Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 đến tiết 16

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 đến tiết 16

. MỤC TIÊU

- Hiểu khối lượng riêng ( KLR) và trọng lượng riêng( TLR) là gì?

- Xây dựng được công thức tính m=D.V và P=d.V.

- Sử dụng bảng KLR của một số chất đẻ xác định: chất đó là chất gì khi biết KLR của chất đó hoặc tính được khối lượng hoặc trọng lượng của một số chất khi biết KLR.

- Sử dụng phương pháp cân khối lượng

 -Sử dụng phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng của vật.

- Nghiêm túc cẩn thận.

 

doc 16 trang Người đăng levilevi Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :26/11/06
Ngày dạy:28/11/06
 Tiết 12
khối lượng riêng - trọng lượng riêng
a. mục tiêu 
- Hiểu khối lượng riêng ( KLR) và trọng lượng riêng( TLR) là gì?
- Xây dựng được công thức tính m=D.V và P=d.V.
- Sử dụng bảng KLR của một số chất đẻ xác định: chất đó là chất gì khi biết KLR của chất đó hoặc tính được khối lượng hoặc trọng lượng của một số chất khi biết KLR.
- Sử dụng phương pháp cân khối lượng 
 -Sử dụng phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng của vật.
- Nghiêm túc cẩn thận.
b. chuẩn bị 
- 1 lực kế có GHĐ từ 2 đến 2,5N,
- 1 quả nặng bằng sắt hoặc bằng đá ,
- 1 bình chgia độ có ĐCNN đến cm3.
c. tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra tạo tình huống học tập( 10 phút )
1. Kiểm tra:
- yêu cầu HS 1: Lực kế là dụng cụ để đo đạ i lượng vật lý nào ? Em hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế ? Chữa bài tập 10.1.
- HS 1 trả lời câu hỏi.
- yêu cầu HS 2 chữa bài tập 10.3 và 10.4.
- HS 2 chữa bài tập 10.3 và 10.4
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
2. Đặt vấn đề:
- Có thể cho HS đọc mẩu chuyện như trong SGK và yêu cầu HS chốt lại mẩu chuyện đó cho ta thấy cần nghiên cứu vấn đề gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu KLR, xây dựng công thức tính khối lượng theo KLR( 10 phút )
1. Khối lượng riêng
- Đọc phần mở bài SGK , trả lời câu hỏi của GV.
- yêu cầu HS trả lời câu C1.
- Trả lời câu C1.
- GV gợi ý cho HS trong toàn lớp xem có thể thực hiện được không ?
- HS chọn phương án.
- Gợi ý giúp HS ghi lại ssó liệu đã cho.
V=1m3 sắt có m= 7800kg
V= 1dm3 ,m= 7,8 kg
7800kg của 1 m3 sắt gọi là KLR của sắt .
V=1 m3 => m=?
V=0,9 m3 =>m=?
-KLR là gì?
- HS trả lời bằng kiến thức thu thập được rồi so sánh với định nghĩa của SGK .
- Đơn vị KLR là gì?
- HS trả lời : đơn vị KLR là kg/m3.
2. Bảng KLR của một số chất 
- HS đọc bảng.
-HS đọc các số ghi trong bảng.
- Qua số liệu đó em có nhận xét gì?
- Cùng cóV=1m3 nhưng các chất khác nhau có khối lượng khác nhau
Chính vì mỗi chất có KLR khác nhau mà chúng ta có thể giải quyết câu hỏi ở đầu bài .
3. Tính khối lượng của một vật theo KLR
- Gợi ý:
 1m3 đá có m= ?
 0,5m3 đá có m=?
- Muốn biết khối lượng của vật có nhất thiết phải cân không ?
- Vậy không cần cân thì ta phải làm như thế nào?
- HS nghiên cứu trả lời câu C2
m=0,5 m3.800kg/m3
=>m= 400kg
- Dựa vào phép tính toán của câu C2 để trả lời câu C3
Hoạt động 3:Tìm hiểu trọng lượng riêng( 10 phút)
M= V.D.
- yêu cầu HS tìm hiểu trọng lượng riêng là gì ?
- GV khắc sâu lại khái niệm đó
- Nghiên cứu cá nhân trả lời TLR là...
- Gợi ý HS hiểu được đơn vị TLR theo định nghĩa.
- Đơn vị trọng lượng ri êng là...
- Kiểm tra câu C4.
- Cá nhân nghiên cưú trả lời câu C4 Ghi vở.
3. Xây dựng mối quan hệ giữa KLR và TLR
P= m.10
- Gợi ý để HS cùng xây dựng :
Công thức :d=D.10.
D=
Hoạt động 4:III. Xác định TLR của một chất ( 5 phút )
- Tìm phương án xác định d?
Gợi ý :
+ Biểu thức d
+ Dựa trên biểu thức d, cần phải xác định các đại lượng trong biểu thức bằng phương pháp nào?
- HS trả lời câu C5.
- Nêu phương án xác định, ghi vào vở.
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố ( 7 phút)
- GV kiểm tra bài của mọtt số em để khắc sâu kiến thức .
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà( 3 phút)
- Trả lời câu C1 đến C6.
- Thực hiện câu C7.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Bài tập 11.1 đến 11.5(SBT ).
- Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành bài 12( có thể cho HS phôtô)
- Hoạt động cá nhân trả lời câu C6.
- Khắc sâu kiến thức của bài qua phần ghi nhớ.
Ngày soạn :2/12/06
Ngày dạy:5/12/06
Tiết13: thực hành
Xác định khối lượng riêng của sỏi
a. Mục tiêu 
- Biết cách xác định KLR của vật rắn
- Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý .
b. chuẩn bị 
GV chuẩn bị mỗi nhóm 
- 1 cân Rôbécvan có ĐCNN ít nhất là 10 g, nếu có thể ĐCNN nhỏ nữa càng tốt .
- 1 bình chia độ có GHĐ 100cm3, ĐCNN là 1cm3,1 cốc nước
HS chuẩn bị :
- Phiếu học tập được hướng dẫn từ tiết trước.
- 15 viên sỏi to bằng đốt ngón tay, rửa sạch , lau khô.
- Giáy lau hoặc khăn lau.
c. tổ chức thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra ( 10 phút)
- KLR của vật là gì? Công thức tính ? Đơn vị ? Nói KLR của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là gì? 
- HS trả lời các câu hỏi.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Phiếu học tập” Báo cáo thực hành”, sỏi có sạch không ? đầy đủ dụng cụ ?
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để trên bàn để GV kiểm tra.
- Tổ chức : Khoảng 5 em/ 1 nhóm.
- Hoạt động nhóm : Phân công trách nhiệm của từng bạn trong nhóm của mình
Hoạt động 2. Thực hành( 25 phút)
- GV yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và 3 trong 10 phút
- Hoạt động cá nhân , đọc tài liêu trong 10 phút phần 2 và 3.
- Yêu cầu HS điền các thông tin về lý thuyết và báo cáo thực hành .
- Điền các thông tin ở mục 1 đến muc 5 trong m,ẫu báo cáo thực hành
2. Tiến hành đo
-GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá ý thức hoạt động nhóm Cho điểm 
 Tốt : 3 điểm
 Khá : 2 điểm 
 TB: 1 điểm
- Hoạt động nhóm : Tiến hành theo các bước như hướng dẫn của SGK .
- Hướng dẫn HS đo đến đâu ghi số liệu vào báo cáo thực hành ngay.
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá buổi thực hành( 10 phút)
- GV đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành, thái độ ,tác phong trong giờ thực hành của các nhóm .
- Đánh gía điểm thực hành theo thang điểm:
+ ý thức 3 điểm
+ Kết quả thực hành 6 điểm
+ Tiến độ thực hành đúng thời gian
 1 điểm
- Ghi báo cáo phần .
- Tính giá trị trung bình KLR của sỏi
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết 14: máy cơ đơn giản
a. mục tiêu
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng.
- Sử dụng lực kế để đo lực .
- Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo các thí nghiệm.
b. chuẩn bị 
Mỗi nhóm : 
- 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5N.
- 1quả nặng 2N( có thể thay quả nặng bằng một túi cát có trọng lượng tương đương ).
Cả lớp:
- Tranh vẽ phóng to hìng 13.1,13.2, 13.4, 13.5, 13.6.
- Có thể chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập ghi kết quả thí nghiệm bảng 13.1
c. tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập( 5 phút )
- Treo hình vẽ 13.1, gọi 1 HS đọc phần mở bài trong SGK .
- Hướng dẫn HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng ( 15 phút)
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng
1. Đặt vấn đề
- HS đọc và suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết khác nhau cho tình huống đề bài
- Một phương án thông thường là kéo vật lên theo phương thẳng đứng như hình 13.2( treo hình vẽ 13.2). Liệu rằng có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được hay không ?
- GV gọi 1,2 HS dự đoán câu trả lời.
- HS dự đoán câu trả lời
- Muốn tiến hành thúi nghiệm để kiểm tra dự đoán đó thì cần dùng những gì và làm thí nghiệm như thế nào ?
-Suy nghĩ tìm cách kiểm tra dự đoán bằng thực nghiệm.
- Nêu được mục đích thí nghiệm , dụng cụ cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm .
-yêu cầu HS làm thí nghệm theo nhóm . các bước tiến hành như phần b mục 2.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- GV theo dõi nhắc nhở HS điều chỉnh lưckj kế về vạch số không , cách càm lực kế để đo lưck chính xác .
- Mỗi HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào báo cáo thí nghiệm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bầy kết quả thí nghiệm , dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm mình trả lời câu hỏi C1.
- Thống nhất kết quả nhận xét của các nhóm .
3. Rút ra kết luận
-Dựa vào kết quả của nhóm mình trả lời câu hỏi C1.
- yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 hoàn thành kết luận .
- Cá nhân HS tham gia thảo luận trên lớp hoàn thành kết luận, ghi vở.
- Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp hoàn thành kết luận , ghi vở . Lưu ý từ “ ít nhất bằng” bao hàm cả trương hợp lớn hơn.
Kết luận : Kihi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- yêu cầu HS suy nghĩ trả lì câu C3: Nêu những khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng như hình 13.2.
- Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
- Cá nhân HS suy nghĩ câu để trả lời câu C3, tham gia thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Trong thực tế khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm thế nào?
 - Dựa vào câu trả lời của HS GV chuyển ý như phần đầu của mục II.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản
II. các máy cơ đơn giản
- yêu cầu HS dọc SGK phần II trả lời câu hỏi
- HS nêu cách khắc phục khó khăn trong thực tế.
+ Kể tên các loại máy cơ dơn giản thường dùng trong thực tế ?
- HS đọc sách và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV .
+ Nêu thí dụ về một số trường hợp sử dụng máy cơ đơn giản.
Hoạt động 4: Vận dụng và ghi nhớ( 15 phút)
- Ghi vở: 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng: măt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ tr.43
- Đọc phần ghi nhớ, đặt câu hỏi cho từng câu kết luận trong phần ghi nhớ, trả lời trên lớp nếu GV yêu cầu .
- Vận dụng làm câu hỏi C4,C5,C6 và bài tập 13.1(SBT).
- Nếu còn thời gian GV có thể cho HS suy nghĩ làm bài tập 13.4. Gọi HS lên bảng trình bày( có thể cho điểm nếu HS trả lời tốt)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà ( 5 Phút)
--Tìm những thí dụ sử dụng những máy cơ đơn giản trong cuộc ssống.
- Làm bài tập 13.2 đến 13.4(SBT ).
- Cá nhân HS vận dụng để trả lời câu hỏi C4,C5,C6 và bài tập 13.1
 Tiết15: mặt phẳng nghiêng 
Ngày soạn :
Ngày dạy:
a. mục tiêu 
- Nêu được thí dụ mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp
- Sử dụng lực kế .
- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao ( chiều dài ) mặt phẳng nghiêng.
- Cẩn thận trung thực.
b. chuẩn bị 
Các nhóm :
- Một lực kế có giới hạn đo 2N trở lên.
- Một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N( nếu không có thì thay bằng xe lăn có trọng lượng tương đương).
-Một mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao( có thể thay đổi độ cao và độ dài mặt phẳng nghiêng ) . Nếu không có thì thay bằng 3 tấm ván hoặc máng nghiêng có độ dài khác nhau và một số vật kê như gía đỡ, gỗ, sách...
- Mỗi nhóm một phiếu học tập ghi kết quả thí nghiệm bảng 14.1.
Cả lớp:
- Tranh vẽ phóng to hình 14.1, 14.2.
- Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- Mỗi HS một phiếu bài tập .
 Họ tên: Lớp :
 Hãy giải những bài tập sau:
1. Tại sao đi lên dốc thoai thoải lại dễ hơn đi len dốc đứng?
2. Trong thí nghiệm ở hình 14.2 có thể làm cho mặt phẳng nghiêngít dốc hơn bằng cách nào?
3.ở hình 14.3 chú Bình đã dùng một lực là 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe  ... >500N
c)F< 500N
d)F= 500N
Giải thích câu trả lời:
c. tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra , tạo tình huống học tập ( 10 phút)
1. Kiểm tra:
- yêu cầu HS 1: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thương dùng? Cho thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
GV treo hình 13.2 lên góc bảng và nêu câu hỏi
- yêu cầu HS 2: Nêu lực kéo của mỗi người trong hình vẽ 13.2 là 450N thì những người này có kéo được ống bêtông lên không ? Vì sao?
Nêu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng hình 13.2( GV ghi nhanh một số ý kiến trả lời của HS lên góc bảng)
2. Tổ chức tình huống học tập:
- 2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu , các HS khác chú ý nghe để nêu nhận xét của mình về câu trả lời của bạn.
- GV teo hình vẽ 14.1 bên cạnh hình vẽ 13.2 và nêu câu hỏi :
+ Những người trong hình 14.1đã dùng cách nào để kéo ống cống lên.
+Hãy tìm hiểu xem những người trong hình vẽ 14.1 đã khắc phục được những khó khăn so với kéo vật bằng cách kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng ở hình 13.2 như thế nào?
( GV ghi nhanh một số ý kiến của HS lên góc bảng và bổ sung Chốt lại trên bảng).
ĐVĐ: Bài học hôm nay chúng ta phải giải quyết vấn đề gì?
- Cá nhân HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Tham gia bổ sung ý kiến của các bạn trong lớp .
- yêu cầu HS đọc phần 1. Đặt vấn đề , cho biết vấn đề cần nghiên cứu trong bài học hôm nay?
- HS đọc phần 1. Đặt vấn đề , nêu được vấn đề cần nghiên cứu.
- Một vài HS trả lời cau hỏi đầu ( vấn đề 1).
- yêu cầu 1,2 HS trả lời câu hỏi( vấn đề 1)
- Thảo luận nhóm bàn câu hỏi 2( vấn đề 2) cử đại diện nhóm trình bầy trước lớp
- Gọi đại diện các nhóm trình bày vấn đề 2.
- Cá nhân HS tóm tắt, , ghi vở muc 1 ( đặt vấn đề).
- Các nhóm thảo luận cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng , trao đổi câu hỏi trên lớp.
Hoạt động 2: HS làm thí nghiệm ( 15 phút)
- GV giới thiệu dụng cụ và cách lắp dụng cụ thí nghiệm theo hình 14.2
- Nêu cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
- Hướng dẫn HS cách đo theo các bước :
+ Bước 1 : đo trọng lượng F1 củat vật.
+ Bước 2: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn).
+ Bước 3: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa).
+ Bước 4: Đo lực kéo F2 ( ở độ nghiêng nhỏ)
- HS đọc phần 1. Đặt vấn đề , nêu được vấn đề cần nghiên cứu .
- Một vài HS trả lời câu hỏi đầu ( vấn đề 1)
- Thảo luận nhóm bàn câu hỏi 2( vấn đề 2) cử đại diện trình bày trước lớp.
- Cá nhân HS tóm tắt ghi vở muc 1 ( đặt vấn đề)
- các nhóm thảo luận cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng , trao đổi câu hỏi trên lớp.
- Phát dụng , phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo đúng các bước , ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập bảng 14.1
Hoạt động theo nhóm
- Nhận dụng cụ phân công các bạn trong nhóm đọc và ghi kết quả thí nghiệm.
-GV theo dõi uốn nắn các HS cách cầm lực kế song song với mặt phẳng nghiêng, cách đọc số chỉ của lực kế. GV hướng dẫn cách lắp mặt phẳng nghiêng lần đo bước 2, còn ở bước 3,4 HS tự tìm cách lắp đặt mặt phẳng nghiêng .
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước dưới sự hướng dfẫn của GV.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 14.1
-Sau khi các nhóm làm song thí nghiệm ,yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm , gv ghi kết quả tóm tắt của các nhóm vào bẳng phụ đã chuẩ bị sẵn
Hoặc có thể làm phương án thay đổi độ nghiêng bằng cách giữ nguyên độ cao, thay đổi chiều dài mặt phẳng nghiêng , tiến hành thí nghiệm theo mẫu báo cáo sau:
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm ( 10 phút)
- yêu cầu HS quan sát kỹ kết quả thí nghiệm của toàn lớp và dựa vào đó để trả lời 2 vấn đề đặt ra ở đầu bài
- HS làm việc cá nhân , dựa vào bảng kết quả thí nghiệm toàn lớp trả lời 2 vấn đề đặt ra ở đầu bài .
- Hướng dẫn thảo luận trên lớp để rút ra kết luận chung , yêu cầu HS ghi vở.
 -Để khắc sâu phần kết luận gv hỏi thêm: Hãy cho biết lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc vào cách kê mặt phẳng nghiêng như thế nào ?
- Tham gia phát biểu ý kiến trên lớp, rút ra kết luận chung, ghi vở:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lựơng của vật.
+Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
- Ghi nhớ hai kết luận này tại lớp .
Hoạt động 4: Vận dụng( 10 phút)
- Phát phiếu bài tập cho từng HS.
- yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập trong phiếu bài tập 
- Cá nhân HS hoàn thành phiếu bài tập .
- Sau khoảng 7 phút , yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau chữa và chấm bài cho nhau.
- Từng đôi một chấm và chữa bài của nhau.
-Gọi 1, 2 em trả lời tốt trình bày bài của mình trước lớp. GV sửa chữa và cho điểm tại lớp. Yêu cầu HS khác tự chữa vào bài nếu sai , thiếu.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
- Lấy 2 ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống .
- Làm bài tập : 14.1 đến 14.5(SBT ).
-1, 2 em trình bày bài trước lớp.
- HS khác tự sửa chữa bài nếu sai.
Ngày soạn :
 Tiết16 : đòn bẩy
Ngày dạy:
a. muc tiêu
- HS nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống .
- Xác định được điểm tựa( O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O1, O2 và lực F1, F2).
- Biết sử dụng đòn bẩy tropng các công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng ).
- Biết đo lực ở mọi trường hợp.
- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
b. chuẩn bị 
Các nhóm :
- Một lực kế có GHĐ là 2N trở lên.
- 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N. ( Có thể thay bằng một túi đựng cát có trọng lượng tương đương ) .
- Một giá đỡ có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế.
Cả lớp :
- Một vật nặng , 1 gậy, 1 vật kê để minh hoạ hình 15.2(SGK ).
- Tranh vẽ to hình 15.1, 15.2, 15.3 và 15.4 trong SGK .
- Nếu có thể nên chuẩn bị phiếu học tập cho từng HS.
c. tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra và tổ chức tình huống học tập (5 phút )
- Chữa bài tập 14.1, 14.2(SBT )
- GV nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết bằng cách dùng đòn bẩy . Treo hình 15.1 lên bảng.
Chuyển ý: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: I . Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy( 7 phút )
- GV trao tranh và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3( hình vẽ người dùng xà beng, búa nhổ đinh để bẩy vật)
- HS quan sát tranh vẽ và theo dõi phần đặt vấn đề của GV.
- yêu cầu HS tự đọc phần I và cho biết : các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố , đó là những yếu tố nào ?
- Có thể dụng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ?
 Dựa vào câu trả lời của HS , GV sử chữa những nhận thức còn sai sót.
- Từng HS đọc phần I và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV .
- 1, 2 HS trả lời HS khác nhận xét .
- GV chốt lại 3 yếu tố của đòn bẩy để HS ghi vở.
- HS ghi vở : Ba yéu tố của đòn bẩy :
+ Điểm tựa O
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1 
+ Điểm tác sụng của lực F2 laO2
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi C1 trên tranh vẽ to hình 15.2 và 15.3.
- HS làm việc cá nhân : suy nghĩ trả lời câu hỏi củat GV , tham gia thảo luận trên lớp.
- GV gợi ý cho HS nhận xét về một số đặc điểm của các đòn bẩy ở 3 hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 giúp HS không lúng túng khi lấy ví dụ khác về đòn bẩy trong thực tế :
+ Đòn bẩy ở hình 15.1: Điểm O1 , O2 ở về hai phía của điểm tựa O
+ Đòn bẩy ở hình 15.2: Điểm O1O2 ở về một phía của điểm tựa O
+ Đòn bẩy hình 15.3:Đòn bẩy không thẳng.
- yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy . Chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy trên dụng cụ đó
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?(15 phút)
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thé nào?
1. Đặt vấn đề
- Mỗi HS lấy 1 ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắcvề đòn bẩy và ghi vào vở.
- Hướng dẫn HS ruta ra nhận xét: ở cả 3 đòn bẩy hình 15.1, 15.2, 15.3 khoảng cách O2O lớn hơn khoảng cách O1O. Dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên điểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng như thế nào?
- GV ghi phần dự đoán của 1, 2 HS lên bảng.
ĐVĐ: Khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2( hay thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 ) thì độ lớn của lực bẩy F2 thây đổi so với trọng lượng F1 như thế nào?
2. Thí nghiệm 
- HS suy nghĩ câu hỏi của GV , tham gia dự đoán .
- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm .
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm theo nhóm , phân công các bạn trong nhóm đọc , ghi chép kết quả thí nghiệm .
- yêu cầu HS đọc SGK phần b mục 2. Thí nghiệm để nắm vững mục đichs thí nghiệm và các bước thực hiện thí nghiệm .
- Đọc SGK .
- Các nhóm thảo luận về mục đích thí nghiệm và các bước thực hiện thí nghiệm , cử đại diện báo cáo , các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Ghi tóm tắt lên bảng : Muốn F2<F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì?
-GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm , uốn nắn những động tác chưa đúng kỹ thuật. Lưu ý : Điều chỉnh lực kế về vị trí số 0 ở tư thế cầm ngược , cách lắp thí nghiệm để thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 cũng như cách cầm vào thân lực kế để kéo .
- Tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo GV , ghi kết quả vào bảng 15.1
- yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm C2 và ghi kết quả vcào bảng 15.1 đã kể sẵn trong vở( hoặc phiếu học tập)
- Mỗi HS ghi lại kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào phiếu học tập .
- Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu thu thập được , đồng thời luyện cho HS cách diễn đạt bầng lời khoảng cách OO1 và OO2.
- Trên cơ sở kết quả thí nghiệm , cá nhân HS nghiên cứu số liệu thu thập : So sánh độ lớn lực F2 với trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thu được ở bảng 15.3
3. Rút ra kết luận ( 5 phút)
- yêu cầu HS rút ra kết luạn hoàn thành câu C3.
- Cá nhân HS chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn thành câu C3.
- Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận chung( HS có thể điền từ theo 3 cách đúng ) . Tuy nhiên GV nhấn mạnh cách điền để trả lời câu hỏi đã ghi sẵn trên bảng, cho HS ghi vở
Hoạt động 4: Ghi nhớ và vận dụng ( 10 phút
- Thảo luận để đi đến kết luận chung, ghi vở: Khi OO2 > OO1 thì F2 >F1.
- Gọi 1, 2 HS đọ phần ghi nhớ tr. 49 
- HS ghi nhớ
4. Vận dụng
- Vận dụng trả lời câu C4, C5, C6,. Lưu ý rèn luyện cách diễn đạt cho HS.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà( 15 phút)
- Lấy 3 ví dụ trong thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy, chỉ ra 3 yếu tố của nó.
- Bài tập : 15.1 đến 15.5.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi C4, C5, C6. Trình bày trước lớp khi GV yêu cầu , HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11-17.doc