Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 20 đến tiết 34

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 20 đến tiết 34

Mục tiêu:

-Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được ích lợi của chúng

-Biết sử dụng ròng rọc trong những công nviệc thích lợi

II. Chuẩn bị:

Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N

 1 khối trụ kim loại200g

 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động

 Giá đỡ

 Dây kéo

Cả lớp: Tranh vẽ hình 13.1, 16.1

Bảng kết quả thí nghiệm chung cho 6 nhóm

 

doc 30 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 20 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Tiết 20: Ròng rọc
I. Mục tiêu:
-Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được ích lợi của chúng
-Biết sử dụng ròng rọc trong những công nviệc thích lợi
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N
 1 khối trụ kim loại200g
 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động
 Giá đỡ
 Dây kéo
Cả lớp: Tranh vẽ hình 13.1, 16.1
Bảng kết quả thí nghiệm chung cho 6 nhóm
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: GV dùng hình vẽ 13.1 và cho HS nhắc lại các phương án đã học để kéo vật lên
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
Từ việc nhắc lại cách giải quyết tình huống đã học, GV đưa ra tình huống thứ tư như ở SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc:
GV yêuc ầu HS quan sát hai hình vẽ 16.2a và b ở SGk và đọc SGK phần I
GV mô tả dụng cụ bằng thực tế và yêu cầu HS quan sát, nhận xét và trả lời câu 1 SGK
GV thống nhất chung câu trả lời và giới thiệu về ròng rọc
-Yêu cầu SH quan sát thực tế và phân biệt ròng rọc cố định và ròng rọc động
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con ngừơi làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
GV cho HS tiến hành thí nghiệm:
-Giới thiệu dụng cụ
-Yêu cầu SH đọc SGK phần tiến hành thí nghiệm
-GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS cách lắp ráp, đồng thời làm mẫu
-Cho HS tién hành thí nghiệm, GV theo dõi uốn nắn
-Cho HS điền vào bảng kết quả chung
-Yêu cầu HS dựa vào kết quả trả lời câu C3 SGK
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống phần kết luận
-Hướng dẫn HS thảo luận thống nhất ý kiến
Hoạt động 4: Vận dụng:
Hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi C5, C6, C7 vào vở bài tập
HS theo doi và suy nghĩ
HS quan sát, đọc SGK phần I
-HS quan sát, nhận xét
Trả lời câu C1
-HS quan sát kĩ và phân biệt
-HS theo dõi
-HS đọc SGK
-HS theo dõi
-HS tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 16.1
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
-HS thảo luận và trả lời
-HS tìm từ thích hợp điền vào câu 4
-HS thảo luận và thống nhất
Tiết 19: Ròng rọc
I)Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc:
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1)Thí nghiệm:
2)Nhận xét:
a)Lực kéo vật qua ròng rọc cố định có chiều ngược llại với lực kéo trực tiếp và cường độ bằng nhau
b)Lực kéo vật qua ròng rọc động có cùng chiều với lực kéo trực tiếp nhưng cường độ nhỏ hơn
3)Rút ra kết luận:
a)Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng lực kéo vật so với khi lực kéo trực tiếp
b)Ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn so với trọng lượng của vật
4/Vận dụng
4/ Củng cố và ghi nhớ:
GV nêu câu hỏi, HS trả lời các ý ở phần ghi nhớ
5/ Dặn dò:
Học bài theo vở ghi + ghi nhớ
Làm các bài tập ở SBT
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Tiết 21: Tổng kết chương I: Cơ học
I. Mục tiêu:
-Ôn lại các kiến thức về cơ học đã học ở chương I
-Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức về khái niệm của HS
II. Chuẩn bị:
Cho HS chuẩn bị phần ôn tập ở nhà
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Thông qua ôn tập
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập:
Gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1 đến 13 ở SGK phần I theo sự chuẩn bị ở nhà
-Yêu cầu các HS khác nhận xét, GV thóng nhất ý kiến
-Yêu cầu HS theo dõi câu trả lời và sữa chữa phần chuẩn bị của mình nếu bị sai
Hoạt động 2: Vận dụng:
-Yêu cầu HS dọc và trả lời các câu vận dụng ở phần 2
-Yêu cầu các nhóm làm tong câu và gọi đại diẹn lên bảng trả lời
-GV cho lớp nhận xét sau đó thống nhất dáp án đúng
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ:
GV kẽ sẵn ô chữ vào bảng phụ và hướng dẫn cách chơi
Sau dó GV đọc lần lượt từng ô chữ, nhóm nào có tín hiệu trước thì trả lời
-HS lân flượt trả lời các câu đã chuẩn bị
-HS nhận xét
-HS tự sữa chữa sai sót
-HS đọc và suy nghĩ trả lời
-HS đại diện lên bảng trả lời
-Cả lớp cùng nhận xét và thống nhất
-HS theo dõi
Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời
I)Ôn tập:
II)Vận dụng:
III)Trò chơi ô chữ:
 4/ Dặn dò:
 Đọc trước bài nở vì nhiệt của chất rắn
 5/ Hướng dẫn về nhà
 Hoàn thành các phần trả lời và ôn tập toàn bộ kiến thức để chuyển sang chương mới
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Chương II: Nhiệt học
Tiết 22: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học sinh nắm được
-Thể tích chiều dài của vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn
*Kĩ năng: Biết đọc bảng để rút ra kết luận cần thiết
*Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể
II. Chuẩn bị:
Cả lớp:
Quả cầu và vong kim loại
Đèn cồn
Chậu nước
Khăn khô, sạch
Bảng ghi độ tăng chiều dài các thanh kim loại
Tranh vẽ tháp Epphen
Các nhóm:
Phiếu học tập 1, 2
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Thay bằng giới thiệu chương
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-GV treo tranh tháp Epphen yêu cầu HS quan sát
-GV giới thiệu về tranh
-Vào bài như ở SGK
Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt:
-GV yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm quan sát hình 18.1
-Giới thiẹu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành từng bước cho HS quan sát kết quả
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi:
-GV lần lượt nêu các câu hỏi C1, C2 cho HS suy nghĩ trả lời
-Gọi đại diện nhóm trả lời
Lớp nhận xét
GV chốt lại
Hoạt động 4: Rút ra kết luận:
-Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở phần kết luận
-GV giới thiệu “chú ý”
-Treo bảng ghi độ tăng chiều của 3 thanh 
-Yêu cầu HS trả lời câu 4
-Gọi HS trả lời, lớp nhận xét
GV chốt lại
Hoạt động 5: Vận dụng:
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C5, C6, C7.
-HS quan sát tranh
-HS theo dõi
-HS đọc SGK, quan sát hình vẽ
-HS theo dõi
-HS thảo luận, trả lời theo câu hỏi của GV
-Đại diện trả lời
Lớp nhận xét
-HS tìm từ điền vào kết luận
-HS theo dõi
-HS quan sát, nhận xét trả lời câu 4
-Lớp nhận xét
-HS thảo kuận nhóm, đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét
Chương II: nhiệt học
Tiết 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
1)Làm thí nghiệm:
2)Trả lời câu hỏi:
3)Rút ra kết luận:
a)Thể tích của quảb tăng khi quả cầu nóng lên
Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi
b)Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
4)Vận dụng
 4/ Củng cố:
Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
HS đọc phần “có thể em chưa biết”
 5/ Dặn dò:
Học bài theo phần ghi nhớ
Làm các bài tập ở SBT
Đọc trước bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học sing năm sđược
- Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
- Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
*Kĩ năng: Làm thí nghiệm hình 19.1, 19.2
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
1 bình thuỷ tinh đáy bằng
1 ống thuỷ tinh có thành đáy
1 nút cao su có lỗ
1 chậu thuỷ tinh
Nước pha màu
1 phích nước nóng
1 chậu nước thường
2. Học sinh
 Tranh vẽ hình 19.3
Hai bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su: 1 đựng nước, 1 đựng rượu
Chậu thuỷ tinh to đựng cả hai bình
Phích nước nóng
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: ? 1 HS chữa bài tập 18.4 SBT
? Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
Cho hai HS nêu sự tranh cãi giữa Bình và An
Vào bài như ở SGK
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không
-Yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm
?Mục tiêu cảu thí nghiệm này là gì?
?Dự đoán kết quả xảy ra
-Cho HS tiến hành thí nghiêm:
Chú ý HS làm cẩn thận
Yêu cầu SH ghi kết quả thí nghiệm
-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu C1
Gọi đại diện trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại
? Nếu đặt bìn vào chậu nước lạnh thì có hiện tượng gì ?
-Cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng và ghi kết quả vào phiếu 
?Vì sao mực nước hạ xuống
Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
-GV tiến hành thí nghiệm như hình 19.3 cho HS quan sát và nhận xét kết quả
Hoạt động 4: Kết luận
-Yêu cầu HS đọc câu 4, thảo luận tìm từ điền vào chỗ trống
Hoạt động 5: Vận dụng:
-Hướng dẫn HS trả lời các câu C5, C6, C7 ở SGK
-HS nêu tranh cãi
-HS đọc SGK
-HS nêu
-HS dự đoán
-HS tiến hành theo nhóm
-HS ghi kết quả
-HS thảo luận, trả lời
-HS trả lời, nhạn xét
-HS dự đoán
-HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả
-Giải thích
-HS quan sát nhận xét
-HS tìm từ điền vào chỗ tróng
-
HS trả lời các câu C5, C6, C7 theo hướng dẫn của GV
Tiết22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
1)Làm thí gnhiệm:
MT:
Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống khi đặt bình vào chậu nước nóng
2)Trả lời câu hỏi:
C1: Mực nước dâng lên, do nước nóng lên, nở ra
2)Mực nước hạ xuống do mực nước lạnh, co lại
C3: Rượu, dầu, nước nở ra vì nhiệt khác nhau
3)Rút ra kết luận:
a)Thể tích nước trong bình tăng khi nòng lên, giảm khi lạnh đi
b)Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau
4/ Củng cố:
Cho HS đọc phần ghi nhớ
Đọc phần “có thể em chưa biết”
5/ Dặn dò:
Học bài theo phần ghi nhớ
Làm bài tập ở SBT
Đọc trước bài: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
 Ngày soạn:
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : vắng 	
Tiết 24: Sự nở vì nhiệt của chất khí
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: HS nắm được
 -Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
 -Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 -Sự nở vì nhiệt của chất khí > chất lỏng > chất rắn
 -Giải thích được sự nở vì nhiệt của một số hiện tượng đơn giản
*Khái niệm: -Làm thí nghiệm trong bài
-Biết cách đọc bảng rút ra kết luận
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm: 1 bình thuỷ tinh, ống thuỷ tinh ... Sau đó y/c HS hoàn thành C4
Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra:
- GV giới thiệu: tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố trên, chúng ta cần kiểm tra cả ba yếu tố theo từng yếu tố một,
- Để kiểm tra tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi ta làm thế nào?
-Sau khi đã HD HS cách thực hiện GV phát dụng cụ và cho các nhóm tiến hành kiểm tra.
-Tổ chức các nhóm rút ra nhận xét
-HD HS trả lời các câu C5,C6,C7
- Câu C8 GV HD HS về nhà thực hiện
Hoạt động 4: Vận dụng:
HD HS trả lời C9, C10
-HS đọc SGk và tìm VD
-HS nêu VD
- Ghi vở
- HS quan sát, mô tả lại cách phơi và trả lời C1, C2, C3.
- Nghe ghi vở
-HS thảo luận tìm từ trả lời C4
-HS theo dõi 
-HS nêu phương án
-Đọc SGK và theo dõi gợi ý của GV
-HS tiến hành theo nhóm TN kiểm tra
-HS nhận xét
-Trả lời C5,C6,C7 theo gợi ý của GV
-HS trả lời vận dụng C9,C10
I.Sự bay hơi:
1/Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4:
VD: Cốc nước nóng bốc hơi.
Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi
2/ Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a)Quan sát hiện tượng:
C1: Hình A2 có quần áo khô nhanh hơn
C2: Hình B1 có quần áo khô nhanh hơn
C3: Hình C2 có quần áo khô nhanh hơn
b)Rút ra kết luận:
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C4:
-Nhiệt độ càng(1) cao thì tốc độ bay hơi càng (2)lớn
-Gió càng (3) mạnh thì tốc độ bay hơi càng (4) lớn
-Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5) lớn thì tốc độ bay hơi càng(6) lớn
c)Thí nghiệm kiểm tra:
C5: Để có cùng một mặt thoáng
C6: Để có cùng một điều kiện về gió như nhau.
C7: Để có sự chênh lệch nhiệt độ.
C8: 
d) Vận dụng:
C9:
C10:
4/ Củng cố
- Xem lại kết quả thí nghiệm, có kết luận phù hợp
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ và làm bài tập
- Đọc trước bài sự bay hơi và ngưng tụ ( tiếp theo)
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 27vắng: 	
Tiết 32: sự bay hơi và ngưng tụ(T2)
I. Mục tiêu:
Nhận biết sự ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi 
Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ
Tìm được TD thực tế về hiện tượng ngưng tụ
Tiến hành TN kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ
Biết sử dụng nhiệt kế
Sử dụng đúng các thuật ngữ 
II. Chuẩn bị:
một cốc thuỷ tinh
một đĩa đậy được trên cốc
một phích nước nóng
2. Học sinh
hai cốc thuỷ tinh giống nhau 
nước có pha màu
nước đá đập nhỏ
khăn khô lau
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Cho các ví dụ về sự bay hơi? 
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ:
-GV làm TN: Đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát nước bốc hơi. Dùng đĩa đậy vào cốc nước. Một lát sau cho HS quan sát mặt đĩa, nêu nhận xét.
-GV giới thiệu về hiện tượng bay hơi và ngưng tụ 
-GV giới thiệu tiếp như ở SGK và yêu cầu HS nêu dự đoán 
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán:
-GV đặt vấn đề như ở SGK
-Y/c HS nêu phương án TN kiểm tra
-GV gợi ý thêm và HD cách thực hiện cụ thể
-Phát dụng cụ cho từng nhóm và cho các nhóm thực hiện TN
-HD HS thảo luận trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5
Hoạt động 3: Vận dụng:
-GV dùng sơ đồ:
Hơi
Lỏng
để củng cố kiến thức chung của cả hai tiết 
-Từ sơ đồ trên y/c HS phát biểu bằng lời sự bay hơi và sự ngưng tụ.
-HD HS làm các câu vận dụng C6, C7, C8
-HS theo dõi TN, quan sát hiện tượng và nêu nhận xét.
-HS theo dõi và ghi vở
-HS theo dõi 
-HS nêu dự đoán 
-HS theo dõi vấn đề
-HS suy nghĩ phương án
-Các nhóm tiến hành TN, 
-Các nhóm thảo luận các câu hỏi C1 đến C5
-HS tham gia điền các hiện tượng vào các mũi tên
-HS làm vận dụng theo HD của GV
II. Sự ngưng tụ:
1/ Tìm cách quan sát sự ngưng tụ:
a) Dự đoán:
Hiện tượng chấtg lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là qúa trình ngược với bay hơi
b) Thí nghiệm kiểm tra:
c)Rút ra kết luận:
C1: Nhiệt độ của cốc thí nghiệm thấp hơn so với cốc đối chứng.
C2: Hiện tượng nước đọng trên bề mặt cốc đối chứng. Hiện tượng này không xảy ra đối với cốc đối chứng.
C3: Không vì nước không thể thấm qua thuỷ tinh được.
C4: Do không khí bên ngoài ngưng tụ lại
C5: Đúng. Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn, ta có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ
2/ Vận dụng
C6:
C7:
C8:
4/ Củng cố
- Xem lại kết quả thí nghiệm, có kết luận phù hợp
5/ Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo vở ghi kiến thức của cả hai tiết
đọc thêm phần có thể em chưa biết
làm các bài tập ở SBT
Xem trước bài 28
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 27vắng: 	
Tiết 33: Sự sôi
I- Mục tiêu:
*Kiến thức: mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
*Kỹ năng: Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi TN và ghi chính xác số liệu và hiện tượng xảy ra; vẽ đợc đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nớc.
* Thái độ: cẩn thận, trung thực, kiên trì.
II- Chuẩn bị: 
* GV: 
Một giá thí nghiệm 
Một kiềng và một lới kim loại
Một kẹp vạn năng
Một đèn cồn
Một nhiệt kế thuỷ ngân
Một bình đáy bằng
Một đồng hồ
*Mỗi HS:
chép bảng 28.1 vào vở
một tờ giấy kẻ ô HS
III- hoạt động dạy – học:
ổn định :
Bài cũ:
? Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
?Làm bài tập 26.1,27.1
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
-Cho HS đọc mẫu đối thoại ở đầu bài 
-GV gọi HS nêu dự đoán
Hoạt động 2:Làm thí nghiệm về sự sôi:
1)Tiến hành làm thí nghiệm
-Y/c HS đọc SGK nắm cách tiến hành, quan sát hình 28.1 để nắm cách bố trí TN
-GV HD HS bố trí TN
GV chốt lại cách tiến hành TN và lu ý cho HS cần theo dõi những hiện tợng gì
-Y/c các nhóm phân công cụ thể các thành viên trong nhóm
-Cho HS tiến hành TN
Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước:
-Y/c Hs đọc phần HD ở SGK để nắm lại cách vẽ
-GV HD HS cách vẽ và y/c HS vẽ vào giấy đã chuẩn bị
-Y/c HS nêu nhận xét về đờng biểu diễn.
-Đọc mẫu đối thoại
-Nêu dự đoán
-Đọc SGK, quan sát hình
-Theo dõi và bố trí TN
-HS phân công nhau
-HS tiến hành TN theo nhóm, theo dõi nhiệt độ, hiện tợng xảy ra và ghi kết quả vào bảng28.1
-Đọc SGK
-Theo dõi và tiến hành vẽ.
-Nêu nhận xét
I-Thí nghiệm về sự sôi:
1)Tiến hành TN:
- Dụng cụ:
- Tiến hành:
2) Vẽ đường biểu diễn:
Củng cố và dặn dò:
-Về nhà vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nớc khi đun
-Nhận xét về đờng biểu diễn.
-Đọc trước phần II và III 
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 27vắng: 	
Tiết 34: Sự sôi (tiếp)
I- Mục tiêu:
*Kiến thức: mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
*Kỹ năng: Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi TN và ghi chính xác số liệu và hiện tượng xảy ra; vẽ đợc đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nớc.
* Thái độ: cẩn thận, trung thực, kiên trì.
II- Chuẩn bị: 
* GV: 
*Mỗi HS:
chép bảng 28.1 vào vở
một tờ giấy kẻ ô HS
III- hoạt động dạy – học:
ổn định :
Bài cũ:
? Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
?Làm bài tập 26.1,27.1
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:Trả lời câu hỏi.
- Cho HS đọc các câu C1, C2, C3 và C4.
- Cho HS thảo luận 
- Yêu cầu học sinh trả lời
- Nhận xét cho ghi.
Hoạt động 2:Rút ra kết luận cần thiết.
- Cho HS đọc các câu C5, C6.
- Cho HS thảo luận 
- Yêu cầu học sinh trả lời
- Nhận xét cho ghi.
Hoạt động 3:Vận dụng
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng
- Nhận xét bổ xung.
-Đọc các câu hỏi trong SGK
-Thảo luận
- Trả lời
- Ghi vở
-Đọc các câu hỏi trong SGK
-Thảo luận
- Trả lời
- Ghi vở
TN
- Đọc trả lời
- ghi vở
II-Nhiệt độ sôi
1)Trả lời câu hỏi.
C1: từ 45- 65
C2: Từ 65 – 95
C3: khoảng 97 -100
C4: Nhiệt độ của nước không tăng.
2) Rút ra kết luận.
C5: Bình đúng An sai.
C6:
 a. (1) gần1000C (2) nhiệt độ sôi
b. (3) không thay đổi
c. (4) bọt khí (5) mặt thoáng.
III. Vận dụng
Củng cố và dặn dò:
-Về nhà vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nớc khi đun
-Nhận xét về đờng biểu diễn.
- Chuẩn bị ôn tập học kì II.
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 28 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 27vắng: 	
Tiết 34: Tổng kết chương II: nhiệt học
I. Mục tiêu:
-Ôn lại các kiến thức về cơ học đã học ở chương I
-Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức về khái niệm của HS
II. Chuẩn bị:
Cho HS chuẩn bị phần ôn tập ở nhà
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Thông qua ôn tập
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập:
Gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1 đến 13 ở SGK phần I theo sự chuẩn bị ở nhà
-Yêu cầu các HS khác nhận xét, GV thóng nhất ý kiến
-Yêu cầu HS theo dõi câu trả lời và sữa chữa phần chuẩn bị của mình nếu bị sai
Hoạt động 2: Vận dụng:
-Yêu cầu HS dọc và trả lời các câu vận dụng ở phần 2
-Yêu cầu các nhóm làm tong câu và gọi đại diẹn lên bảng trả lời
-GV cho lớp nhận xét sau đó thống nhất đáp án đúng
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ:
GV kẽ sẵn ô chữ vào bảng phụ và hướng dẫn cách chơi
Sau dó GV đọc lần lượt từng ô chữ, nhóm nào có tín hiệu trước thì trả lời
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: 
Hoàn thành các phần trả lời và ôn tập toàn bộ kiến thức để chuyên rsang chương mới
-HS lần lượt trả lời các câu đã chuẩn bị
-HS nhận xét
-HS tự sữa chữa sai sót
-HS đọc và suy nghĩ trả lời
-HS đại diện lên bảng trả lời
-Cả lớp cùng nhận xét và thống nhất
-HS theo dõi
Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời
I)Ôn tập:
II)Vận dụng:
III)Trò chơi ô chữ:
 4/ Dặn dò:
 Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì
Lớp: 6A tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 30 vắng: 
Lớp: 6B tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 32 vắng: 
Lớp: 6C tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số: 28 vắng: 
Lớp: 6D tiết ( TKB ) ngày dạy: sĩ số : 27vắng: 	
Tiết 36: thi học kì II
( Đề và đáp do phòng GD - ĐT huyện Mèo vạc ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 6 k II.doc