Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 8: Trọng lực - Đơn vị trọng lực

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 8: Trọng lực - Đơn vị trọng lực

MỤC TIÊU:

- Hs hiểu được trọng lực là lực hút của trái đất, nắm được phương và chiều của trọng lực.

- Hiểu được trọng lượng của 1 vật là trọng lực tác dụng lên vật đó.

- Nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niu tơn: N. Vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N.

- Biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

B- CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng:

 + Gv: Bảng phụ

 + Mỗi nhóm Hs: 1 gia thí nghiệm, 1 lò xo xoắn, quả nặng 100N, dây dọi, khay nước, êke.

- Những điểm cần lu ý:

 + Trọng lực là lực hấp dẫn mà trái đất tác dụng lên vật.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 8: Trọng lực - Đơn vị trọng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
 Tiết 8
 Trọng lực - đơn vị trọng lực
A- Mục tiêu:
- Hs hiểu được trọng lực là lực hút của trái đất, nắm được phương và chiều của trọng lực.
- Hiểu được trọng lượng của 1 vật là trọng lực tác dụng lên vật đó.
- Nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niu tơn: N. Vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N.
- Biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
 + Gv: Bảng phụ
 + Mỗi nhóm Hs: 1 gia thí nghiệm, 1 lò xo xoắn, quả nặng 100N, dây dọi, khay nước, êke.
- Những điểm cần lu ý:
 + Trọng lực là lực hấp dẫn mà trái đất tác dụng lên vật.
 + Mỗi vật trên trái đất vừa chịu tác dụng của lực hấp dẫn vừa chịu tác dụng của lực quán tính li tâm.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
 I- ổn định tổ chức:
 	 + lớp 6A có mặt:..........................
 	 + lớp 6B có mặt:...........................
II- Kiểm tra bài cũ: 
* H1: Phát biểu kết luận về kết quả của lực tác dụng lên 1 vật.
 Cho thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật đồng thời gây ra 2 kết quả: làm biến đổi chuyển động của vật và làm vật biến dạng.
* H2: Trả lời bài tập 7.1; 7.3 (12 - SBT).
 ( Kết quả: Bài 7.1 - Phần D đúng.
 Bài 7.3 - a,b, c - chuyển động bị biến đổi.
 d, c - chuyển động không bị biến đổi).
ĐVĐ: Cho Hs quan sát hình 27 - Trả lời:
- Tại sao người đứng ở nam cực không bị rơi ra ngoài trái đất?
- Tại sao mọi vật ném lên cao đều có xu hướng rơi xuống đất?
Hs: 
Gv: Lực hút của trái đất còn gọi là gì? -> vào bài.
 III- Bài mới:
H/Đ của Thầy và Trò
Nội Dung
Hs: Quan sát hình 8.1 – cho biết dụng cụ TN.
Gv: Phát đồ dùng cho mỗi nhóm.
Hs: Hoạt động nhóm làm TN theo hình 8.1. Quan sát TN – trả lời C1.
- Lò xo có tác dụng lực lên quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào?
- Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
- Đại diện các nhóm trả lời.
Gv: Uốn nắn để Hs có định hướng trả lời đúng.
Gv: Làm TN: Thả viên phấn từ trên cao.
Hs: Quan sát hiện tượng- Trả lời C2.
Gv: Chốt lại qua 2 TN:
- Lò xo bị giãn ra do lực hút của trái đất tác dụng vào quả nặng đã truyền đến lò xo.
- Sự biến đổi chuyển động của viên phấn là do lực hút của trái đất vào nó.
Hs: Đọc - trả lời C3: Điền từ 
Yêu cầu – phát biểu hoàn chỉnh C3.
Gv: Trọng lực có phương và chiều như thế nào? -> II, 
- Người thợ xây đã sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của bức tờng?
Hs: Đọc thông báo về dây dọi và phương thẳng đứng.
Hs: Hoạt động nhóm
Hs: Làm TN theo hình 8.2 – treo quả dọi vào giá TN để xác định phương và chiều của trọng lực.
Trả lời C4.
Gv: Uốn nắn để Hs điền từ đúng
-> Rút ra kết luận gì? C5.
Gv: Nêu đơn vị của 1 số đại lượng đã học: chiều dài đo bằng m; Vậy lực có đơn vị không? Đơn vị là gì?
Hs: Đọc thông báo về đơn vị lực.
Gv: Nhấn mạnh đơn vị lực. Cách đổi từ đơn vị khối lượng (kg) ra đơn vị trọng lượng.
Khối lượng 1kg tương ứng trọng lượng 10N.
- Mỗi Hs về đo khối lượng của mình rồi tính xem mình có trọng lượng là bao nhiêu N?
Gv: Phát cho môĩ nhóm 1 êke,1 khay nước. Hướng dẫn Hs làm TN theo C6:
Tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang (bằng chậu nước, êke, dây dọi).
Hs: Tiến hành làm TN.
Gv: Kiểm tra – uốn nắn thao tác cho Hs
- Em rút ra kết luận gì qua TN?
(phương thẳng đứng vuông góc mặt nằm ngang).
Gv: Chốt lại.
Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài
I- Trọng lực là gì?
 1- Thí nghiệm
C1: Lò xo tác dụng lực vào quả nặng. Lực này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
 Quả nặng vẫn đứng yên do có 1 lực khác tác dụng vào nó hướng xuống dới để cân bằng với lực của lò xo, lực này do trái đất tác dụng lên quả nặng – gọi là lực hút của trái đất.
C2: Viên phấn rơi xuống, huyển động của nó đã bị biến đổi, chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn. Đó là lực hút của trái đất.
- Lực đó có phương thẳng đứng và chiều hớng xuống dới.
C3: 
(!)- Cân bằng (4)- Lực hút
(2)- Trái đất (5)- Trái đất
(3)- Biến đổi
* Kết luận:
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là trọng lực.
- Trọng lực tác dụng lên 1 vật là trọng lượng của vật. 
II- Phương và chiều của trọng lực
 2- Phương và chiều của trọng lực
- Dây dọi là dụng cụ để xác định phương thẳng đứng.
- Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
C4: 
(1)- Cân bằng (3)- Thẳng đứng
(2)- Dây dọi (4)- Từ trên xuống dới
 2- Kết luận
C5: Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dới.
III- Đơn vị lực
- Đơn vị lực là Niu tơn. Ký hiệu: N
- Vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng 1N.
- Vật có khối lượng 1Kg thì có trọn lượng 10N.
IV- Vận dụng 
C6:
- Thí nghiệm:
* Ghi nhớ:
IV- Củng cố:
- Khái quát nội dung bài dạy
- Hs trả lời bài tập 8.1 (12 – SGK).
(a, Cân bằng lực, lực kéo, trọng lợng, dây gầu, trái đất).
V- Hớng dẫn học ở nhà
- Ôn tập các bài học từ tiết 1-> tiết 8. Học thuộc toàn bộ phần kết luận và ghi nhớ của mỗi bài.
- Trả lời các câu hỏi từ 1 -> 7 và 9 ( 53- tổng kết chương I).
- Làm bài tập 8.2 -> 8.4 (13- SBT).
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
D- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc