Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 11 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 11 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất

. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết khái niệm ƯCLN.

 2.Kỹ năng:

- Tìm được ƯCLN của hai số trong những trường hợp đơn giản.

II. Phương tiện dạy học:

 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn.

 2. Học sinh: Ôn cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 11 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 22/10/2011
Tuần: 11
Tiết: 31 	ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT	
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết khái niệm ƯCLN.
 2.Kỹ năng:
- Tìm được ƯCLN của hai số trong những trường hợp đơn giản.	
II. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn.
 2. Học sinh: Ôn cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8 phút)
- Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số?
- Tìm ƯC(12; 16)
- GV nhận xét cho điểm.
- GV đặt vấn đề: Có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê hay không? 
HS trả lời:
- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}
ƯC(12; 16) = {1; 2; 4}
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: Ước chung lớn nhất. (14 phút)
- GV giới thiệu ví dụ:
Tìm các tập hợp:
Ư(15), Ư(36), ƯC(15; 36)
- Tìm số lớn nhất trong tập hợp ƯC(15; 36)
- Ta nói 3 là ước chung lớn nhất của 15 và 36. Kí hiệu: ƯCLN(15; 36) = 3
- Vậy ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?
- Có nhận xét gì về quan hệ giữa ƯCLN và ƯC trong ví dụ trên?
- Ví dụ: Hãy tìm 
ƯCLN(4; 1)
ƯCLN(6; 12; 1)
- GV nêu chú ý: Nếu trong các số đã cho có một số bằng 1 thì ƯCLN của các số đó bằng 1.
- HS làm:
Ư(15) = {1; 3; 5; 15}
Ư(36) = {1; 2; 3; 6; 12; 18; 36}
ƯC(15; 36) = {1; 3}
- Số lớn nhất là 3
- HS đọc phần đóng khung(SGK) trang 54.
- Tất cả các ƯC của 15 và 36 đều là ước của ƯCLN.
- HS làm:
ƯCLN(4; 1) = 1
ƯCLN(6; 12; 1) = 1
Hoạt động 3: Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. (14 phút)
Ví dụ: Tìm ƯCLN(36, 84, 168)
- Phân tích số 36, 84, 168 ra thừa số nguyên tố ?
- Số nào là TSNT chung của 3 số trên trong dạng phân tích ra thừa số nguyên tố.
- Tìm TSNT chung với số mũ nhỏ nhất?
- Ta lập tích các TSNT chung, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó và ta có tích đó là ƯCLN.
ƯCLN(36, 84, 168) = 22.3 = 12
- Vậy qui tắc tìm ƯCLN là gì?
Ví dụ: Tìm ƯCLN(12; 30) bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố. 
 36 = 22.32; 84 = 22.3.7; 168 = 23.3.7
Số 2 và 3 
Số mũ nhỏ nhất của thừa số nguyên tố 2 là 2, số mũ nhỏ nhất của thừa số nguyên tố 3 là 1.
- HS phát biểu qui tắc trang 55(SGK)
- HS làm:
12 = 22.3
30 = 2.3.5
ƯCLN(12, 30 ) = 2.3 = 6
Hoạt động 4: Củng cố (7 phút)
- Tìm ƯCLN của 56 và 140 
Đáp án : ƯCLN(56; 140) = 25
- HS hoạt động theo nhóm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (2 phút)
- Học thuộc quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số
- Làm các Bài tập: 139b,c,d; 140/56 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc