Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 11 đến tiết 17

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 11 đến tiết 17

1. Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.

2. Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.

3. Sử dụng được lực kế để đo lực.

II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)

· 1 lực kế lò xo.

· 1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vài cuốn SGK với nhau.

· Nếu có thể GV làm một cái cung, và một cái tên để minh hoạ cách đo lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên lúc bắt đầu bắn tên.

 

doc 30 trang Người đăng levilevi Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 11 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11
LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.
Sử dụng được lực kế để đo lực.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 lực kế lò xo.
1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vài cuốn SGK với nhau.
Nếu có thể GV làm một cái cung, và một cái tên để minh hoạ cách đo lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên lúc bắt đầu bắn tên.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	2 - Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
1.Thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
2.Nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
3.Nêu nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
	3 - Giảng bài mới:
5
10
10
10
2
	Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
	Nên dựa vào hai ảnh chụp ở đầu bài để đưa HS vào tình huống họpc tập.
	Chẳng hạn có thể đặt câu hỏi: “Làm thế nào để đo được lực mà dây cung đã tác dụng vào mũi tên?”.
	Cũng có thể dựa vào câu thắc mắc ở đầu bài để vào bài.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế
	Hướng dẫn HS đọc SGK.
	Tổ chức hợp thức hoá câu trả lời cho các câu C1, C2.
	Chú ý yêu cầu HS chỉ vào lực kế cụ thể khi trả lời.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế
	Hướng dẫn HS trả lời các câu C3, C5.
	Hướng dẫn HS đo trọng lượng của cuốn SGK.
	Tổ chức hợp thức hoá câu trả lời cho các câu C3, C5.
	Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
	Hướng dẫn HS điền vào chổ trống trong câu C6 và tổ chức hợp thức hoá kết quả.
	Hướng dẫn HS đọc câu kết luận.
	Có thể đưa thêm một vài bài toán xuôi, ngược đểkiểm tra sự nắm vững công thức của HS.
	Hoạt động 5: Vận dụng
	Tổ chức hợp thức hoá câu trả lời cho các câu C7, C9.
	Đọc các thông báo trong SGK.
	Tìm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong câu C1.
	Nghiên cứu để trả lời C2.
	Tìm hiểu cách sử dụng lực kế trong khi chọn từ thích hợp để điền vào C3.
	Tiến hành đo trọng lượng của tập SGK của cả nhóm rồi suy ra trọng lượng của một cuốn sách.
	Trả lời câu C5.
	Tìm số thích hợp để điền vào câu C6.
	Đọc và nghiền ngẫm thông báo về công thức P = 10m.
	Trả lời các câu C7, C9 (C8 để làm ở nhà).
LỰC KẾ
PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG
VÀ
KHỐI LƯỢNG
I.Tìm hiểu lực kế
1.Lực kế là gì?
	Lực kế dùng để đo lực.
2.Mô tả một lực kế lò xo đơn giản
II.Đo một lực bằng lực kế
1.Cách đo lực
2.Thực hành đo lực
III.Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
	Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
	P = 10.m
Trong đó:
P là trọng lượng
M là khối lượng
IV.Vận dụng
	4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)	
	Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần xem lại các thí nghiệm và liên hệ với thực tế.
	Đọc kĩ các bài tập vận dụng.
	Đọc mục có thể em chưa biết.
	Làm bài tập 10.1 – 10.6 trong sách bài tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
TIẾT 12
KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì?
Sử dụng được các công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật.
Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.
Đo được trọng lượng riên của chất làm quả cân.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 lực kế có GHĐ 2,5N.
1 quả cân 200g có móc treo và có dây buộc.
1 bình chia độ có GHĐ 250cm3, đường kính trong lòng lớn hơn đường kính của quả cân.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	2 - Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
1.Nêu cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế trong bộ thí nghiệm.
	2.Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.
	3 - Giảng bài mới:
5
12
5
10
5
	Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
	Có thể dựa vào vấn đề nêu ra ở đầu bài để nêu vấn đề mà HS cần giải quyết.
	Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng
	Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu C1 và tính khối lượng của chiếc cột sắt Ấn Độ.
	Tổ chức hợp thức hoá kết quả thu được.
	Kiểm tra miệng về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng.
	Đặt một số câu hỏi để HS sử dụng bảng khối lượng riêng của một số chất.
	Hướng dẫn trả lời các câu C2, C3 và tổ chức hợp thức hoá kết quả thu được.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng
	Hướng dẫn HS đọc thông báo và trả lời C4.
	Tổ chức hợp thức hoá kết quả.
	Hoạt động 4: Xác định trọng lượng riêng của một chất
	Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung công việc và thực hiện phép xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
	Tổ chức hợp thức hoá kết quả câu C5. Chú ý rằng, dù các quả cân của các nhóm có giống nhau thì kết quả vẫn có thể sai lệch nhau đôi chút.
	Hoạt động 5: Vận dụng
	Trao nhiệm vụ giải câu C6 và về nhà giải câu C7 cho HS.
	Tổ chức hợp thức hoá kết quả.
	Đọc câu C1 để nắm vấn đề cần giải quyết.
	Tính khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất rồi tính khối lượng của chiếc cột sắt Ấn Độ.
	Đọc thông báo về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng.
	Tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất.
	Trả lời các câu hỏi C2, C3.
	Ghi nhớ công thức m = D.V 
	Đọc thông báo về trọmg lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng.
	Trả lời câu C4 và xây dựng các công thức d = P/V và P = 10D.
	Tìm hiểu nội dung công việc.
	Thực hiện phép xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân, đo trọng lương quả cân, đo thể tích quả cân, tính trọng lượng riêng của chất làm quả cân, đổi đơn vị.
	Trả lời câu C5.
	Trả lời câu C6.
 (C7 về nhà làm).
KHỐI LƯỢNG
RIÊNG
TRỌNG LƯỢNG
RIÊNG
I.Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng
1.Khối lượng riêng
	Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
D = m/V
2.Bảng khối lượng riêng của một số chất
3.Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng
II.Trọng lượng riêng
	Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
d = P/V
III.Xác định trọng lượng riêng của một chất
VI.Vận dụng
	4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Học thuộc phần ghi nhớ.
	Tự làm lại C5.
	Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành ở trang 40 SGK.
	Đọc kĩ các bài tập vận dụng.
	Đọc mục có thể em chưa biết.
	Làm bài tập 11.1 – 11.5 trong sách bài tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
TIẾT 13
Thực hành
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn.
Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lí.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g.
1 bình chia độ có GHĐ 100cm3 (hoặc 150cm3) và có ĐCNN 1cm3.
1 cốc nước.
15 hòn sỏi cùng loại.
Giấy lau hoặc khăn lau.
1 đôi đũa (dùng để đưa nhẹ hòn sỏi vào bình).
	Đối với mỗi học sinh:
Phiéu học tập được hướng dẫn từ trước.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 – Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	2 – Kiểm tra bài cũ: (không kiểm trat)
	3 – Giảng bài mới:
10
22
10
	Hoạt động 1: Kiểm tra
	Khối lượng riêng của một chất là gì? Công thức tính? Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là gì?
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Phiếu học tập “Báo cáo thực hành”, sỏi có sạch không? Đầy đủ dụng cụ không?
	Tổ chức lớp thành 6 nhóm.
	Hoạt động 2: Thực hành
	GV yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và 3 trong 10 phút.
	Yêu cầu HS điền các thông tin về lí thuyết vào báo cáo thực hành.
	Yêu cầu tất cả các HS trong nhóm đều được cân, đo ít nhất 1 lần và phải làm bản báo cáo riêng của mình. Trong số liệu báo cáo ít nhất có một số liệu do chính bản thân em đó đo, số liệu còn lại có thể tham khảo của các bạn trong nhóm.
	Tiến hành đo:
	+ Hướng dẫn HS chia số sỏi ra làm 3 phần không nhất thiết bằng nhau và cân khối lượng của các phần sỏi.
	+ Hướng dẫn các em đo thể tích của các phần sỏi.
	+ Trước mỗi lần đo thể tích của sỏi, cần lau khô các hòn sỏi. Các phần sỏi đều được đánh dấu để tránh nhầm lẫn.
	+ GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá ý thức hoạt động nhóm.
	+ Hướng dẫn HS đo đến đâu ghi số liệu vào báo cáo thực hành ngay đến đó.
	Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá buổi thực hành
	GV đánh giá kĩ năng thực hành, két quả thực hành, thái độ, tác phong trong giờ thực hành của các nhóm.
	Đánh giá điểm thực hành 
	HS trả lời các câu hỏi.
	Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để trên bàn.
	Hoạt động nhóm: Phân công trách nhiệm của từng bạn trong nhóm của mình.
	Hoạt động cá nhân đọc tài liệu.
	Điền các thông tin ở mục 1 đến mục 5 vào mẫu báo cáo thực hành.
	Ghi báo cáo phấn 6.
	Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi.
Thực hành
XÁC ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG RIÊNG
CỦA SỎI
I.Thực hành
1.Dụng cụ
2.Tiến hành đo
	Chia sỏi làm 3 phần để đo 3 lần và t ... ấn đề).
	Trả lời câu hỏi theo sự điều khiển của GV.
	Nhóm HS nhận dụng cụ thí nghiệm và phân công nhau làm thí nghiệm theo phiếu giao việc.
	Đại diện các nhóm ghi kết quả thí nghiệm lên bảng kết quả thí nghiệm của cả lớp và trình bày cách lắp thí nghiệm để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
	Quan sát kết quả thí nghiệm của toàn lớp và tự trả lời miệng hai vấn đề đặt ra.
	Trả lời các câu hỏi theo sự điều khiển của GV.
	Ghi câu kết luận vào vở.
	Ghi nhớ hai kết luận này tại lớp.
	Từng HS làm bài tập phần vận dụng theo phiếu học tập.
	Từng đôi một chấm và chữa bài của nhau.
	Một vài em trình bày bài làm của mình trước lớp.
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
1.Đặt vấn đề
2.Thí nghiệm
a)Chuẩn bị
b)Tiến hành đo
3.Rút ra kết luận
	Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
4.Vận dụng
	4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần xem lại các thí nghiệm và liên hệ với thực tế.
	Đọc kĩ các bài tập vận dụng.
	Đọc mục có thể em chưa biết.
	Làm bài tập 14.1 – 14.5 trong sách bài tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
ĐÒN BẨY
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Nêu được hai thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1,O2, và lực F1, F2).
Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cấu sử dụng.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 lực kế có GHĐ 2N trở lên.
1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N. (Có thể thay bằng một túi đựng cát có trọng lượng tương đương).
Một giá đỡ có thanh ngang.
Đối với cả lớp:
1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh hoạ hình 15.2 SGK.
Trang vẽ to hình 15.1, 15.2, 15.3 và 15.4, bảng 15.1 SGK.
Nếu có thể nên chuẩn bị phiếu học tập cho từng HS (tương tự như bài học trước).
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	2 - Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu 2 thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
	3 - Giảng bài mới:
2
7
3
12
8
5
	Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
	GV nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ ba “dùng đòn bẩy” như trong SGK (phần chữ in nghiêng ở đầu bài). Có thể không cần kiểm tra bài củ ở đây vì bài học này dài.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
	Giới thiệu 3 hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 (nên phóng to).
	Yêu cầu HS tự đọc sách mục I và cho biết: “Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào?” Gọi 1, 2 em trả lời.
	Dùng vật nặng, gậy và vật kê để minh hoạ hình 15.2 SGK, đồng thời chỉ rõ ba yếu tố của đòn bẩy này.
	Có thể đặt vấn đề: “Có thể dùng đòn bẩy này mà thiếu 1 trong 3 yếu tố được không?” và gợi ý như sau:
	+ Thiếu điểm tựa, có thể bẩy được vật lên không? Sau khi HS trả lời, có thể bỏ vật kê ra rồi luồn gậy vào sâu giữa vật và mặt đất, tác dụng lực F2 hướng lên trên vẫn bẩy được vật. Có thể nói cho HS biết khi đó lực tác dụng F2 vẫn quay quanh một điểm tựa. Đó chính là chổ đầu cái gậy tựa vào mặt đất. Trong cách làm này vẫn cần phải có điểm tựa.
	+ Thiếu lực F2 thì không thể bẩy được vật lên.
	+ Bỏ vật ra tức là “thiếu” lực F1 thì lực F2 vẫn làm chiếc gậy quay quanh điểm tựa. Có thể nói cho HS biết là khi đó trọng lượng của chiếc gậy đóng vai trò lực F1.
	Gọi một HS lên bảng trả lời câu C1 trên tranh vẽ to hình 15.1 và 15.3. Các HS khác theo dõi và bổ sung nếu cần.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc để dàng hơn như thế nào?
Hướng dẫn HS nắm vấn đề nghiên cứu (mục II.1)
	Yêu cầu HS đọc mục II phần 1 và đặt câu hỏi:
	+ Trong hình 15.4, các điểm O, O1, O2 là gì?
	+ Khoảng cách OO1 và OO2 là gì?
	+ Vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học này là gì? Sau khi HS trả lời, GV có thể chốt lại vấn đề cần nghiên cứu là: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi các khoảng cách OO1 và OO2 (hay nói cách khác là khi thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2) và ghi tóm tắt lên bảng: Muốn F2<F1, thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì?
Tổ chức cho HS làm thí nghiệm “So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2”
	Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tương tự như bài học trước.
	Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
	+ Hướng dẫn HS đọc SGK để tìm hiểu cách làm thí nghiệm, các kí hiệu trên hình vẽ tương ứng trên thiết bị thí nghiệm, mục đích của thí nghiệm, các bước thực hiện thí nghiệm.
	+ Gọi đại diện các nhóm trình bày, các HS khác theo dõi và bổ sung câu trả lời của bạn để nắm được cách tiến hành thí nghiệm.
	+ Lưu ý HS điều chỉnh lực kế về vị trí 0 ở tư thế cầm ngược, cách lắp thí nghiệm để thay đổi các khoảng cách OO1 và OO2 cũng như cách cầm vào thân lực kế để kéo,
	+Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm C2 và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.1 đã kẻ sẳn (trong vỡ hoặc trong phiếu học tập). Trong thời gian HS làm thí nghiệm, GV theo dõi, thu thập thông tin để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo, uốn nắn nếu thấy cần.
Tổ chức cho HS rút ra kết luận
	Trước khi cho HS điền từ thích hợp vào chổ trống, nên dành chút thời gian để HS nghiên cứu số liệu thu thập được, đồng thời luyện cho HS cách diễn đạt khoảng cách OO1, OO2 bằng lời bằng cách hỏi một số câu hỏi. Thí dụ như:
	+ Hãy cho biết độ lớn của lực kéo khi khoảng cách từ điểm tựa tới các điểm tác dụng của trọng lực (OO1) lớn hơn (/nhỏ hơn/ bằng) khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo OO2.
	+ Hãy so sánh lực kéo với trọng lượng của vật trong từng trường hợp làm thí nghiệm.
	Cho học sinh làm việc cá nhân với câu C3 để rút ra kết luận và hướng dẫn HS thảo luận để đi đến thống nhất chung.
	Lưu ý: Có 3 cách điền từ ở câu C3 như sau:
	Muốn lực nâng nhỏ hơn (hoặc lớn hơn hoặc bằng) trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng) khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng của vật.
	Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của bài học là làm thế nào để lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Vì vậy trong câu C3 này nên nhấn mạnh cách trả lời thứ nhất (OO2 > OO1).
	Hoạt động 4: Ghi nhớ và vận dụng
	Thực hiện tương tự như các bài học trước.
	Lưư ý HS hình vẽ và những kí hiệu phải nhớ, kết hợp rèn luyện cách diễn đạt những kí hiệu đó bằng lời khi học phần ghi nhớ.
	Quan sát tranh vẽ, đọc sách và trả lời câu hỏi theo sự điều khiển của GV.
	Đọc SGK, quan sát tranh và suy nghĩ về câu hỏi của GV.
	Một vài HS trả lời theo yêu cầu của GV.
	Ghi tóm tắt mục 1. Đặt vấn đề.
	Trả lời câu hỏi của GV để nắm vững mục đích và cách tiến hành thí nghiệm.
	Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng.
	Trả lời câu hỏi và điền từ theo hướng dẫn của giáo viên.
ĐÒN BẨY
I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
	Mỗi đòn bẩy đều có:
	Điểm tựa là O.
	Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
	Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
II.Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1.Đặt vấn đề
2.Thí nghiệm
a)Chuẩn bị
b)Tiến hành đo
3.Rút ra kết luận
	Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1.
4.Vận dụng
	4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần xem lại các thí nghiệm và liên hệ với thực tế.
	Đọc kĩ các bài tập vận dụng.
	Làm bài tập 15.1 – 15.5 trong sách bài tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
TIẾT 17
ÔN TẬP
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với cả lớp:
Vẽ trên bảng treo ô chử ở hình 
Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	2 - Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
	3 - Giảng bài mới:
12
15
15
	Hoạt động 1: Ôn tập
	Phương pháp chủ yếu dùng trong hoạt động này là GV nêu vấn đề để HS trả lời và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiết.
	Đối với mỗi nội dung ôn tập, GV cần yêu cầu nhóm HS tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này.
	Hoạt động 2: Vận dung
	Để hoạt động này có hiệu quả, nên để thời gian cho HS chuẩn bị cá nhân trước khi GV đưa từng câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
	Phương pháp chủ yếu của hoạt động này tương tự như phương pháp ở hoạt động 1.
	Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ do học sinh chuẩn bị.
	Trò chơi ô chữ có thể được tổ chức tương tự trò chơi ô chữ trong các buổi truyền hình “Đường lên đỉnh Olympia”.
	GV giải thích trò chơi, chọn 4 HS ở 4 tổ khác nhau tham gia trả lời.
	HS chọn hàng. GV đọc nội dung của chữ trong hàng để HS đoán chữ đó và GV ghi vào bảng.
	Mỗi HS được trả lời 2 câu. Mỗi câu đúng đều được khuyến khích. 
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
CƠ HỌC
I.Ôn tập
II.Vận dụng
III.Trò chơi ô chử
A.Ô chữ thứ nhất
B.Ô chử thứ hai
	4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Ôn bài thật tốt để chuẩn bị thi học kì I.	
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 6(12).doc