. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh tiếp thu được qua chương nhiệt học.
- Kiểm tra sự học bài ở nhà của học sinh, sự tiếp thu bài trên lớp.
- Củng cố những kiến thức quan trọng của chương qua các bài tập định tính.
2. Kỹ năng:
- Lập luận, giải thích chính xác.
- Trình bày bài kiểm tra khoa học.
- Hình thành sự giải thích các hiện tượng vật lý làm nền tảng cho các lớp trên.
3. Thái độ:
- Trung thực trong kiểm tra.
- Cẩn thận, chính xác.
- Có ý thức giải quyết các bài tập dưới dạng định tính.
II. Chuẩn bị:
Ngày soạn: 05.03.2009 Vật Lý 6 Ngày dạy: 06.03.2009 Tiết 26 BÀI TẬP – KIỂM TRA 15 PHÚT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh tiếp thu được qua chương nhiệt học. Kiểm tra sự học bài ở nhà của học sinh, sự tiếp thu bài trên lớp. Củng cố những kiến thức quan trọng của chương qua các bài tập định tính. 2. Kỹ năng: Lập luận, giải thích chính xác. Trình bày bài kiểm tra khoa học. Hình thành sự giải thích các hiện tượng vật lý làm nền tảng cho các lớp trên. 3. Thái độ: Trung thực trong kiểm tra. Cẩn thận, chính xác. Có ý thức giải quyết các bài tập dưới dạng định tính. II. Chuẩn bị: * Đối với giáo viên: Chuẩn bị đề kiểm tra và các bài tập. * Đối với học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học và vận dụng kiến thức vào giải thích các bài tập định tính. * Đề kiểm tra: I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em cho là đúng nhất. Câu 1: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? Lỏng, rắn, khí. Rắn, khí, lỏng. Rắn, lỏng, khí. Lỏng, khí, rắn. Câu 2: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào dưới đây? Làm nóng nút thủy tinh. Làm nóng cổ lọ thủy tinh. Làm lạnh cổ lọ thủy tinh. Làm lạnh đáy lọ thủy tinh. Câu 3: Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng – thép thì băng kép bị cong? Vì trọng lực tác dụng lên băng kép tăng lên làm băng kép biến dạng. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép không bị dài ra nên băng kép vì uốn cong. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép bị ngắn lại nên băng kép bị uốn cong. Vì cả thanh đồng và thanh thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau Câu 4: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì Không khí trong bóng bàn nóng lên nở ra. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. Nước nóng tràn vào bóng. Không khí tràn vào bóng. II. Tự luận: Câu 1: Tại sao tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Câu 2: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 3: Vì sao điểm nối của các thanh ray trên đường tàu hỏa lại có một khoảng trống? III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3’) Trong tự nhiên có 3 vật chất tồn tại ở 3 thể chính: rắn, lỏng, khí. Ta đã được tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của các chất. + Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất? Hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong sách bài tập. * Hoạt động 2: Các bài tập (15’) Bài 18.1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? Khối luợng của vật tăng. Khối lượng của vật giảm. Khối lượng riêng của vật tăng. Khối lượng riêng của vật giảm. - Giáo viên: yêu cầu học sinh chọn đáp án và giải thích vì sao? Bài 19.1 Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóngmột lượng chất lỏng? Khối lượng của chất lỏng tăng. Trọng lượng của chất lỏng tăng. Thể tích của chất lỏng tăng. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. Tương tự như sự nở vì nhiệt của chất khí, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng. Gọi học sinh khá giải thích. Bài 20.2: Khi chất khí trong bình nóng lên, đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? Khối lượng. Trọng lượng. Khối lượng riêng. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. Học sinh chọn đáp án. - Từ 3 bài tập trên giáo viên củng cố và nhấn mạnh lại cho học sinh kiến thức chung về sự nở vì nhiệt của các chất. - Giáo viên: ứng dụng các tính chất dãn nở vì nhiệt hoàn thành tiếp các bài tập. Bài 18.2 Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? Hơ nóng nút. Hơ nóng cổ lọ. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. Hơ nóng đáy lọ. Hãy chọn đáp án đúng. Bài 18.4: Ở hình 18.1 SBT, vẽ dụng cụ thí nghiệm về sự nở dài của vật rắn. Thanh ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng. Tại sao khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo? Hãy tìm cách đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh này. Giáo viên gọi học sinh giải thích từng câu. Nêu học sinh chưa giải thích được: khi hơ nóng thanh ngang có hiện tượng gì? Làm sao để giá đo cũng dài ra? Bài 19.3. Hãy mô tả thí nghiệm ở hình 19.1 trong SBT và giải thích. - Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên có thể hướng dẫn bằng các câu hỏi: + Khi bắt đầu đốt, ngọn lửa làm nóng gì trước? + Bình cầu nóng thì có hiện tượng gì? + Nước nóng thì có hiện tượng gì? Bài 18.1 Chọn đáp án D. Bài 19.1 Chọn đáp án C. Bài 20.1 Chọn đáp án C. Bài 18.2 Chọn đáp án B. Bài 18.4 a. Khi hơ nóng thanh ngang dài ra và không đưa vào giá đo được. b. Hơ nóng giá đo cho giá đo cũng dài ra. Bài 19.3 Khi mới đun, thoạt đầu tiên mực nước trong ống tụt xuống một chút, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Vì bình thủy tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh nên mực nước trong ống lại dâng lên. * Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (7’) - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố lại những kiến thức: + Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí? + Sự nở vì nhiệt của các chất được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào? - Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã giải và làm các bài tập còn lại trong sách bài tập. - Chuẩn bị bài 22 Nhiệt kế - nhiệt giai.
Tài liệu đính kèm: