Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 17: kiểm tra học kì I

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 17: kiểm tra học kì I

Mục tiêu:

- Nhằm đánh giá học sinh qua các câu hỏi về kiến thức đã học.

- Kiểm tra việc tiếp thu bài trên lớp và kĩ năng làm bài của học sinh.

- Rèn luyện tư duy, khả năng tổng hợp kiến thức vận dụng vào trả lời các câu hỏi.

- Kĩ năng xác định đúng câu hỏi, trả lời gắn gọn, chính xác.

II. Chuẩn bị:

- Đối với giáo viên: Đề kiểm tra.

- Đối với học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học và đề cương.

III. Nội dung kiểm tra:

A. Đề bài:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3điểm)

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất!

Câu 1: Để kéo trực tiếp 1 xô hồ có khối lượng 30kg lên cao, người thợ xây phải dùng lực có độ lớn nào sau đây?

A. F = 30N B. F = 300N

C. 30N < f="">< 300n="" d.="" f=""><>

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 17: kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.12.2008	Vật Lý 6 Ngày kiểm tra: 19.12.2008	Tiết 17 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
Nhằm đánh giá học sinh qua các câu hỏi về kiến thức đã học.
Kiểm tra việc tiếp thu bài trên lớp và kĩ năng làm bài của học sinh.
Rèn luyện tư duy, khả năng tổng hợp kiến thức vận dụng vào trả lời các câu hỏi.
Kĩ năng xác định đúng câu hỏi, trả lời gắn gọn, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: Đề kiểm tra.
Đối với học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học và đề cương.
III. Nội dung kiểm tra: 
A. Đề bài:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất!
Câu 1: Để kéo trực tiếp 1 xô hồ có khối lượng 30kg lên cao, người thợ xây phải dùng lực có độ lớn nào sau đây?
A. F = 30N	B. F = 300N
C. 30N < F < 300N	D. F < 30N
Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
	A. Lực mà 4 chân ghế tác dụng lên mặt đất	
	B. Lực mà không khí đẩy quả bóng bay lên
	C. Lực mà lò xo giảm xóc ở xe máy tác dụng lên khung xe
	D. Lực mà gió thổi vào thuyền buồm làm thuyền chạy
Câu 3: 2 miếng sắt và nhôm có cùng thể tích, miếng nào có trọng lượng lớn hơn?
	A. Miếng nhôm	B. Trọng lượng bằng nhau	
	C. Miếng sắt	D. Chưa có cơ sở để xác định
Câu 4: Một túi kẹo có khối lượng 250g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
	A. 0,25N	B. 2,5N	C. 25N	D. 250N	
Câu 5: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng?
	A. Lực do con chim đậu trên cành cây làm cành cây cong xuống và lực đàn hồi giữ cho cành cây không cong xuống nữa.	
	B. Lực do 2 thùng nước tác dụng lên đòn gánh của người đang gánh nước
	C. Lực mà 1 người kéo căng sợi dây chun và lực mà sợi dây chun tác dụng lên tay người	
	D. Lực do 2 em bé tác dụng khi ngồi trên bập bênh mà bập bênh thăng bằng
Câu 6: Đơn vị đo trọng lượng riêng là:
	A. m3/N	B. m3/kg 	C. kg/m3 	D. N/m3 
PHẦN II: TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1: (1đ) Hãy viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Ghi rõ đơn vị của trọng lượng và khối lượng. 
Câu 2: (2đ) Hãy kể tên 3 loại máy cơ đơn giản mà em đã học. Mỗi loại hãy nêu 1 ví dụ thực tế. 
Câu 3: (2đ) Một chai dầu ăn có khối lượng 1200g (khối lượng vỏ chai không đáng kể). Biết khối lượng riêng D của dầu là 800 kg/m3.
a. Tính trọng lượng của chai dầu đó.
b. Tính thể tích dầu (tính ra lít).
Câu 4: (2đ) Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định.
	a. Giải thích vì sao vật đứng yên?
	b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao? 
B. Đáp án và biểu điểm: 
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
A
D
PHẦN II: TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1: (1đ)
	P = 10.m	(0,5đ)
	P: trọng lượng (đơn vị: N)
	m: khối lượng (đơn vị: kg)	 	(0,5đ)
Câu 2: (2đ)
Ba loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.	(0,5đ)
Mặt phẳng nghiêng: dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng để dắt xe máy vào nhà, cầu thang, mũi khoan 	(0,5đ)
Đòn bẩy: búa nhổ đinh, kéo, xe cút kít 	(0,5đ)
Ròng rọc: ròng rọc ở đỉnh các cột cờ, những người thợ xây dùng ròng rọc để đưa vật liệu lên	(0,5đ)
Câu 3: (2đ)
Tóm tắt:
m = 1200g =1,2 kg
D = 800 kg/m3
a) P = ?
b) V = ?	
Giải:
Trọng lượng chai dầu là: P = 10.m = 10 . 1,2 = 12 (N) (1đ)
Thể tích dầu:
m = D.V => V = m3 = 1,5 (lít) (1đ)
Câu 4 
a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây)
T = P = 6N	(1đ)
b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.(1đ)
C. Kết quả kiểm tra: 
Tổng số
Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra học kì I.doc