Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 đến tiết 18

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 đến tiết 18

. Mục tiêu

1.Kiến thức.

- Nắm được đơn vị đo khối lượng.

- Nêu được cấu tạo cân Rôbecvan

2. Kĩ năng

- Sử sụng cân Rôbecvan để đo được khối lượng của một số vật nhẹ.

3. Thái độ.

- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.

II. Chuẩn bị .

1. Giáo viên.

- Cân Rôbecvan, một gói Ômô khối lượng 500g, một hộp sữa Ông Thọ k.lượng 397g.

2. Học sinh

- Mỗi nhóm một goi Ômô 300g, một ít đá nhỏ.

 

doc 27 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 5 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Tiết 5: Bài 5: Khối lượng - đo khối lượng
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nắm được đơn vị đo khối lượng.
- Nêu được cấu tạo cân Rôbecvan
2. Kĩ năng
- Sử sụng cân Rôbecvan để đo được khối lượng của một số vật nhẹ.
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Cân Rôbecvan, một gói Ômô khối lượng 500g, một hộp sữa Ông Thọ k.lượng 397g.
2. Học sinh
- Mỗi nhóm một goi Ômô 300g, một ít đá nhỏ.
III. Hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Tìm hiểu khối lượng và đơn vị khối lượng.
- Yêu cầu học sinh đọc mục1 và thảo luận, trả lời C1, C2, C3, C4, C5, C6.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
- Nhận xét các câu trả lời của HS cho ghi vở
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 từ đó nêu đơn vị hợp pháp của khối lượng và các đơn vị bội của nó.
- Nhận xét cho ghi vở
- Đọc thảo luận, trả lời từ C1 đến C6
- Nghe thảo luận
- Ghi vở
- Đọc thảo luận nêu đơn vị khối lượng
- Ghi vở
I. khối lượng. đơn vị khối lượng.
1. Khối lượng.
C1: Lượng sữa chứa trong hộp.
C2: Khối lượng bột giặt của gói Ômô
C3: (1) 500g
C4: (2) 397g
C5: (3) khối lượng
C6: (4) lượng
2. Đơn vị khối lượng.
Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam KH (Kg)
*HĐ2: Tìm hiểu cách đo khối lượng.
- Yêu cầu học sinh quan sát cân Rôbecvan trong SGK và cân thật
- Yêu cầu học sinh quan sát họp cân Rôbecvan từ đó nêu GHĐ và ĐCNN
- Giáo viên giới thiệu cách dùng cân Rôbecvan từ đó yêu cầu học sinh hoàn thành C9.
- Yêu cầu học sinh thực hành cân thử theo yêu cầu C10.
- Yêu cầu học sinh quan sát cá hình 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 và trả lời C11.
- Quan sát so sánh từ đó nêu các bộ phận của cân
- Quan sát trả lời.
- Quan sát mô tả trả lời.
- Tiến hành đo với cân Rôbecvan.
- Thảo luận trả lời.
II. đo khối lượng
1. Tìm hiểu cân Rôbecvan
C7: đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh, con mã.
C8: GHĐ của cân là tổng các quả cân trong hộp, ĐCNN của nó là quả cân nhỏ nhất.
2. Cách dùng cân Rôbécvan
C9: (1) điều chỉnh số 0, (2) vật đem cân, (3) quả cân, (4) thăng bằng, (5) đúng giữa, (6) quả cân, (7) vật đem cân.
C10: Tiến hành cân gói Ômô 300g.
3. Các loại cân khác
C11: H5.3 cân ytế, 5.4 cân tạ, 5.5 cân đòn, 5.6 cân đồng hồ.
*HĐ3: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu C12, C13.
- Nhận xét cho ghi
- Đọc trả lời
- Ghi vở
III. Vận dụng
C12: 
C13:Có nghĩa là xe 5 tấn không được đi qua cầu.
4. Củng cố.
 - Đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Kiến thức trọng tâm: Đơn vị khối lượng, cách đo một vật bằng cân Rôbecvan.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong SBT.
- Đọc và xem trước bài 6: Lực – Hai lực cân bằng.
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Tiết 6: Bài 6: Lực - hai lực cân bằng
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nắm được khái niệm lực, phương và chiều của lực.
- Nêu được thế nào là hai lực cân bằng.
2. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để đưa ra được khái niệm lực.
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Thí nghiệm hình 6.1; 6.2; 6.3.
2. Học sinh
- Tranh vẽ hình 6.4; 6.5; 6.6.
III. Hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu đơn vị của khối lượng, số 500g trên gói Ômô có ý nghĩa gì?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm lực.
- Yêu cầu học sinh đọc mục1 tiến hành bố trí thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô tả và rả lời các câu C1 đến C4.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
- Nhận xét các câu trả lời của HS cho ghi vở
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 từ đó nêu khái niệm lực
- Nhận xét cho ghi vở
- Đọc bố trí thí nghiệm, môtả, thảo luận trả lời từ C1 đến C4.
- Nghe thảo luận, ghi vở
- Đọc thảo luận nêu khái niệm 
- Ghi vở
I. lực.
1. Thí nghiệm.
C1: Lò xo có xu hướng đẩy ngược lại đối với xe.
C2: Lò xo có xu hướng kéo xe lại gần.
C3: Nam châm hút quả nặng.
C4: (1) lực đẩy, (2) lực ép, (3) lực kéo, (4) lực kéo.
2. Rút ra kết luận.
Khi vật này đẩy hoặc kéo lực kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
*HĐ2: Tìm hiểu phương chiều của lực.
- Yêu cầu học sinh đọc mục II từ đó nêu cách xác định phương chiều của lực, từ đó trả lời câu C5.
- Nhận xét cho ghi
- Đọc thảo luận, trả lời
- Nghe ghi vở
II. phương và chiều của lực.
Mỗi lực đều có phương chiều xác định.
C5: Phương vuông góc với cái cọc, chiều hướng từ cọc tới nam châm.
*HĐ3: Vận dụng.
 - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu C6, C7, C8.
- Hướng dẫn phân tích cho học sinh thấy được phương và chiều của lực qua tranh vẽ của các nhóm.
- Nhận xét đưa ra kết luận chung, yêucầu học sinh ghi vở
- Đọc thảo luận
- Nghe trả lời
- Sửa lỗi ghi vở
III. hai lực cân bằng.
C6: Mạnh hơn dây sẽ chuyển động về phía bên trái, yếu hơn sẽ chuyển động về phía bên phải, bằng nhau dây sẽ đứng yên.
C7: Lực tác dụng của cả hai đội có phương song song với mặt đất, chiều đội bên phải hướng từ trái sang, đội bên trái hướng từ phải sang.
C8: (1) cân bằng, (2) đứng yên, (3) phương, (4) chiều
*HĐ3: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc và thảo luận trả lời các câu C9, C10
- Nhận xét cho ghi 
- Thảo luận trả lời.
- Ghi vở
III. Vận dụng.
C9: a. Lực đẩy.
 b. Lực kéo.
C10: Hai bạn cùng đẩy một cái hộp và cái hộp đứng yên tại 1 chỗ.
4. Củng cố.
 - Đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Kiến thức trọng tâm: Khái niệm lực, phương chiều của lực, hai lực cân bằng.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong SBT.
- Đọc và xem trước bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ).. ngày dạy:. sĩ số:.vắng 
Tiết 7: Bài 7: tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu được những sự biến đổi của chuyển động.
- Kết quả tác dụng của lực
2. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để đưa ra được kết quả tác dụng của lực.
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Thí nghiệm hình 6.1; 7.1; 7.2
2. Học sinh
- Các ví dụ về kết quả tác dụng lực
III. Hoạt động dạy – học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu khái niệm lực, hai lực cân bằng?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Tìm hiểu một số hiện tượng cần chú ý khi có tác dụng lực.
- Yêu cầu học sinh đọc mục1 từ đó thảo luận trả lời câu C1
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
- Nhận xét các câu trả lời của HS cho ghi vở
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 thảo luận trả lời C2.
- Nhận xét cho ghi vở
- Đọc thảo luận 
- Trả lời
- Nghe, ghi vở
- Đọc thảo luận trả lời 
- Ghi vở
I. Những hiện tượng cần chú ý khi có lực tác dụng
1. Những sự biến đổi của chuyển động.
C1: Xe đang chuyển động thì dừng lại đột ngột, xe đạp đang đi chậm bỗng nhiên đi nhanh, hoàn đá lăn chậm dần. 
2. Những sự biến dạng.
C2: Sự thay đổi của dây cung và cánh cung.
*HĐ2: Tìm hiểu kết qủa tác dụng của lực.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời các câu C3, C4, C5, C6.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
- Nhận xét cho ghi.
- Yêu cầu học sinh đọc phần rút ra kết luận từ đó hoàn thành câu C7.
- Hướng dẫn học sinh trả lời C8.
- Quan sát thí nghiệm thảo luận.
- Trả lời
- Nghe ghi vở
- Đọc thảo luận trả lời, hoàn thành mục rút ra kết luận.
- Thảo luận trả lời.
II. Những kết quả tác dụng của lực.
1. Thí nghiệm.
C3: Lò xo đẩy xe lùi ngược lại.
C4: Tay làm cho xe đứng yên.
C5: Làm hòn bi bật ngược trở lại.
C6: Lò xo bị hai tay làm ngắn lại.
2. Rút ra kết luận.
C7: a(1) biến đổi chuyển động
 b(2) biến đổi chuyển động
 c(3) biến đổi chuyển động d(4) biến dạng 
C8: (1) biến đổi chuyển động(2) biến dạng. 
*HĐ3: Vận dụng.
 - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu C9, C10, C11.
- Hướng dẫn phân tích cho học sinh thấy được lực của câu C11.
- Nhận xét đưa ra kết luận, yêu cầu học sinh ghi vở
- Đọc thảo luận
- Nghe trả lời
- Sửa lỗi ghi vở
III. Vận dụng.
C9: Ném hòn đá về phí trước, đá quả bóng.
C10: Dùng hai tay ép nhẹ quả bóng bay, ấn ngón tay xuống đất mềm.
C11: Đập tay vào quả bóng chuyền.
4. Củng cố.
 - Đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Kiến thức trọng tâm: Kết quả tác dụng của lực
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong SBT từ bài 7.1 đến 7.3.
- Đọc và xem trước bài 8: Trọng lực đơn vị lực
Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng: 
Tiết 8: Bài 8: trọng lực - đơn vị lực
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu được thế nào là trọng lực?
- Phương chiều của trọng lực
- Đơn vị lực
2. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để đưa ra khái niệm về trọng lực.
- Mô tả được phương chiều của trọng lực.
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Thí nghiệm hình 8.1; 8.2.
2. Học sinh
- Các ví dụ về trọng lực
III. Hoạt động dạy – học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Kết quả của lực khi nó tác dụng lên một vật?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Tìm hiểu trọng lực là gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu C1; C2
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
- Nhận xét các câu trả lời của HS cho ghi vở
- Yêu cầu học sinh đọc thảo luận trả lời C3.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành C3
- Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận trong SGK, phân tích cho học sinh ghi vở
- Quan sát mô tả thảo luận 
- Trả lời C1, C2
- Nghe, ghi vở
- Đọc thảo luận trả lời C3 
- Ghi vở
- Đọc, nghe ghi vở
I. trọng lực là gì?
1. Thí nghiệm.
C1: Có, lực đó có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. Vật đứng yên là do lực lò xo và quả nặng cân bằng.
C2: lực hút của Trái Đất, lực này có phương vuông góc với mặt đất, có chiều hướng từ trên xuống dưới.
C3:(1) cân bằng.(2) Trái Đất(3) biến đổi...(4) lực hút...(5) Trái Đất...
2. Kết luận.
Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. Người ta còn gọi cường độ của trọng lực tác dụng lên mọi vật là trọng lượng của vật đó
*HĐ2: Tìm hiểu phương và chiều của lực.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm với con dọi
-  ... ghe ghi vở
1. Đặt vấn đề.
Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên hay không?
Muốn làm giảm lựuc kéo vật thì phải làm tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng? 
*HĐ2: Tiến hành thí nghiệm đưa ra kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc và tiêna hành thí nghiệm từ đó thảo luận hoàn thành các câu C1, C2
- Từ các câu trả lời của C1 và C2 rút ra kết luận
- Nhận xét cho ghi
- Đọc, làm thí nghiệm thảo luận 
- Nghe trả lời
- Ghi vở
2. Thí nghiệm
a. Chuẩn bị
b. Tiến hành đo.
C1: 
C2: Giảm độ cao của của mặt phẳng.
3. Rút ra kết luận.
Lực kộo nhỏ hơn trọng lượng vật khi dung mặt phẳng nghiờng.
 Lực kộo càng giảm khi độ nghiờng mặt phẳng càng giảm
*HĐ3: Vận dụng
- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu C3, C4, C5.
- Hướng dẫn nhận xét bổ xung câu trả lời của học sinh
- Đọc thảo luận trả lời
- Nghe sửa lỗi, ghi vở
4. Vận dụng
C3: - Dùng ván để đưa vật từ dưới hố sâu lên mặt đất.
 - Dùng ván để đưa vật từ mặt đất lên ôtô.
C4: Vì dốc thoải thì độ nghiêng thấp vì vậy đi lại dẽ dàng hơn.
C5:
4. Củng cố.
 - Đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Kiến thức trọng tâm: 
Dùng mặt phẳng nghiêng trong lao động và đời sống giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong SBT từ bài 14.1 đến 14.3.
- Đọc và xem lại kiến thức chuẩn bị cho giờ ôn tập
Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 31 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 30 vắng: 
Tiết 16: ôn tập
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu được các kiến thức đã học được trong học kì I
2. Kĩ năng
- Mô tả và tự hệ thống được kiến thức đã học
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập và giải thích các hiện tượg trong tự nhiên
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Các câu hỏi và bài tập
2. Học sinh
- Các kiến thức đã học trong học kì I
III. Hoạt động dạy – học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu ưu điểm khi dùng mặt phẳng nghiêng?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Ôn lí thuyết.
- Đưa ra hệ thống các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận trả lời.
Câu 1:Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì?
Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước
Câu 2: Đơn vị và dụng cụ đo thể tích là gì? Nêu cách đo:
Câu 3: Dùng những dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước? Nêu cách dùng bình chia độ và bình tràn.
Câu 4: Khối lượng của một chất là gì? Đơn vị và dụng cụ đo. Nêu cách đo?
Câu 5: Thế nào gọi là lực? Lực tác dụng dụng đã gây ra những kết quả gì? Nêu thí dụ. 
Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu thí dụ.
Câu 6: trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Câu 7: Thế nào là lực đàn hồi? Đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 8: Viết hệ thức liên hệ giữa P và m
Câu 9: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính? Đơn vị.
Trọng lượng riêng một chất là gì? Công thức ? Đơn vị
Viết biểu thức liên hệ giữa d và D
Câu 10: Có mấy loại máy cơ đơn giản? Khi dùng các máy đó có lợi gì ?
- Đọc các câu hỏi thầy cho
- Thảo luận các câu hỏi đó theo nhóm
- Lần lượt từng học sinh trong cấc nhóm đứng tại chỗ trả lời
- Ghi lại các câu trả lời thầy giáo nhậ xét đúng
1. Ôn tập lí thuyết.
 C1: m, GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C2: m3, lít; ca đong, bình chia độ
C3: Ca đong, bình chia độ, bình tràn.
C4: khối lượng của mmọtc hất chỉ lượngchất tạo thành vật đó, đơn vị kg.
C5: Tác dụng đẩy kéo của vạt này lên vạt kia gọi là lực
C6: Trọng lực là lực hút của Trái Đất, có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phí Trái Đất
C7: lực đàn hồ là lực có khả năng làm cho vật sau khi bị biến dạng có thể trở thành hình dạng ban đầu.
C8: P = 10m
C9: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó.
C10: 3 loại.
*HĐ2: Bài tập
- Yêu cầu học sinh làm một số bài tập trong sách bài tập
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập
- Nhận xét cho ghi vở
- Đọc, làm các bài tập 
- Nghe trả lời
- Ghi vở
2. Bài tập
Một số dạng bài tập cơ bản
4. Củng cố.
 -GV chốt lại những kiến thức trọng tâm đáng chú ý
-Rèn lại kĩ năng sử dụng các công thức: D = m/V, d=P/V, P=10m
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc các ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT từ bài 1 đến 14.
- Xem trước bài đòn bảy
Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 31 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 30 vắng: 
Tiết 17: Bài 14: Đòn bảy
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu được hai TD về sử dụng đòn bẩy trong thực tế
-Xác định điểm tựa O, các lực tác dụng lên đòn bẩy.
2. Kĩ năng
- Mô tả và làm được các thí nghiệm trong bài.
- Biết sử dụng đòn bẩy trong những công viêc thích hợp
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
 -1 lực kế
- 1 khối trụ kim loại
-1 giá đỡ có thanh ngang 
2. Học sinh
- Tranh vẽ hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 ở SGK 
III. Hoạt động dạy – học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu tên và các tác dụng của máy cơ đơn giản?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
GV nhắc lại tình huống thực tế ở hình 13.1 và treo hình 15.1 lên bảng và giới thiệu vấn đề
- HS theo dõi, quan sát hình
 Tiết 17: Bài 14: Đòn bảy
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
-GV treo trành và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3
-Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK
? Các vật được gọi là đòn bẩy đều có 3 yếu tố nào?
? Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó?
GV gợi ý:
-Gọi HS lên bảng trả lời câu1
HS quan sát hình vẽ
-HS đọc SGK
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS lên bảng trả lời. Cả lớp nhận xét
.I Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
Đòn bẩy có 3 yếu tố
- Điểm tựa O
- Điểm tác dụng của lực F1, O1
- Điểm tác dụng của lực nâng F2 là O2
*Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
-Hướng dẫn HS nắm vấn đề nghiên cứu
-Yêu cầu HS quan sát hình 15.4 và đọc SGK mục 1 đặt vấn đề để nắm vân sđề nghiên cứu
-Tổ chức HS làm thí nghiệm
-GV giới thiệu dụng cụ cho HS
Yêu cầu HS đọc SGK và nắm các bước tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm
Gọi HS đại diện trả lời
-GV hướng dẫn trên dụng cụ như các bước ở SGK
-Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
GV theo dõi, uốn nắn
-Tổ chức học sinh rút ra kết luận
+Hướng dẫn HS sử dụng số liệu thu thập được
+Yêu cầu HS trả lời câu 3 SGK
+Hướng dẫn SH thảo luận để đi đến kết luận chung 
HS quan stá, đọc SGK và nêu vấn đề nghiên cứu
-HS đọc SGK và nêu cách tiến hành đại diện nêu
-HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết nquả vào bảng
-HS nắm lực kéo trong 3 trường hợp, so sánh lực kéo với P của vật
-HS tham gia thảo luận
-HS trả lời
-HS làm việc cá nhân
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1)Đặt vấn đề:
Muốn F2<F1 thì OO2 và OO1 thoã mãn điều kiện gì?
2)Thí nghiệm
a)Dụng cụ
b)Tiến hành
3)Rút ra kết luận
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa O tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lượng vật
F2 OO1
*Hoạt động 4: Vận dụng:
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời các ý ở phần ghi nhớ
-Yêu cầu HS trả lời các câu C4, C5, C6 SGK vào vở học
4. Củng cố.
 - Đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Nêu thí thực tế có sử dụng đòn bẩy và chỉ ra các yếu tố
- Đòn bẩy giúp con người làm viếc dễ dàng hơn như thế nào
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài theo vở ghi + ghi nhớ
- Làm các bài tập ở SBT và xem toàn bộ kiến thức để ôn tập
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 31 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 30 vắng: 
Tiết 18: Hệ thống hoá kiến thức
I. Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu được các kiến thức đã học được trong học kì I
2. Kĩ năng
- Tự mô tả và tự hệ thống được kiến thức đã học
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập và giải thích các hiện tượg trong tự nhiên
3. Thái độ.
- Cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên.
- Các câu hỏi và bài tập
2. Học sinh
- Các kiến thức đã học trong học kì I
III. Hoạt động dạy – học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu ưu điểm khi dùng mặt phẳng nghiêng?
3.Bài mới
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
*HĐ 1: Hệ thống hoá lí thuyết.
- Đưa ra hệ thống các kiến thức cần nắm được để chuẩn bị thi học kì I.
- Yêu cầu học sinh đọc và nhắc lại toàn bộ các kiến thức đã học trong học kì I từ đó giáo viên định hướng cho học sinh ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, các phương pháp học bài và làm bài.
- Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ theo các tiêu mục mà thầy đưa ra
- Nhận xét các câu trả lời và các ví dụ mà học sinh đưa ra lấy thêm một số ví dụ bổ xung thêm.
- Yêu cầu học sinh về nhà học toàn bộ các kiến thức này chuẩn bị cho bài thi.
- Ghi lại các kiến thức trọng tâm.
- Đọc thảo luận trả lời các câu hỏi mà thầy đưa ra.
- Lấy các ví dụ minh hoạ cụ htể trong từng trường hợp.
- Nghe ghi lại các nhận xét của thầy.
- Ghi vở
1. Kiến thức cần nắm được
 a. Đo độ dài, đơn vị dụng cụ đo.
b. Đo thể tích chất lỏng. Đơn vị dụng cụ đo.
c. Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
d. Khối lượng đơn vị, dụng cụ đo khối lượng.
e. Lực, phương chiều của lực - Hai lực cân bằng 
g. Kết quả tác dụng của lực.
h. Tọng lực, phương chiều, đơn vị của trọng lực.
i. Lực dàn hồi, lục kế, trọng lượng và khối lượng.
k. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng.
l. Các loại máy cơ đơn giản
*HĐ2: Hệ thống bài tập.
- Đưa ra một số dạng bài tập áp dụng các công thức có trong học kì I
 - Đưa ra một số câu hỏi 
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập
- Nhận xét cho ghi vở
- Đọc, làm các bài tập 
- Nghe trả lời
- Giải bài tập
- Ghi vở
2. Bài tập
*P = 10 m.
Ta có m = 5kg vậy P = 10.5 
 = 50 N
* D = m/V
Nếu: m = 20 kg
 V = 5 m3 vậy D = 20/5 
 = 4 (kg/ m3)
* d = P/V.
Nếu: P = 50 N
 V = 25 m3 
vậy d = 50/25 = 2 ( N/ m3 )
4. Củng cố.
 -GV chốt lại những kiến thức trọng tâm đáng chú ý
-Rèn lại kĩ năng sử dụng các công thức: D = m/V, d=P/V, P=10m
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc các ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT từ bài 1 đến 14.
- Chuẩn bị thi học kì I
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 31 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 30 vắng: 
Tiết 19: thi học kì I
(Đề và đáp do phòng GD- ĐT huyện Mèo vạc ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 6 Ki I.doc