Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập (tiếp)

- GV: Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

- GV: Nêu cách đo độ dài, Cách đo thể tích chất lỏng?

- GV đặt một số câu hỏi cho HS trả lời :

 ? Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì

? Hãy kể tên một số lực mà em biết

? Trọng lực là gì ? Hãy nêu phương, chiều và đơn vị của trọng lực ?

? Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo : độ dài, thể tích chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước ?

? Khối lượng của một vật chỉ gì ?

- GV: Yêu cầu HS hoàn thành một số bài tập vận dụng:

 Câu 1:

a. Hãy tính trọng lượng của một vật có khối lượng 2,5 tấn.

b. Hãy tính khối lượng của 0,5 m3 nước( bảng khối lượng riêng sgk Vật Lí 6).

c. Cho một chất có trọng lượng bằng 100 N và có thể tích bằng 0,1m3. Hãy tính trọng lượng riêng của vật làm bằng chất đó ?

Câu 2: Một vật nặng treo vào sợi dây :

a/Vật chịu tác dụng của những lực nào ? Tại sao nó đứng yên ?

b/ Nếu cắt đứt sợi dây thì có hiện tượng xảy ra ? Tại sao ?

Câu 3:

Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg / m3:

a. Trọng lượng riêng của nhôm là bao nhiêu ?

b. Một miếng nhôm có thể tích là 0.3m3 . Tính khối lượng và trọng lượng của miếng nhôm đó ?

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 17 - Tiết 16 - Ôn tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 17 Ngày soạn: 11/12/2011
 Tiết: 16 Ngày dạy: 13/12/2011
ÔN TẬP
 I: Chuẩn bị:
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( ph)
3. Bài mới:
Thời gian
Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng
Phương pháp dạy học
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
5
phút
1. Đo độ dài. Đo thể tích
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Hỏi đáp
- GV: Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? 
- GV: Nêu cách đo độ dài, Cách đo thể tích chất lỏng?
- HS: trả lời các câu hỏi
30 ph
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
Hỏi đáp, hoạt động nhóm
- GV đặt một số câu hỏi cho HS trả lời : 
 ? Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì 
? Hãy kể tên một số lực mà em biết 
? Trọng lực là gì ? Hãy nêu phương, chiều và đơn vị của trọng lực ?
? Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo : độ dài, thể tích chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước ?
? Khối lượng của một vật chỉ gì ? 
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành một số bài tập vận dụng:
 Câu 1:
a. Hãy tính trọng lượng của một vật có khối lượng 2,5 tấn.
b. Hãy tính khối lượng của 0,5 m3 nước( bảng khối lượng riêng sgk Vật Lí 6).
c. Cho một chất có trọng lượng bằng 100 N và có thể tích bằng 0,1m3. Hãy tính trọng lượng riêng của vật làm bằng chất đó ?
Câu 2: Một vật nặng treo vào sợi dây :
a/Vật chịu tác dụng của những lực nào ? Tại sao nó đứng yên ?
b/ Nếu cắt đứt sợi dây thì có hiện tượng xảy ra ? Tại sao ?
Câu 3: 
Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg / m3:
a. Trọng lượng riêng của nhôm là bao nhiêu ?
b. Một miếng nhôm có thể tích là 0.3m3 . Tính khối lượng và trọng lượng của miếng nhôm đó ?
- HS trả lời :
+ Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng .
+ Lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén
+ Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là trọng lực.Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất . Trọng lực có đơn vị là Niutơn 
 + Các dụng cụ dùng để đo : 
 - Độ dài : thước mét, thước dây, thước kẻ .
 - Thể tích chất lỏng : bình chia độ, ca đong .
 - Thể tích vật rắn không thấm nước : bình chia độ, bình tràn, bình chứa
 - Lực và Trọng lực : Lực kế . 
+ Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
- HS: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
Câu 1: 
a. m = 2. 5 tấn = 2500 Kg
 Trọng lượng của vật là 
 P = 10 . m 
 = 10 .2500 = 25000 ( N ) 
b. V = 0.5m3
 D = 1000 Kg
 Khối lượng của nước là 
 m = D . V 
 = 1000 . 0,5 = 500 ( Kg ) 
c. P = 100 N
 V= 0,1 m3
 Trọng lượng riêng của vật là 
 d = P / V 
 = 100 / 0.1 = 10000 ( N / m3 ) 
Câu 2
a. Hòn gạch chịu 2 lực tác dụng : lực kéo của sợi dây và lực hút của Trái đất ( Trọng lực ). 
 Nó vẫn đứng yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng . 
b. Nếu cắt đứt sợi dây thì hòn gạch sẽ rơi xuống đất. 
 Vì hòn gạch chỉ còn chịu tác dụng của lực hút Trái đất ( Trọng lực ) .
Câu 3:
 D = 2700 Kg/ m3 
a. Trọng lượng riêng của nhôm là :
 d = 10 . D = 10 . 2700 = 27000 ( N / m3 ) 
b. V = 0.3 m3
 Khối lượng của nhôm là :
 m = D . V 
 = 2700 . 0,.3 = 810 ( Kg ) 
 Trọng lượng của nhôm là :
 P = 10 . m = 10 . 810 = 8100 ( N ) 
10 ph
3. Máy cơ đơn giản : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Hỏi đáp
- GV: Nêu tên các loại máy cơ đơn giản? lấy ví dụ và cho biết lợi ích của chúng?
- HS: trả lời các câu hỏi.
 III:Củng cố - dặn dò:
- Ôn lại tất cả các kiến thức đã học để tiết sau làm bài kiểm tra học kì.
Kí duyệt tuần 17
Ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN
- Xem lại các dạng bài tập đã học.
 IV:Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6(tuan 17).doc