt Ai ret. Câu 3:Những vấn đề xã hội nảy sinh khi đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ: -Ùn tắc giao thông; ô nhiễm môi trường; thiếu lương thực thực phẩm; 35-45% dân thành thị sống trong điều kiện rất khó khăn thiếu thốn. - Liên hệ ở Việt Nam: Tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng không theo kịp. Cơ sở hạ tầng giao thông, công trình sinh hoạt không đáp ứng ð ùn tắc giao thông. I-SƠ LƯỢC LỊCH SỬ: -Các nước Trung và Nam Mĩ cùng chung lịch sử đấu tranh lâu dài giành độc lập. -Hiện nay các nước trong khu vực đoàn kết đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì. II-DÂN CƯ -Phần lớn là người lai, có nền văn hóa Mĩ La-tinh độc đáo, do sự kết hợp từ ba dòng văn hóa Anh-điêng, Phi và Âu. -Dân cư phân bố không đồng đều. + Chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. + Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa. -Dân cư có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%). III/ ĐÔ THỊ HÓA -Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. + Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số. - Các đô thị lớn là Xao pao lô, Ri ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret. - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. 4/ CỦNG CỐ: 3´ GV cho HS làm bài tập: -Chọn câu trả lời đúng: 1:Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều, tập trung đông ở: a- Các miền ven biển. b- Trên các cao nguyên khí hậu mát mẻ, khô ráo. c- Các cửa sông lớn. d- Tất cả các ý trên đều đúng. 2: Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người lai giữa: Người da đen Châu Phi với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Người Tây Ban Nha, Bồ đào Nha với người Anh-điêng. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh- điêng. 5/ DẶN DÒ: - Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập cuối bài SGK. - Ôn lại thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có ưu đãi gì tạo điều kiện nông nghiệp khu vực phát triển. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: