Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

A- MỤC TIÊU:

- Hs:

- hiểu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, hoặc làm biến dạng vật đó.

- Hiểu ý nghĩa của lực tác dụng lên 1 vật, biết sử dụng lực 1 cách có ý nghĩa trong thực tế.

- Hs: có kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm làm thực hành.

B- CHUẨN BỊ

- Đồ dùng:

 + Gv: Bảng phụ ghi những sự biến đổi của chuyển động.

 + Mỗi nhóm Hs: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 1 viên bi, 1 sợi chỉ (dây).

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
 Tiết 7
 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
A- Mục tiêu:
- Hs: 
- hiểu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, hoặc làm biến dạng vật đó.
- Hiểu ý nghĩa của lực tác dụng lên 1 vật, biết sử dụng lực 1 cách có ý nghĩa trong thực tế.
- Hs: có kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm làm thực hành.
B- Chuẩn bị
- Đồ dùng: 
 + Gv: Bảng phụ ghi những sự biến đổi của chuyển động.
 + Mỗi nhóm Hs: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 1 viên bi, 1 sợi chỉ (dây).
- Những điểm cần lưu ý:
 + Hs nhận thức được: Lực không gây ra chuyển động mà chỉ làm biến đổi chuyển động.
 + Ngay cả khi vật đứng yên, khi chịu tác dụng của 1 lực nó bắt đầu chuyển động thì phải hiểu là lực làm biến đổi chuyển độngcủa vật.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
+ lớp 6A có mặt:..............................
+ lớp 6B có mặt:...............................
II- Kiểm tra bài cũ:
 H1: Lực là gì? Thế nào là 2 lực cân bằng?
 H2: Trả lời bài tập 6.5 (11- SBT).
 (a, Lò xo bút bi bị nén lại đã tác dụng vào ruột, thân bút 1 lực đẩy.
 b, (như phần a))
ĐVĐ: Hs quan sát hình vẽ SGK (24).
Làm sao biết được trong 2 người: ai đang giương cung, ai chưa giương cung?
 GV: Để trả lời câu hỏi được rõ ràng -> vào bài.
III- Bài mới:
H/Đ của Thầy và Trò
Nội dung
Hs: Đọc – nghiên cứu SGK
Gv: Treo bảng phụ ghi sẵn những sự biến đổi chuyển động của vật.
Hs: Tìm hiểu sự biến đổi chuyển động của vật – trả lời C1.
- Yêu cầu: Với mỗi sự biến đổi chuyển động lấy được thí dụ.
Gv: Uốn nắn để Hs trả lời đúng.
Gv: Làm TN: Kéo hai đầu chiếc lò xo 
Hs: Quan sát - nêu nhận xét ?
 (lò xo bị biến dạng)
Hs: Trả lời C2.
Gv: Chốt lại: lực tác dụng đã làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng.
ĐVĐ:Khi có lực tác dụng thì kết quả tác dụng của lực được thể hiện như thế nào-> II.
Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm
Hs: Hoạt động nhóm làm TN 
- Quan sát và làm TN theo hình 6.1 (21)
 + Cầm xe lăn ép lò xo lá tròn, đột nhiên buông tay không giữ xe nữa -> Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe?
Hs: Làm TN theo hình 7.1 -> đọc và trả lời C4.
Hs: Làm TN theo hình 7.2 -> đọc và trả lời C5.
Gv: Chốt lại: qua 3 TN trên: lực tác dụng làm biến đổi chuyển động của vật.
Hs: Đọc- làm TN theo C6
- Nhận xét tác dụng của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo?
Hs: Trả lời C7: Điền từ .
Hs: Phát biểu hoàn chỉnh C7
Hs: Đọc – trả lời C8 
- Yêu cầu viết đầy đủ C8.
Gv: Chốt lại vấn đề qua phần trả lời C8.
Hs: Tóm tắt nội dung cần nắm trong bài (ghi nhớ).
Hs: Đọc – suy nghĩ trả lời C9, C10, C11. 
Gv: Uốn nắn để Hs lấy thí dụ đúng với yêu cầu câu hỏi.
- Gọi Hs lần lượt lấy thí dụ.
I- Những hiện tượng ta cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng.
1- Những sự biến đổi của chuyển động
- Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên - bắt đầu chuyển động
- Vật chuyển động nhanh lên
- Vật chuyển động chậm lại
- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
C1: 
2- Những sự biến dạng
- Kéo 2 đầu lò xo -> lò xo bị biến dạng.
C2: Người đang dương cung đã tác dụng lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung biến dạng.
II- Những kết quả tác dụng của lực
1- Thí nghiệm
C3: 
 Lò xo lá tròn đẩy xe làm biến đổi chuyển động của xe.
C4: 
 Lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây đã làm biến đổi chuyển động của xe.
C5: Lực mà lo xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi.
C6: Lực mà tay ta ép vào lò xo làm lò xo bị biến dạng.
2- Rút ra kết luận
C7:
(1)- Làm biến đổi chuyển động của
(2)- Biến đổi chuyển động của
(3)- Biến đổi chuyển động của
(4)- Biến dạng
C8:
 Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
III- Ghi nhớ và vận dụng
- Ghi nhớ: SGK
- Vận dụng:
C9: 
C10:
C11:
IV- Củng cố:
- Khái quát nội dung bài dạy – nhấn mạnh phần ghi nhớ.
- Hs trả lời bài tập 7.1 (11- SBT). (Kết quả đúng: D).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Tìm hiểu thêm kết quả tác dụng của lực vào 1 vật trong thực tế.
- Đọc trước bài “Trọng lực – lực đàn hồi”.
D - Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc