Kiến thức : Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo
Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng .
Kỹ năng : Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo .
Biết đo độ dài của một số vật thông thường .
Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .
Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo .
Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm .
II./ Đồ dùng dạy học :
Các nhóm : 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm , 1 thước dây có ĐCNN là 1 mm , 1 thước cuộn có ĐCNN là 0,5 cm , 1 bảng ghi kết quả đo độ dài 1.1 .
Cả lớp : Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm , 1 tranh vẽ thước kẹp Panme , 1 Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 1.1 , bảng phụ ghi câu C1
III./ Các bước lên lớp :
1./ Ổn định lớp .
Chương I . CƠ HỌC Tiết 1 . Bài 1 . ĐO ĐỘ DÀI I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng . Kỹ năng : Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo . Biết đo độ dài của một số vật thông thường . Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo . Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo . Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm . II./ Đồ dùng dạy học : Các nhóm : 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm , 1 thước dây có ĐCNN là 1 mm , 1 thước cuộn có ĐCNN là 0,5 cm , 1 bảng ghi kết quả đo độ dài 1.1 . Cả lớp : Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm , 1 tranh vẽ thước kẹp Panme , 1 Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 1.1 , bảng phụ ghi câu C1 III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : 3./ Bài mới . Vào bài mới : (5’) GV hướng dẫn về môn vật lý , cách học môn vật lý 6 và giới thiệu sơ lược về nội dung của chương I . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề . (3’) - Gọi 1 HS đọc tình huống trong SGK . HS trả lời câu hỏi trong SGK - GV : Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được nghiên cứu các kiến thức về đo độ dài để tránh được những sai sót như tình huống trong SGK . Hoạt động 2 : Ôn lại một số đơn vị đo độ dài . (5’) - GV : Trong cuộc sống hằng ngày , người ta thường sử dụng đơn vị gì để đo chiều dài , chiều rộng , chiều cao của một căn phòng ? - GV : Ngoài đơn vị mét ra , người ta còn sử dụng các đơn vị đo độ dài khác như mm, cm , dm ,km . Dựa vào các kiến thức đã học , yêu cầu HS hoàn thành câu C.1 (Gọi 1 HS lên bảng làm bài) Hoạt động 3 : Ước lượng độ dài (10’) - GV : Nêu tầm quan trọng của việc ước lượng độ dài . - Gọi HS đọc câu C2 , GV hướng dẫn HS làm câu C2 , Yêu cầu HS thực hiện (2 phút) - GV : Theo dõi và hướng dẫn cho HS phương pháp đo chính xác . - Yêu cầu HS so sánh độ chênh lệch giữa ước lượng và độ dài thực tế đo bằng thước . - GV khen những nhóm ước lượng gần đúng nhất . - GV yêu cầu HS làm câu C3 : ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước .( 2 phút) - GV : Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các dụng cụ để đo độ dài . Hoạt động 4 : Tìm hiểu các dụng cụ đo độ dài .(5’) - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 . - GV : Khi sử dụng 1 dụng cụ đo độ dài bất kì , ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo . - GHĐ và ĐCNN của thước là gì ? - GV : Treo hình vẽ thước kẻ to trên bảng , Yêu cầu HS cho biết GHĐ và ĐCNN của thước . - GV : Tuỳ theo vật cần đo mà ta chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp . - Yêu cầu HS lần lượt làm câu C5, C6 , C7 theo nhóm - GV nhận xét bài làm của các nhóm - GV : Tuỳ theo hình dạng và kích thước mà người ta sử dụng các dụng cụ đo khác nhau . Treo hình và giới thiệu thước kẹp Panme. Hoạt động 5 : Đo độ dài (15’) - Yêu cầu HS đọc phần 2 - GV hướng dẫn cho HS cách đo , cách tính kết quả trung bình . - GV : Theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện , uốn nắn những động tác sai - GV nhận xét kết quả thực hành - HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi - HS : Mét . - HS lên bảng điền vào bảng phụ ghi câu C1 - Những HS khác nhận xét , bổ sung - Các nhóm HS thực hiện đánh dấu độ dài ước lượng trên mép bàn và kiểm tra bằng thước . - HS nêu lên độ dài ước lượng ; độ dài thực tế đo bằng thước và so sánh 2 độ dài này - HS ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước - HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 . - HS : . - HS : .. - HS hoạt động nhóm trả lời câu C5 , C6 , C7 vào phiếu học tập nộp - HS đọc và tự nghiên cứu phần 2 - HS thực hành , thu kết quả I./ Đơn vị đo độ dài : 1./ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài: C1: 1 m = 10 dm; 1m = 100 cm 1cm = 10mm; 1km= 1000m 2./ Ước lượng độ dài : C2: SGK C3: SGK II./ Đo độ dài : 1./ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài : C4 : Thợ mộc dùng thước cuộn , HS dùng thước kẻ , cô bán vải dùng thước mét + GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước . + ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước . C6: SGK C7: Thước dây . 2./ Đo độ dài : SGK 3./ Cũng cố : + Để đo chiều dài của một vật bằng thước ta phải chú ý điều gì ? 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài và học thuộc phần ghi chú . + Làm các bài tập 1.2.1 đến 1.2.6 trong SBT + Xem trước Bài 2 : “ĐO DỘ DÀI (tt)” Tiết 2 . Bài 2 . ĐO ĐỘ DÀI (tt) I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Cũng cố các kiến thức đã học trong tiết 1 . Kỹ năng : Ước lượng gần đúng chiều dài cần đo . Xác định đúng GHĐ và ĐCNN của thước . Thực hiện đúng các phương pháp đo độ dài . Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo . Thái độ : Tính trung thực , hợp tác trong nhóm . II./ Đồ dùng dạy học : Hình vẽ to : 2.1 ; 2.2 ; 2.3 . III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : (10’) + Đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì ?(Cho HS đổi 1 số đơn vị cụ thể) + Khi dùng thước đo cần biết gì ? (áp dụng thực tế cho 1 cây thước bất kì) + Làm BT : 1.2.2 và 1.2.4 . 3./ Bài mới . Vào bài mới : Hôm nay , các em sẽ học bài 2.Đo độ dài (tt) để biết được phương pháp đo độ dài một cách chính xác . Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Thảo luận về cách đo độ dài (15’) - GV chia HS mỗi bàn thành 1 nhóm . - Yêu cầu HS nhớ lại phần thực hành ở tiết trước , thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi C1 -> C5 .(5 phút) - GV : Gọi HS trả lời câu C1 . - Gọi các nhóm khác nhận xét . - GV : Chốt lại sai số khoảng vài % là tương đối tốt (1% -> 3%) . Sai số cho phép = ½ ĐCNN . - GV : Gọi HS trả lời câu C2 . - GV : Vì sao không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học , hay dùng thước dây để đo bề dày quyển sách . - GV : Gọi HS trả lời câu C3 .(vài nhóm) - GV treo hình 2.1 : tình huống đặt thước lệch đi , không dọc theo độ dài vật cần đo . - GV : Thống nhất cách đặt đầu thứ nhất của vật trùng với vạch số 0 của thước . - GV : Gọi HS trả lời câu C4 và các nhóm khác nhận xét . - GV : Treo hình 2.2 : Theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật . - GV : Gọi HS trả lời câu C5 , các nhóm khác nhận xét . - GV thống nhất câu trả lời Hoạt động 2 : Rút ra kết luận (5’) - Yêu cầu HS thảo luận câu C6 . - Gọi các nhóm trả lời - GV thống nhất câu trả lời - Gọi khoảng 3 HS đọc lại câu C6 - Cho HS ghi vào vở theo hướng dẫn của GV . Hoạt động 3 : Vận dụng (10’) - Yêu cầu HS đọc câu C7 - GV treo hình 2.1 lên bảng , yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời - GV nhận xét - GV treo hình 2.2 lên bảng - Yêu cầu HS đọc câu C8 và trả lời - GV nhận xét - GV treo hình 2.3 . - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C9 - GV nhận xét - Yêu cầu HS đọc câu C10 - GV treo hình 2.4 - Yêu cầu HS về nhà đo kiểm tra . - Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết - GV có thể giới thiệu đơn vị Inch trên cây thước kẻ các HS đang có - HS hoạt động nhóm , nhớ lại kiến thức bài trước , hoàn thành các câu hỏi C1 à C5 - HS : Sai ít , khoảng vài % . - Những HS khác nhận xét , bổ sung - HS trả lời câu C2 - HS nhóm khác nhận xét . - HS : GHĐ và ĐCNN không phù hợp , sai số nhiều - HS trả lời câu C3 : - HS thấy được sai sót khi đặt vật không dọc theo chiều dài vật cần đo - HS trả lời câu C4 , các nhóm khác nhận xét , bổ sung - HS trả lời câu C5 , các nhóm khác nhận xét . - HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6 - HS đọc lại câu C6(ghi nhớ tại lớp) - HS đọc câu C7 - HS : . - Các HS khác nhận xét - HS đọc câu C8 và trả lời - HS đọc và trả lời câu C9 - HS đọc câu C10 - HS đọc phần có thể em chưa biết I./ Cách đo độ dài : C1: Khoảng vài % (1–3 %) C2 : - Dùng thước dây để đo chiều dài của bàn học vì có GHĐ gần đúng với chiều dài . - Dùng thước kẻ để đo chiều dày quyển sách VL vì có ĐCNN phù hợp và chính xác . C3 : Đặt thước sao cho vạch số 0 của thước trùng với phần đầu của vật cần đo và dọc theo chiều dài của vật cần đo . C4 : Đọc và ghi kết quả đo bằng cách đặt mắt nhìn vuông góc với đầu kia của vật . C5 : Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất . C6: SGK Kết luận : * Cách đo độ dài + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách + Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định II./ Vận dụng C7 : Câu c C8 : Câu c C9 : l = 7 cm l = 7 cm l = 7 cm 3./ Cũng cố : + Hãy nêu cách đo độ dài ? + Nhắc lại GHĐ và ĐCNN của thước 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , học bài + Làm BT 1.2.7 đến bài 1.2.11 trong SBT . + Xem trước bài 3 : “ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG” Tiết 3 Bài : 3 ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I/.Mục đích , yêu cầu Kiến thức : Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Kĩ năng: Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. Thái độ: Nghiêm túc , cẩn thận , hoạt động nhóm II/. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm : 1 bình chia độ , 2 bình chứa nước ,bảng ghi kết quả đo thể tích chất lỏng Cả lớp : Hình 3.3, 3.4, 3.5. Bảng ghi kết quả đo thể tích chất lỏng . III/. Các bước lên lớp 1/. Ổn định lớp: 2/. Kiểm tra bài cũ: + Nêu cách đo độ dài ? + Gọi HS nhắc lại thế nào là GHĐ và ĐCNN ? 3/. Bài mới ... giống nhau , nước có pha màu , nước đá đập nhỏ ,hai nhiệt kế ,khăn lau khô , sạch , Cả lớp 1 cốc thuỷ tinh , 1 đĩa nhôm (đậy trên cốc) , nước nóng Hình 27.1 phóng to ,bảng phụ ghi các câu hỏi 2.Học sinh: sgk , bảng kết quả thực hành III.Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp , hoạt động nhóm IV.Tổ chức dạy học 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ (6p) + Thế nào là sự bay hơi ? + Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng ? + Yêu cầu 1 HS nêu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay vào diện tích mặt thoáng chất lỏng ? + Thu 5 bản kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra của HS . 3. Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 :Đặt vấn đề (5’) *Mục tiêu : Kích thích tính tò mò tìm hiểu kiến thức mới của học sinh *Đồ dùng : *Cách tiến hành : Vấn đáp, kĩ thuật động não - GV lấy nước nóng đổ ra cốc thuỷ tinh , yêu cầu HS quan sát hơi nước bốc lên . - GV yêu cầu HS quan sát đĩa nhôm(nhìn và sờ vào) để thấy được đĩa nhôm hoàn toàn khô trước khi đậy lên cốc thuỷ tinh - GV lấy đĩa nhôm đậy lên cốc nước , để một lát GV nhấc đĩa ra cho HS quan sát mặt đĩa , nêu nhận xét - Những giọt nước trên mặt đĩa do đâu mà có - Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được thế nào là sự ngưng tụ và những đặc điểm của nó - HS quan sát hơi nước bốc lên - HS quan sát và sờ vào đĩa thuỷ tinh => Đĩa hoàn toàn khô - HS quan sát mặt đĩa => phát hiện ra các giọt nước đọng trên mặt đĩa - Do hơi nước ngưng tụ lại Hoạt động 2 :Dự đoán về sự ngưng tụ (7’) *Mục tiêu : Học sinh đưa ra được dự đoán về hiện tượng ngưng tụ *Đồ dùng : sơ đồ *Cách tiến hành : Vấn đáp - GV đưa ra sơ đồ biến đổi từ lỏng sang hơi và ngược lại - Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là gì ? - Vậy ngược lại hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là gì ? - Các em có nhận xét gì về hai quá trình này ? - Để dễ quan sát được hiện tượng bay hơi thì ta nên tăng nhiệt độ chất lỏng hay giảm nhiệt độ chất lỏng ? - Ngược lại đễ dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ chất lỏng - Để biết được sự ngưng tụ xảy ra có nhanh hơn khi ta giảm nhiệt độ hay không thì ta sẽ làm tn sau - HS quan sát sơ đồ - Sự bay hơi - Sự ngưng tụ - Đây là hai quá trình trái ngược nhau - Tăng nhiệt độ - Giảm nhiệt độ II. SỰ NGƯNG TỤ 1.Quan sát sự ngưng tụ a. Dự đoán : * * Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ * * Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi Hoạt động 3 :Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (10’) *Mục tiêu : Tiến hanh được thí nghiệm kiểm tra *Đồ dùng : bộ đồ thí nghiệm hình 27.1 *Cách tiến hành : Vấn đáp, hoạt động nhóm - Trong không khí có hơi nước , ta sẽ làm thí nghiệm kiểm tra xem khi ta làm giảm nhiệt độ không khí thì hơi nước có ngưng tụ nhanh hơn không? - Yêu cầu HS đọc phần b.Thí nghiệm kiểm tra trong SGK - Yêu cầu 1 HS nêu tiến trình làm thí nghiệm kiểm tra , yêu cầu và kết quả cần thu được - HS đọc phần b. Thí nghiệm kiểm tra - HS nêu tiến trình làm thí nghiệm kiểm tra , yêu cầu và kết quả cần thu được b.Thí nghiệm kiểm tra SGK Hoạt động 4 Rút ra kết luận (5’) *Mục tiêu : Học sinh rút ra được kết luận về sự ngưng tụ *Đồ dùng : *Cách tiến hành : Vấn đáp - Yêu cầu HS lần lượt đọc các câu C1, C2, C3 , C4 và C5 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C1 đến C5 - Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi ta tăng hay giảm nhiệt độ - Yêu cầu HS ghi kết luận vào tập - HS lần lượt đọc các câu C1, C2, C3 , C4 và C5 - HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C1 đến C5 - Giảm nhiệt độ - HS ghi kết luận vào tập c. Kết luận * * Khi giảm nhiệt độ của hơi , sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ Hoạt động 4 :Vận dụng (8’) *Mục tiêu : Trả lời được các câu hỏi C6,7,8 . Giải thích được 1 số hiện tượng trong thực tế *Đồ dùng : *Cách tiến hành : Vấn đáp - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6 và C7 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C8 - GV nhận xét và sửa các lỗi dùng từ - Yêu cầu HS đọc phần Có thể em chưa biết - HS đọc và trả lời câu C6 và C7 - HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C8 - HS đọc phần Có thể em chưa biết 2.Vận dụng 3.Củng cố : (3p) *Mục tiêu : Củng cố cho học sinh các hiện tượng ngưng tụ ,đặc điểm chung của hiện tượng ngưng tụ *Đồ dùng : *Cách tiến hành : Vấn đáp + Nêu các nội dung cần ghi nhớ trong bài + Nêu một phương án làm thí nghiệm kiểm tra khác chứng tỏ sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm 4. Dặn dò : (1p) + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT + Xem trước bài 28 : “SỰ SÔI” và quan sát hiện tượng nước sôi trước ở nhà Tiết 32 Bài 28 . SỰ SÔI I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi . Kỹ năng : Biết cách tiến hành thí nghiệm , theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , tỉ mỉ , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : Một giá đỡ thí nghiệm Một kiếng và lưới kim loại Một đèn cồn Một nhiệt kế thuỷ ngân Một kẹp vạn năng Một bình cầu đáy bằng có nút cao su để cắm nhiệt kế Một đồng hồ Cả lớp : Bảng 28.1 : Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước Một tờ giấy kẻ ô tập để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun sôi Bảng phụ ghi các câu hỏi III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : + Thế nào là sự bay hơi ? Thế nào là sự ngưng tụ ? + Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào ? + Sửa các bài tập 27.2 và 27.3 trong SBT 3./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’) - Yêu cầu HS đọc mẫu đối thoại đầu bài - GV gọi 1 vài HS nêu dự đoán xem An nói đúng hay Bình nói đúng - Muốn biết được An nói đúng hay Bình nói đúng thì ta sẽ làm thí nghiệm kiểm tra Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm về sự sôi (25’) - Yêu cầu HS đọc phần 1./ Tiến hành thí nghiệm trong SGK - GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm như hình 28.1 trong SGK - Chú ý : + HS phải dùng nước sạch (tốt nhất là sử dụng nước cất ) để làm thí nghiệm + Nên sử dụng bình cầu để thay cho cốc đốt để hiện tượng xảy ra rõ hơn + Điều chỉnh không cho bầu nhiệt kế chạm vào đáy cốc - Trước khi đun nước GV phải kiểm tra cách lắp đặt thí nghiệm của các nhóm , điều khiển dây bấc của đèn cồn sao cho đốt khoảng từ 10 – 15 phút thì nước sôi . - Yêu cầu HS làm thí nghiệm , thu nhận kết quả để trả lời mục II./ Nhiệt độ sôi ở bài sau - Khi nước đạt đến nhiệt độ 400C thì bắt đầu ghi giá trị thời gian và nhiệt độ tương ứng - GV hướng dẫn HS ghi kết quả đúng vào bảng 28.1 (bằng số la mã hoặc chữ cái viết hoa) - Nếu nước sôi mà nhiệt độ đo được khác 1000C thì GV phải giải thích là do nước chưa nguyên chất , do sai số của nhiệt kế đang dùng Hoạt động 3 : Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (10’) - Yêu cầu HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước vào giấy tập (dựa theo kết quả thí nghiệm) - Lưu ý: Trục nằm ngang là trục thời gian , trục thẳng đứng là trục nhiệt độ , gốc trục nhiệt độ là 400C , gốc trục thời gian là 0 phút - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ , các HS khác vẽ vào giấy trong vòng 3 phút - GV thu bài của vài HS và đánh giá bài vẽ trên bảng (cho điểm) - Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ . Đường biểu diễn có dạng gì ? - Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Nhiệt độ có thay đổi trong quá trình sôi không ? Đường biểu diễn có dạng gì ? - HS đọc mẫu đối thoại đầu bài - HS nêu dự đoán - HS đọc phần 1./ Tiến hành thí nghiệm trong SGK - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS thoe dõi GV dặn dò để tiến hành thí nghiệm dẽ dàng và chính xác hơn - HS chuẩn bị , lắp đặt dụng cụ thí nghiệm để GV kiểm tra - HS làm thí nghiệm , xem trước các câu hỏi trong phần II./ Nhiệt độ sôi ở bài sau để lấy kết quả => chuẩn bị trả lời - HS lưu ý bắt đầu ghi kết quả thí nghiệm khi nhiệt độ nước đạt đến 400C - HS theo dõi GV hướng dẫn cách ghi vào bảng 28.1 - HS chuẩn bị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian (dựa theo kết quả thí nghiệm) - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS vẽ trên bảng và trong giấy đã chuẩn bị sẵn - HS nhận xét , bổ sung bài làm của bạn - HS : - Nước sôi ở 1000C , Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ nước không thay đổi , đường biểu diễn nằm ngang I./ Thí nghiệm về sự sôi : 1./ Tiến hành thí nghiệm : SGK 2./ Vẽ đường biểu diễn : 3./ Cũng cố : + Hãy cho biết điểm khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi (đối với nước) + Nếu có thời gian GV có thể hỏi thêm các câu hỏi mở rộng nhằm tăng tính tò mò , ham hiểu biết của các em như : Các bọt khí trong lòng chất lỏng do đâu mà có ? Tại sao khi mới xuất hiện thì bọt khi nhỏ , càng trồi lên thì bọt khi càng nở to ? Trong bọt khi có các chất gì ? 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đun sôi , nhận xét về đường biểu diễn + Xem trước bài 29 : “SỰ SÔI (tt)”
Tài liệu đính kèm: