. Kiến thức:
- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
- Say mê, hứng thú khi tìm hiểu sự đông đặc của các chất.
II. Chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
- Mô hình máy ảnh.
- Một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông.
Ngày soạn: 27.03.2010 Vật Lý 6 Ngày dạy: 29.03.2010 Tiết 29 BÀI 25 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ: Say mê, hứng thú khi tìm hiểu sự đông đặc của các chất. II. Chuẩn bị: * Đối với giáo viên: Mô hình máy ảnh. Một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông. * Đối với học sinh: Một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn.. III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (7’) 1. Kiểm tra bài cũ Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài 24 – 25.1 trong sách bài tập. 2. Tổ chức tình huống học tập Sau khi làm nóng các chất rắn nóng chảy ra thành chất lỏng. Vậy nếu ngược lại ta làm lạnh các chất lỏng đi thì các chất lỏng đó sẽ như thế nào? Bài 25 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tiếp theo) * Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc (5’) Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến. – Giáo viên giới thiệu cách làm theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến trong quá trình để băng phiến nguội đi II. Sự đông đặc. 1. Dự đoán: * Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm (15’) Giáo viên hướng dẫn vẽ đường biểu diễn: + Trục nằm ngang là trục thời gian mỗi cạnh của một ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút. + Trục thẳng đúng là nhiệt độ, mỗi cạnh ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1oC. Góc của trục nhiệt độ ghi 60oC, gốc của trục thời gian là 0 phút. - Trả lời các câu hỏi sau: C1:Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc? C2: Trong các khoảng thời gian sau dạng của đường biểu diễn có những đặc điểm gì: – Từ phút 0 đến phút thứ 4? – Từ phút 4 đến phút thứ 7? – Từ phút 7 đến phút thứ 15? C3: Trong các khoảng thời gian sau nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? – Từ phút 0 đến phút thứ 4? – Từ phút 4 đến phút thứ 7? – Từ phút 7 đến phút thứ 15? 2. Phân tích kết quả thí nghiệm: a. Đun băng phiến cho đến 90oC rồi tắt đèn cồn. b. Lấy ống thí nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho băng phiến nguội dần. Khi nhiệt độ giảm đến 86oC thì bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến trong thời gian quan sát. C1: Nhiệt độ 80oC. C2: Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang. Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C3: – Giảm. – Không thay đổi. – Giảm. * Hoạt động 4: Rút ra kết luận (10’) C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống. (Sách giáo khoa). Hoạt động 5: Vận dụng C5: Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào? C6: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuuyển thể nào của đồng? C7: Tại sao người ta dùng nhiệt độ cả nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ. 3. Rút ra kết luận: a. Băng phiến đông đặc ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc của băng phiến bằng nhiệt độ nóng chảy. b. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ băng phiến không thay đổi. C5: Nước đá. C6: Đồng nóng chảy, từ thể rắn sang thể lỏng khi nung trong lò đúc. Đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc. C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. * Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà (8’) - Giáo viên đặc các câu hỏi cho học sinh trả lời các ý chính của phần ghi nhớ cuối bài: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. Trong thời gian nóng chảy (đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. * Hướng dẫn về nhà: - Học sinh học thuộc phần ghi nhớ. - Bài tập 24–25.6 sách bài tập. - Xem trước bài 26
Tài liệu đính kèm: