Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 34 - Bài 28: Sự sôi

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 34 - Bài 28: Sự sôi

Kiến thức:

- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.

 2. Kỹ năng:

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dỏi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.

 3. Thái độ:

- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực.

II. Chuẩn bị:

* Đối với giáo viên:

- Một giá thí nghiệm.

- Một kiềng và lưới kim loại.

- Một kẹp vạn năng.

- Một bình cầu đáy bằng, có nút cao su cắm nhiệt kế.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 34 - Bài 28: Sự sôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30.04.2009	Vật Lý 6
Ngày dạy: 01.05.2009	Tiết 34
BÀI 28
SỰ SÔI
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
	2. Kỹ năng:
Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dỏi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.
	3. Thái độ:
Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực.
II. Chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
Một giá thí nghiệm.
Một kiềng và lưới kim loại.
Một kẹp vạn năng.
Một bình cầu đáy bằng, có nút cao su cắm nhiệt kế.
Một đèn cồn.
Một nhiệt kế thủy ngân.
Một đồng hồ.
* Đối với học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập (7’)
 1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ?
- Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Cho ví dụ về sự bay hơi và ngưng tụ trong thực tế
2. Tổ chức tình huống học tập
- Giáo viên gọi 2 học sinh đóng vai Bình và An để đọc đoạn hội thoại của 2 bạn. 
- Giáo viên nhấn mạnh lại câu hỏi đặt ra: Nếu nước đã sôi, cứ đun tiếp thì nước có tăng nhiệt độ lên nữa không?
Bài 28
SỰ SÔI
* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự sôi (22’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 28.1 trong sgk: đổ vào bình cầu (dùng bình cầu hiện tượng xảy ra rõ hơn so với cốc đốt) khoảng 100cm3, điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm vào đáy côc.
- Giáo viên: trước khi đun, kiểm tra các lắp đặt thí nghiệm của học sinh, điều khiển bấc của đèn cồn sao cho đun khoảng 15 phút thì nước sôi.
- Lưu ý học sinh mục đích thí nghiệm là theo dỏi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời câu hỏi 5 trong mục II.
- Học sinh đọc câu hỏi 5 để xác định đúng mục tiêu thí nghiệm.
- Giáo viên: khi nước đạt tới 40oC mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ của nước tương ứng.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.
- Học sinh: mỗi nhóm cử một đại diện ghi lại nhiệt độ của nước sau mỗi phút, học sinh trong nhóm thảo luận, nhận xét hiện tượng trên mặt nước, hiện tượng trong lòng nước để ghi vào vở.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi nhiệt độ chính xác, ghi vào vở.
* Lưu ý: kết quả thí nghiệm, nước sôi ở nhiệt độ chưa đến 100oC giáo viên phải giải thích lí do tại sao nước sôi mà nhiệt kế không chỉ 100oC: do nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, do nhiệt kế mắc sai số.
Nhưng nếu là nước nguyên chất và được đun ở điều kiện chuẩn thì nhiệt độ sôi của nước là 100oC.
I. Thí nghiệm về sự sôi.
1. Tiến hành thí nghiệm.
* Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (8 phút)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.
Lưu ý: trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
Gốc của trục nhiệt độ là 40oC, gốc của trục thời gian là 0 phút.
- Học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng có được từ việc làm thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ.
- Yêu cầu học sinh ghi nhận xét về đường biểu diễn:
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ, đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
- Học sinh ghi nhận xét vào vở.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về đường biểu diễn (thời điểm sôi ở các nhóm có thể khác nhau nhưng yêu cầu nhận xét được trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ của nước không đổi. Thể hiện là đường nằm ngang song song với trục thời gian)
- Giáo viên thu một số bài của học sinh, nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân. Cho điểm khuyến khích học sinh hoạt động tích cực, vẽ đường biểu diễn đúng.
2. Vẽ đường biểu diễn
- Trục nằm ngang: là trục thời gian, ghi các giá trị thời gian theo phút.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
* Nhận xét: 
- Trong khoảng thời gian ...
Thì nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn là một đường xiên góc.
- Nước sôi ở nhiệt độ .. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi. Đường biểu diễn làm một đường nằm ngang.
* Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (8 phút)
- Giáo viên đặt các câu hỏi củng cố lại bài:
+ Trong quá trình sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không?
+ Vì sao nhiệt độ sôi của nước không phải ở 100oC.
* Hướng dẫn về nhà: 
- Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nhận xét đường biểu diễn.
- Làm các bài tập 28 – 29 trong sách bài tập.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 29 sự sôi tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài. 28 sự sôi.doc