Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 2: Đo độ dài

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 2: Đo độ dài

- Củng cố cho Hs các kiến thức: Biết đô độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo qui tắc đo:

 + Ước lượng chiều dài cần đo.

 + Chọn thước đo thích hợp.

 + Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.

 + Đặt thước đo đúng.

 + Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đúng.

 + Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo.

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

B- CHUẨN BỊ :

- Đồ dùng: Gv: - Vẽ to hình 2.1; 2.2; 2.3 ( SGK).

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 2: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 2
Ngày soạn:.....................
Ngày giảng:
6A:.................................
6B:.................................
	ĐO Độ Dài
A- Mục tiêu:
- Củng cố cho Hs các kiến thức: Biết đô độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo qui tắc đo:
 	 + Ước lượng chiều dài cần đo.
 	+ Chọn thước đo thích hợp.
 	+ Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
 	+ Đặt thước đo đúng.
 	+ Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đúng.
 	+ Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
B- Chuẩn bị :
- Đồ dùng: Gv: 	- Vẽ to hình 2.1; 2.2; 2.3 ( SGK).
 	- Các loại thước.
- Những điểm cần lưu ý: 
 + Đo độ dài là 1 trong những phép cơ bản nhất, vì vậy các kỹ năng đo cần được rèn luyện cho Hs ngay từ đầu.
 + Làm cho Hs thấy được thực hiện phép đo theo đúng qui tắc đo làm cho việc tiến hành đo càng chính xác.
 + Hs biết làm tròn kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạtt động trên lớp
 I- ổn định tổ chức:
+ Tổng số lớp 6A.... có mặt:..................
+ Tổng số lớp 6B.... có mặt:..................
II- Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Đổi đơn vị sau: 1km =  m 1m =  Km
 0,5km =  m 1m =  cm 
Hs2: Xác định GHĐ và ĐCNN của 3 thước đo khác nhau.
Hs3: Em hãy dùng thước mét đo chiều dài bảng đen - đọc kết quả.
Gv: nhận xét- đánh giá cho điểm.
ĐVĐ: Trên cơ sở cách làm, kết quả của Hs3 -> Gv: Để nắm được cách đo độ dài -> vào bài.
 III- Bài mới:
GV
HS
Hs: Hoạt động nhóm
- Ước lượng độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?
- Thực hành đo độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?
- Dựa vào phàn thực hành đó lần lượt trả lời các câu hỏi từ C1-> C5.
- Đại diện nhóm trả lời, có nhận xét bổ xung.
C1- Em cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
Gv: Nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo cảu các nhóm -> đánh giá ước lượng tốt, chưa tốt.
- Đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6? Em đã chọn dụng cụ nào? Tại sao?
- Đặt thước đo như thế nào?
- Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
Gv: Kiểm tra cách đặt thước đo, cách đặt mắt nhìn đọc kết quả đo của Hs, uốn nắn hướng dẫn để Hs trả lời đúng.
- Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
Hs: Hoạt động cá nhân:
Hs: Trả lời C6 
- Qua cách làm đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6 và phần trả lời các câu hỏi từ C1 -> C5. Em hãy rút ra kết luận về cách đo độ dài? 
Hs: Hoàn chỉnh câu C6 
- Gọi 2 Hs phát biểu kết luận.
Gv: Chốt lại cách đo độ dài.
Gv: Treo hình vẽ 2.1
Hs: Quan sát trả lời C7 
- Nếu đặt thước như hình b) làm thế nào để đọc được kết quả đúng?
Hs: Quan sát hình 2.2 – Trả lời C8. 
Hs: Quan sát hình 2.3 – Trả lời C9. 
Gv: Nhấn mạnh: nắm vững kết luận - đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Đầu kia của bút chì gần vạch chia nào?
Gv: Chốt lại phần vận dụng.
- Em cho biết nội dung cần nắm trong bài học?
Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ.
I- Cách đo độ dài
C1:
C2:
C3:
 Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.
C4: 
 Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5:
 Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
C6:
(1)- Độ dài (5)- Ngang bằng với
(2)- GHĐ (6)- Vuông góc
(3)- ĐCNN (7)- Gần nhất
(4)- Dọc theo
*) Kết luận về cách đo độ dài:
1- Ước lượng độ dài cần đo.
2- Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
3- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước.
4- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
5- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chí gần nhất với đầu kia của vật.
II- Vận dụng
C7: a) Sai
 b) Chưa thật đúng
 c) Đúng
C8: Bình C- đúng
C9: 
(1)- l = 7 cm
(2)- l ~ 7 cm
(3)- l ~7 cm
*) Ghi nhớ: (tr11- SGK)
IV- Củng cố:
Khái quát nội dung bài dạy.
Sơ lược phần “ Có thể em chưa biết”.
Hs- làm bài tập: 1.2.7; 1.2.8 (5-SBT).
(Kết quả: Bài 1.2.7: B: 50 dm (đúng)
 Bài 1.2.8: C: 24 cm (đúng)).
V- Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc phần kết luận và ghi nhớ.
- Làm bài tập: C10; 1.2.9 (5- SBT).
- Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng trong thực tế.
D- Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc